Eanrin

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập tại ngân hàng Petrolimex chi nhánh Gia Lâm – Hà Nội





 
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng 2
1.1.1. Một số vấn đề về ngân hàng thương mại 2
1.1.1.1.Khái niệm và sự ra đời ngân hàng thương mại 2
1.1.1.2.Các hoạt động cơ bản 7
1.2.1. Dịch vụ ngân hàng 9
1.2.1.1.Khái niệm dịch vụ ngân hàng 9
1.2.1.2.Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại 10
1.2.Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng 19
1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 19
1.2.2.Yêu cầu của WTO,hiệp định thương mại Việt-Mỹ trong lĩnh vực ngân hàng 21
1.2.2.1.Yêu cầu của WTO 21
1.2.1.2.Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt -Mỹ 24
1.2.3.Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. 25
1.2.3.1.Cơ hội 25
1.2.3.2.Thách thức 30
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG PETROLIMEX CHI NHÁNH GIA LÂM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 36
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng petrolimex chi nhánh Gia lâm 36
2.1.1.Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 36
2.1.2.Các dịch vụ cơ bản tại chi nhánh ngân hàng Petrolimex Gia Lâm 38
2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Gia Lâm 43
2.2.1.Điều kiện tiếp cận với sản phẩm dịch vụ 43
2.2.1.1.Mật độ phục vụ về mặt địa lý 43
2.2.1.2.Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ 43
2.2.1.3.Công tác khách hàng 44
2.2.2.Chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp 44
2.2.2.1.Việc ứng dụng công nghệ mới 44
2.2.2.2.Trình độ nhân viên 45
2.3.Phân tích và đánh giá 45
2.3.1.Hoạt động cung cấp dịch vụ ở chi nhánh PG Bank-Gia Lâm-Hà Nội 45
2.3.2.Những thành tích đạt được 52
2.3.3.Một số tồn tại 54
 
2.3.4.Một số nguyên nhân 54
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG PETROLIMEX CHI NHÁNH GIA LÂM TRONG ĐIỀU KIỆN HNKTQT 56
3.1 Định hướng hoạt động trong tiến trình hội nhập 56
3.1.1Định hướng chung về phát triển của ngân hàng Petrolimex 56
3.1.2Định hướng phát triển của PG bank Gia Lâm 56
3.2Một số giải pháp chủ yếu 56
3.2.1Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính 56
3.2.2.Nhóm giải pháp hiện đại hoá công nghệ 57
3.2.3.Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing 58
3.2.4. Nhóm giải pháp cơ cấu lại mô hình tổ chức,tăng cường năng lực điều hành,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. 61
3.3.Một số kiến nghị 62
3.3.1.Đối với chính phủ 62
3.3.2.Đối với ngân hang petrolimex 63
KẾT LUẬN 64
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tới đãi ngộ quốc gia,bởi lẽ trong thương mại dịch vụ,bên cạnh sự di chuyển dịch vụ còn có sự di chuyển của nhà cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Theo nguyên tắc tiếp cận thị trường,Việt Nam sẽ phải loại bỏ dần các biện pháp hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ,về tổng giá trị các giao dịch trong dịch vụ hay về tổng số lượng sản phẩm dịch vụ,hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng,các biện pháp hạn chế về loại hình pháp nhân hoạt động trong từng lĩnh vực dịch vụ,và hạn chế tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài.Ví dụ,các hạn chế vế số lượng nhà cung cấp dịch vụ như việc cấp phép thành lập một chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dựa trên cơ sở kiểm tra về nhu cầu kinh tế,các hạn ngạch được đặt ra hàng năm đối với những người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng…
Liên quan tới lĩnh vực dịch vụ ngân hàng,các nước thành viên phải thực hiện nghĩa vụ”Thanh toán và chuyển tiền”(Điều XI của GATS).Theo quy định tại Điều XI,các nước thành viên không được áp dụng các hạn chế đối với chuyển khoản và thanh toán quốc tế trong các giao dịch vãng lai liên quan đến các cam kết cụ thể của GATS.Ngoại trừ trường hợp cán cân thanh toán gặp khó khăn thì khi đó một số hạn chế sẽ được áp dụng mang tính tạm thời và căn cứ vào các điều kiện cụ thể.Theo phần ghi chú số 8 thuộc Điều XVI”Tiếp cận thị trường”của GATS,khi Việt Nam cam kết tiếp cận thị trường đối với cung cấp dịch vụ theo cách cung cấp qua biên giới và nếu di chuyển vốn qua biên giới là một phần thiết yếu của dịch vụ này thì Việt Nam sẽ cam kết cho phép sự di chuyển vốn này,và khi Việt Nam cam kết tiếp cận thị trường đối với cung cấp dịch vụ theo cách hiện diện thương mại,Việt Nam cho phép chuyển khoản vốn liên quan vào lãnh thổ của mình.Ngoài ra,khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO,Việt Nam sẽ phải tuân thủ nhiều nghĩa vụ khác được quy định trong các điều khoản của GATS,chẳng hạn như quy định về thông lệ kinh doanh(Điều IX)quy định về thừa nhận lẫn nhau(Điều VII)…
1.2.1.2.Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt -Mỹ
Hiệp định thương mại gồm 4 phần:tiếp cận thị trường,thương mại dịch vụ,quyền sở hữư trí tuệ và đầu tư.
Trong lĩnh vực dịch vụ,Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO về tối huệ quốc,đối xư quốc gia và các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia.Bên cạnh đó,Việt Nam đồng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực,bao gồm kế toán,quảng cáo,ngân hàng,máy tính,phân phối,giáo dục,bảo hiểm,luật và viễn thông.Hầu hết các cam kết về lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 đến 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.Cam kết của Việt Nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ là ngân hàng,bảo hiểm và viễn thông.Trong lĩnh vực ngân hàng như sau:
Trong vòng 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực,các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam,trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30-49% vốn pháp định của liên doanh.Sau 9 năm,được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ.
1.2.3.Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3.1.Cơ hội
a. Về phía doanh nghiệp:
Tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng,đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế,các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hàng hoá quốc tế,đấy mạnh hoạt động xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh như dệt may,nông sản,thuỷ hải sản…Ngược lại các nhà đầu tư,doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thi trường Việt Nam.Sự gia tăng các luồng chu chuyển thương mại hàng hoá sẽ kéo theo sự gia tăng các luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính,ngân hàng.
Hội nhập kinh tế là “cú hích” đồng thời là “động lực” đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam:hội nhập quốc tế không chỉ đem lại cơ hội cho kinh doanh mà cũng thúc đẩy cạnh tranh trên mọi lĩnh vực.Qúa trình hội nhập quốc tế sẽ đào thải những doanh nghiệp yếu kém,buộc các doanh nghiệp phải đổi mới,nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn,vì vậy môi trường kinh doanh ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn.Sự lành mạnh và hiệu quả của khách hàng sẽ góp phần bảo đảm cho hoạt động an toàn,lành mạnh và hiệu quả của các ngân hàng.
b.Về phía ngân hàng
Nâng cao hiệu quả hoạt động,khả năng cạnh tranh
Đối với ngân hàng nhà nước,hội nhập quốc tế tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành,thực thi chính sách tiền tệ độc lập,đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ,lãi suất,tỷ giá dựa trên cơ sở thị trường thay cho các biện pháp kiểm soát hành chính có thể làm méo mó thị trường tiền tệ.Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra lực đẩy cho sự phát triển của thị trường của thị trường tiền tệ.Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.Hệ trọng tạo môi trường chính sách tiền tệ hoạt động hữu hiệu.
Hội nhập quốc tế thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng.Các ngân hàng sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường.Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động,phân bổ các nguồn vốn,mà còn trong hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.Mở cửa thị trường tài chính trong nước dẫn đến quá trình sắp xếp lại thị trường và hoạt động ngân hàng theo hướng chuyên môn hoá(bán lẻ,đầu tư hay bán buôn)tuỳ theo thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng.Qúa trình hội nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn,tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả,các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải bởi sự cạnh tranh hay phải vươn lên,nếu muốn tồn tại.Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ,phát triển sản phẩm và khai thác thị trường.Dưới tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng,các dịch vụ ngân hàng sẽ phát triển nhanh và có chất lượng cao hơn,đặc biệt là dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao,chẳng hạn hoạt động ngân hàng đầu tư,dịch vụ ngân hàng bán lẻ,thẻ thanh toán,các dịch vụ thanh toán.Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới,các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp.
Sự tăng cường phối hợp chính sách,trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa ngân hàng nhà nước và các ngân hàng trung ương,tổ chức tài chính đa phương ,quốc tế sẽ giúp tăng cường sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và đối phó với những biến động của thị trường tài chính,tiền tệ trong nước.
Học hỏi kinh nghiệm,nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng
Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa phương t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top