Download miễn phí Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC 2
1. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 2
1.1. Thành lập: 2
1.1.1. Vị trí của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong Bộ LĐTB & XH 2
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện 4
1.3. Nghiên cứu Khoa học 6
1.3.1. Các đề tài đã thực hiện: 6
1.3.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì phối hợp 7
1.3.3. Các hoạt động khoa học khác: 10
1.4. Một số đề tài nghiên cứu của Viện trong giai đoạn tới 11
1.4.1 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 11
1.4.2 Nhóm đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế 12
2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC 14
2.1. Giới thiệu 14
2.1.1. Chức năng của Trung tâm 15
2.1.2. Nhiệm vụ của Trung tâm 15
2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 16
2.3. Các lĩnh vực thực hiện đề tài 16
2.4. Nghiên cứu Khoa học do Trung tâm thực hiện 16
II. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Việt Nam đang trên đường bước vào một giai đoạn phát triển với đầy những thử thách và cơ hội. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng nền nông nghiệp vẫn làm chủ đạo, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì chậm chạp. Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đang dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những nhân tố quan trọng như: mức tiết kiệm và đầu tư cao, khát vọng mạnh mẽ làm giàu của dân chúng một nền giáo dục phổ cập rộng rãi và một đội ngũ tri thức tương đối đông đảo, sự quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho sự thay đổi kinh tế, tăng cường xuất khẩu, tăng cường các cơ hội kinh doanh của cộng đồng dân cư… Tất cả những điều đó đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tiền lương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Tiền lương có vai trò rất lớn không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với hoạt động của đơn vị sử dụng lao động. Tiền lương kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy các khả năng vốn có để tạo ra năng suất lao động cao nhất...
Với sự giúp đỡ của các thầy cô, em đã tới thực tập tại Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược của Viện KHLĐ&XH. Sau 2 tuần tìm hiểu em đã có các thông tin tổng quan về Trung tâm, về Viện.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em được chia thành 2 phần chính sau:
Giới thiệu về Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược.
Giới thiệu về đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC
1. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
1.1. Thành lập:
Viện Khoa học Lao động được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại Quyết định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (VKHLĐ&CVĐXH). Theo Quyết định 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ, Viện KHLĐ&CVĐXH được xác định là viện đầu ngành trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VII, phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo khoa học và công nghệ đến năm 2005 và năm 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội thành Viện Khoa học Lao động Thương binh và Xã hội.
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã không ngừng phát triển, trưởng thành và đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta.
1.1.1. Vị trí của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong Bộ LĐTB & XH
LÃNH ĐẠO BỘ
Khối Quản lý Nhà nước
Khối sự nghiệp
Cục Việc làm
Viện Khoa học lao động và XH
Vụ Lao động - Tiền công
Viện CH - PHCN
Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Trung tâm Thông tin
Vụ Bảo hiểm xã hội
Trường Đào tạo, BD CB, CC LĐXH.
Cục Bảo trợ
Báo Lao động và Xã hội
Vụ Pháp chế
Tạp chí lao động và Xã hội
Vụ Hợp tác quốc tế
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Vụ Kế hoạch - Tài chính
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục An toàn lao động
Cục Người có công
Cục PC TN Xã hội
Tổng cục dạy nghề
Thanh tra Bộ
Văn Phòng Bộ
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện
Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội là:
Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:
Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội;
Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động;
Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của toàn cầu hoá…;
Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xã hôi;
Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và điều kiện lao động;
Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao động đặc thù;
Ưu đãi người co công; xoá đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội;
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành Kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật;
Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu hập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu;
Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý;
Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy định của pháp luật, của Bộ;
Quản lý, tổ chức cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện
Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Viện khoa học Lao động và Xã hội có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng giúp việc.
Các phòng chức năng gồm:
- Phòng Tổ chức – Hành chính;
- Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động;
- Phòng Nghiên cứu chính sách An sinh xã hội;
- Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm;
- Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới;
- Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động;
- Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược;
- Phòng Kế toán – Tài vụ.
Viện có Hội đồng Khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học.
1.3. Nghiên cứu Khoa học
1.3.1. Các đề tài đã thực hiện:
Danh mục
Phụ trách/chỉ đạo/chủ nhiệm
1. Các đề tài năm 2007-2008
Luận cứ khoa học và thực tiễn phát triển các hoạt động trợ gi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top