duhi_295

New Member

Download miễn phí Đồ án Thiết kế đê Bình Minh 3, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình





MỤC LỤC
Mục lục - 1 -
Lời Thank - 4 -
Phần 1: Mở đầu - 7 -
Chương 1: Giới thiệu chung về đồ án - 8 -
1.1 Tính cấp thiết của đồ án - 8 -
1.2. Mục tiêu của đồ án - 9 -
1.3. Phạm vi đồ án - 9 -
1.4. Các phương pháp nghiên cứu đồ án . - 9 -
1.5. Kết cấu đồ án . - 9 -
Chương 2: Giới thiệu chung huyện Kim Sơn - 11 -
2.1. Điều kiện tự nhiên - 11 -
2.1.1. Vị trí địa lý - 11 -
2.1.2. Đặc điểm địa hình - 12 -
2.1.3. Đặc điểm địa chất - 12 -
2.1.4. Điều kiện khí hậu- khí tượng - 13 -
2.1.5. Đặc điểm chế độ thuỷ văn - 16 -
2.1.6. Đặc điểm hải văn - 17 -
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn - 19 -
2.2.1. Đặc điểm xã hội - 19 -
2.2.2. Đặc điểm kinh tế huyện Kim Sơn - 19 -
Phần 2: Thiết kế đoạn đê Bình Minh 3 - 22 -
Chương 3: Phân tích lựa chọn mặt cắt đê hợp lý - 23 -
3.1 Nhiệm vụ của công trình - 23 -
3.2 Xác định cấp công trình - 23 -
3.3 Xác định tuyến công trình - 24 -
3.4 Lựa chọn mặt cắt ngang hợp lý - 24 -
3.4.1. Đê biển mái nghiêng - 25 -
3.4.2. Đê biển kiểu tường đứng - 26 -
3.4.3. Đê kiểu hỗn hợp - 27 -
Chương 4: Tính toán điều kiện biên thiết kế - 29 -
4.1 Xác định mực nước thiết kế ( MNTK ) - 29 -
4.1.1. Tính mực nước trung bình và biên độ triều cực trị - 30 -
4.1.2. Tính chiều cao nước dâng trong bão . - 31 -
4.2 Tính toán sóng thiết kế .- 31 -
4.2.1. Tính toán các tham số sóng nước sâu - 31 -
4.2.2. Tính truyền sóng - 37 -
4.2.3. Tính sóng thiết kế - 43 -
Chương 5: Thiết kế đoạn đê biển Bình Minh 3 - 44 -
5.1 Cao trình đỉnh đê - 44 -
5.1.1. Xác định tiêu chuẩn thiết kế - 44 -
5.1.2. Tính toán cao trình đỉnh đê - 45 -
5.2 Chiều rộng và kết cấu đỉnh đê: - 49 -
5.3 Kết cấu đỉnh đê: - 50 -
5.3.1. Mặt đỉnh đê - 50 -
5.3.2. Tường chắn sóng đỉnh đê: - 50 -
5.4 Mái đê: - 58 -
5.4.1. Độ dốc mái đê: - 58 -
5.4.2. Gia cố mái đê phía biển - 59 -
5.4.3. Gia cố mái đê phía đồng - 62 -
5.5. Kết cấu chân khay - 63 -
5.5.1. Lựa chọn kết cấu chân khay bảo vệ mái phía biển - 63 -
5.5.2. Tính toán kết cấu chân khay - 65 -
5.6. Thân đê - 66 -
5.7. Hệ thống thoát nước mặt - 69 -
5.8. Xây dựng các cống trên đê . - 69 -
Chương 6: Tính ổn định - 71 -
6.1 Tính ổn định mái đê bằng phần mềm Geoslope V.6 - 71 -
6.1.1. Giới thiệu về phần mềm Geoslope V.6 sử dụng để tính ổn định tổng thể cho công trình - 71 -
6.1.2. Kết quả tính ổn định mái đê theo phần mềm Geo - Slope/W V.6 - 73 -
6.2 Tính toán áp lực sóng lên mái nghiêng - 74 -
6.2.1. Tính áp lực sóng lớn nhất - 74 -
6.2.2. Tính tung độ điểm đặt các áp lực - 75 -
6.2.3. Tính ổn định cục bộ cấu kiện lát mái khi chịu áp lực sóng lớn nhất: - 76 -
6.2.4. Tính ổn định lớp gia cố bờ khi có sử dụng geotextile - 77 -
Chương 7: Trình tự và phương pháp thi công - 78 -
7.1 Thời gian thi công - 78 -
7.2 Trình tự thi công - 78 -
7.3 Phương pháp thi công - 79 -
Phần 3: Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu đề xuất phương án phát triể kinh tế vùng bãi bồi huyện Kim Sơn - 80 -
Giới thiệu về chuyên đề - 81 -
Chương 8: Quá trình thành tạo và phát triển bãi bồi huyện Kim Sơn - 82 -
8.1 Lịch sử thành tạo và phát triển - 82 -
8.2 Quy luật thành tạo và phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn - 83 -
8.3 Xu thế biến động bãi bồi ven biển Kim Sơn - 84 -
8.3.1. Vận động bùn cát khu vực cửa sông - 85 -
8.3.2. Diễn biến xói bồi - 88 -
8.3.3. Xu thế biến động đất bồi cửa sông Đáy - 88 -
Chương 9: Tiềm năng và hiện trạng sử dụng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển Kim Sơn - 90 -
9.1 Tiềm năng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển Kim Sơn - 90 -
9.1.1. Tài nguyên khí hậu - 90 -
9.1.2. Tài nguyên đất - 90 -
9.1.3. Tài nguyên khoáng sản - 91 -
9.1.4. Tài nguyên nước mặt - 91 -
9.1.5. Tài nguyên nước ngầm - 95 -
9.1.6. Tài nguyên sinh vật - 96 -
9.2. Hiện trạng khai thác sử dụng các dạng tài nguyên - 96 -
9.2.1. Sử dụng tài nguyên khí hậu - 96 -
9.2.2. Sử dụng tài nguyên đất - 98 -
9.2.3. Sử dụng tài nguyên nước - 99 -
9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật - 101 -
Chương 10: Một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi huyện Kim Sơn - 103 -
10.1. Những quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển cửa sông Kim Sơn - 103 -
10.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn - 104 -
10.2.1. Những thuận lợi - 104 -
10.2.2. Những khó khăn : - 105 -
10.3. Một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn - 105 -
10.4. Đề xuất một số mô hình khai thác sử dụng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn - 109 -
10.5. Bước đầu lựa chọn phương án phát triển kinh tế và lập quy hoạch .- 111 -
Kết luận đồ án - 113 -
Phụ lục - 114 -
Tài liệu tham khảo - 117 -
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

/ Rãnh chèn. c/ Chèn bậc thang. d/ Chèn mặt. e/ Có lỗ xâu cáp. f/ Có móc mang. g/ Chèn lục lăng. h/ Ngàm ba chiều TSC-178.
Hình 5.7 - Một số kiểu cục bê tông lắp ghép độc lập. a/ Tấm chữ nhật có gờ nhỏ. b/ Tấm chữ nhật có khuyết lõm. c/ Tấm chữ T. d/ Tấm chữ nhật có đục lỗ. e/ Tấm lục lăng có gờ nhỏ. f/ Tấm lục lăng có lỗ thoát nước.
→ Trong thiết kế đoạn đê Bình Minh 3 lựa chọn kết cấu bảo vệ mái phía biển là cấu kiện chèn lệch mặt phẳng (5.6 a)
b, Tính toán chiều dày lớp phủ mái:
Tính theo công thức Pilaczyk, K.W : (Hướng dẫn thiết kế đê biển, 14 TCN 130 – 2002)
(m) (5-11)
Trong đó:
Hs - Chiều cao sóng thiết kế, Hs = 1,57 m
, - Trọng lượng riêng của nước và của bê tông (T/m3)
= 1 (T/m3)
= 2,4 (T/m3)
- Hệ số sóng vỡ
(5-12)
Với Hs = 1,57 m, Ls = 43,458 m, tg thay vào công thức ( 5-12)

- Hệ số phụ thuộc vào hình dạng và cách lắp đặt các cấu kiện, lấy theo bảng 5.5
Bảng 5.5 - Hệ số theo cấu kiện và cách lắp đặt
Loại cấu kiện và cách lắp đặt
Tấm lát đặt nằm
4 ÷ 4,5
Tấm lát đặt trên lớp Geotextile và nền đất sét tốt
5
Tấm lát tự chèn
6
Tấm lát tự chèn trên lớp đệm tốt
8
Từ bảng 5.5 → = 8
Thay các giá trị vào công thức (5 - 11) :
→ 0,168 (m)
Nhằm tăng cường bảo vệ mái phía biển cũng như thuận lợi trong quy trình thiết kế thi công cấu kiện bảo vệ chọn chiều dầy lớp bảo vệ mái = 20 cm. Kích thước chi tiết cấu kiện bảo vệ mái phía đồng trong hình 5.8
Hình 5.8 – Cấu kiện lệch mặt phẳng bảo vệ mái phía biển
c, Tính toán khối lượng cấu kiện bảo vệ mái:
m = V . d
Với m – Khối lượng cấu kiện
V – Thể tích cấu kiện
V = 0,4.0,4.0,2 = 0,032 m3
d – Khối lượng riêng của bê tông, d = 2,4 Tấn/m3
® Khối lượng một cấu kiện: m = 0,032 . 2,4 = 0,0768 tấn = 76,8 kg
5.4.3 Gia cố mái đê phía đồng
Gia cố mái đê phía đồng được thiết kế trên cơ sở phân tích chất đất, cường độ mưa, mức độ cho phép sóng tràn, chiều cao đê, yêu cầu sử dụng (đường lên xuống, cảnh quan môi trường v.v...)
Đoạn đê Bình Minh 3 thiết kế theo tiêu chuẩn sóng tràn do đó, mái phía đồng chịu tác động của sóng tràn với lưu lượng tràn cho phép q = 10 l/m/s. Với điều kiện thiết kế đó lưa chọn hình thức bảo vệ mái đê phía đồng :
- Mái phía đồng phía trên đoạn giáp mặt đê gia cố bằng BTCT đổ tại chỗ với chiều dài 2,3 m về phía chân đê.
- Phía dưới bảo vệ chống xói bằng trồng cỏ Vetiver trong khung đá xây, Kích thước khung đá xây: mỗi khung đá xây có kích thước dài 10 m (theo chiều dài đê) dầy 0,5 m, giữa các khung bố trí khe lún. Do đê thiết kế cho phép tràn, nên bố trí thêm đoạn bê tông đổ tại chỗ rộng 1m dưới chân đê phía đồng. Bố trí chi tiết như hình 5.9
Hình 5.9 – Bảo vệ mái phía đồng
5.5. Kết cấu chân khay
5.5.1 Lựa chọn kết cấu chân khay bảo vệ mái phía biển
Chân khay phía biển có tác dụng chắn giữ các cấu kiện mái và giảm xói chân đê. Cần bố trí chân khay ở vị trí nối tiếp chân đê và bãi biển. Loại hình và kích thước chân kè được xác định tuỳ theo tình hình xâm thực bãi và chiều cao sóng Hs. Có hai dạng kết cấu chân khay là chân khay nông và chân khay sâu.
- Chân khay nông:. Áp dụng cho vùng có mức độ xâm thực bãi biển ít, chân kè chỉ chỗng đỡ dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê. Các kích thước cơ bản gồm chiều cao, chiều rộng đáy, chiều rộng đỉnh, mái dốc. Vật liệu xây dựng cho loại này thường là có kết cấu tơi rời như đá đổ, đá xếp hay cấu kiện bê tông đúc sẵn. Tiếp giáp giữa khối lăng trụ với thân đê và nền đê có tầng lọc ngược
Đá hay viên bê tông được dùng nơi ít xói.
Cục bê tông được dùng nơi ít xói.
độ sâu hố xói dự báo
Đá hay viên bê tông dùng nơi ít xói, xói trung bình.
Cục bêtông kéo sâu chân nơi xói nhiều đến xói ít.
Đá hay viên bê tông dùng nơi xói trung bình, xói mạnh.
Tấm bê tông dùng nơi xói trung bình, xói mạnh.
Hình 5.10 - Một số dạng kết cấu chân khay đê phía biển.
- Chân khay sâu: Áp dụng cho vùng bãi biển xâm thực mạnh, để tránh moi hẫng khi bãi bị xói sâu. Chân kè cắm sâu xuống tối thiểu là 1,0 m. Chân kè sâu có nhiều loại kiểu cọc cừ có một hàng cọc hay nhiều hàng cọc, cọc có thể bằng cọc tre, cọc tràm, bê tông cốt thép, ống buy trong đổ đá hộc (cọc rỗng) hay bằng các khối xây như tường chắn đất (hình 3.10). Kích thước cơ bản của kiểu này là cao trình đầu cọc, độ sâu cọc
Hình 5.11: Chân kè kiểu cọc cừ
a: Kiểu hàng một cọc b: Kiểu hai hay nhiều hàng cọc
c: Kiểu ống buy d: Kiểu tường chắn
(1) Cọc ; (2) Đá hộc ; (3) Ống buy ; (4) Khối xây ; (5) Tầng lọc ngược
Với điều kiện địa chất, thuỷ hải văn biển Kim Sơn: địa chất yếu, chiều cao sóng không lớn. → Trong thiết kế chọn kết cấu chân khay nông, có dạng như hình 5.12
5.5.2 Tính toán kết cấu chân khay
Chiều sâu bảo vệ yêu cầu đối với chân công trình cần đạt ít nhất bằng chiều sâu hố xói lớn nhất tại vị trí đó. Chiều sâu hố xói lớn nhất được xem là chiều sâu xói cân bằng trong suốt tuổi thọ công trình. Từ kinh nghiệm thực tiễn, có thể lấy từ 0.5 đến 1.0 lần chiều cao sóng tại chân công trình (Pilarczyk và nnk, 1998).
a, Kích thước chân khay chọn theo 14 TCN 130 2002.
Hình 5.12 - Cấu tạo chân khay phía biển.
→ Độ sâu chân khay Y = 1 Hs = 1 .1,57 = 1,57 (m),
Chiều rộng chân khay : L = 2.1,57 = 3,14 (m),
→ Chọn Y = 1,5 (m), L = 3 (m), hệ số mái dốc chân khay m = 1
b, Kích thước đá chân khay:
Đá chân khay phải ổn định dưới tác dụng của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê. Kích thước đá được lựa chọn phải chống được tối thiểu vận tốc cực đại của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê.
(5-13)
Trong đó:
Vmax - Vận tốc cực đại của dòng chảy (m/s);
Ls, Hs - Chiều dài và chiều cao sóng thiết kế (m);
h - Độ sâu nước trước đê (m);
g - Gia tốc trọng trường (m/s2).
Với Hs = 1,57 (m),
Ls = 43,458 (m),
h = 3,74 (m),
Thay vào công thức (5-7)
= 1,16 (m/s)
Theo 14 TCN – 130 2002, Hướng dẫn thiết kế đê biển, trọng lượng ổn định viên đá theo Vmax được thể hiện trong bảng (5-6)
Bảng 5.6 - Trọng lượng ổn định viên đá theo Vmax
Vmax (m/s)
2,0
3,0
4,0
5,0
Gd (kg)
40
80
140
200
Dựa vào bảng trên để đảm bảo ổn định chân đê cũng như thuận lợi cho việc chọn lựa vật liệu trong thi công, chọn đá có khối lượng từ 30 đến 40 kg để thi công chân khay.
5.6. Thân đê
a) Nền đê:
Đê đi qua vùng đất yếu có lớp đất mặt là bùn nhão dày 0,7 m do đó trước khi đắp đê cần xử lý nền bằng cách nạo vét, đắp bù.
b) Vật liệu đắp đê:
Vật liệu địa phương, đất sét pha màu nâu xám có chỉ tiêu cơ lý như sau :
(độ) = 5,91
Lực dính đơn vị C = 7 (kN/m2)
Trọng lượng riêng = 17,1 (kN/m3)
Hệ số thấm: K = 7,7 . 10-5 (m/s)
Thành phần hạt của đất là: d10 = 0,125 mm d50 = 0,35 mm
d60 = 0,450 mm d85 = 0,65 mm
c) Lớp lọc:
Lớp lọc là bộ phận chuyển tiếp quan trọng giữa thân đê và lớp bảo vệ, chức năng chính là bảo vệ vật liệu thân đê khỏi sự xói mòn và rửa trôi dưới tác dụng của sóng ngoài ra còn nhằm giảm nhỏ áp lực đẩy ngược lên mái kè, ngăn ngừa việc phát sinh áp suất thủy tĩnh cao trong thân đê, hạn chế hư hỏng liên quan đến địa kỹ thuật nh...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ mivudemen:
Mods còn link download ko? cho mình xin với :D


Bạn download tại link này nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top