mr.chidotoji

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I: CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
I.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4
2.Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 6
2.1.Huy động vốn 6
2.2.Sử dụng vốn 7
2.3.Hoạt động trung gian 7
II.Cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại 8
1.Khái niệm 8
2.Vai trò của hoạt động cho vay 9
2.1. Vai trò của hoạt động cho vay đối với ngân hàng 9
2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp 10
2.3. Vai trò của hoạt động cho vay đối với nền kinh tế 11
3.Các hình thức cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại 14
III.Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay sản xuất kinh doanh của
ngân hàng thương mại 19
1.Nhân tố khách quan 19
2.Nhân tố chủ quan 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHO VAY SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI
CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ 23
I.Tổng quan về chi nhánh Láng Hạ 23
1.Lịch sử ra đơì, xây dựng và phát triển 23
2.Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Láng Hạ 26
3.Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ với ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam 27
3.1.Cơ cấu tổ chức 27
3.2.Mối quan hệ với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 28
4.Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây của chi nhánh Láng Hạ 29
4.1. Hoạt động huy động vốn 29
4.2. Hoạt động sử dụng vốn 31
4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 32
4.4. Hoạt động Kế toán và Ngân quỹ 34
4.5. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát 35
II.Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 36
1.Quy mô và cơ cấu cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh 36
2.Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh 39
3.Đánh giá khái quát thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh
của chi nhánh 39
3.1.Những thành tựu 39
3.2.Hạn chế và nguyên nhân 40
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ 43
I.Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Láng Hạ 43
1.Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng 43
2.Định hướng kinh doanh trong năm 2005 43
II.Giải pháp mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh 44
1.Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong cho vay, đồng thời có
chính sách khách hàng phù hợp 45
2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 46
3. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát 47
4. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công nhân viên của ngân hàng 48
5. Nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án 49
6. Hoàn thịên cơ chế, chính sách cho vay sản xuất kinh doanh 50
7. Kiểm soát rủi ro và giải quyết nợ xấu 50
III.Một số kiến nghị 51
1.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 51
2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 52
3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan 53
KẾT LUẬN 54
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ay. Điều quan trọng là ngân hàng phải nắm vững pháp luật, chính sách để hoạt động có hiệu quả theo các quy định của pháp luật và ngăn ngừa các hành vi trục lợi, lừa đảo từ phía khách hàng.
*Khách hàng
Đây cũng có thể coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Để tiếp cận được các khoản vay, khách hàng phải có đủ năng lực tài chính, có phương án sử dụng hiệu quả vốn vay, có ý chí trả đầy đủ nợ và lãi... Tuỳ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, khách hàng có thể quyết định vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thu hẹp quy mô hoạt động lại. Nếu khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn sẽ tăng cao và ngân hàng sẽ có cơ hội tăng doanh số cho vay; ngược lại khi khách hàng thu hẹp quy mô hoạt động, nhu cầu vốn sẽ giảm, hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Do đó việc mở rộng cho vay của ngân hàng có thể nói là phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của khách hàng.
2. Nhân tố chủ quan
*Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng
Con người là nhân tố trung tâm, liên kết tất cả các nhân tố khác với nhau, ở đây không phải là con người nói chung mà chính là các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp xem xét, hướng dẫn, kiểm soát các hợp đồng tín dụng. Bởi chính họ sẽ là người xem xét, phân tích các yếu tố của đối tượng vay vốn. Cho dù công nghệ ngân hàng có hiện đại bao nhiêu, tiềm lực có mạnh đến đâu... nhưng đội ngũ nhân lực lại hạn chế về chuyên môn thì thật khó có thể mở rộng quy mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng các khoản vay.
Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là khả năng giải quyết công việc, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết... mà quan trọng hơn còn là đạo đức nghề nghiệp của họ. Vì vậy để có thể mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, hay nói cách khác, muốn ngân hàng có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi cấp thiết là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
*Quy mô, kỳ hạn của nguồn vốn
Một điều rõ ràng là, mở rộng quy mô cho vay phải dựa trên cơ sở mở rộng quy mô nguồn vốn. Nếu quy mô nguồn vốn không được mở rộng, hay có thể huy động được nhưng chi phí cao thì cũng không thể mở rộng quy mô cho vay được; ngược lại nếu quy mô nguồn vốn được mở rộng, ngân hàng có khả năng mở rộng quy mô cho vay cả về doanh số lẫn dư nợ. Ngoài ra sự hợp lý về kỳ hạn cũng là yếu tố cần thiết, nếu nhu cầu vay vốn trung dài hạn đang ở mức cao mà ngân hàng chỉ có nguồn vốn ngắn hạn thì cũng không thể mở rộng quy mô cho vay được. Vì thế muốn mở rộng quy mô cho vay thì phải xem xét sự phù hợp với quy mô, cấu trúc nguồn vốn.
*Tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng
Tiềm lực tài chính có thể tạm hiểu là khả năng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, nó thể hiện là ngân hàng đang hoạt động trong trạng thái tốt. Một ngân hàng có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thường quan tâm đến những khách hàng lớn, quy mô cho vay lớn; ngược lại những ngân hàng quy mô nhỏ do tiềm lực có hạn thường quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân, hộ gia đình với quy mô cho vay nhỏ. Như vậy một ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh thì quy mô cho vay sẽ lớn và một ngân hàng với tiềm lực hạn chế thì quy mô cho vay sẽ nhỏ.
Một yếu tố cũng khá quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng, nó giúp ngân hàng nắm bắt, phân tích thông tin nhanh, chính xác và phục vụ khách hàng tốt hơn. Với một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, ngân hàng có thể tận dụng tốt mọi cơ hội kinh doanh và có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay.
*Mô hình tổ chức và các chính sách của bản thân ngân hàng
Mô hình tổ chức là cách sắp xếp bố trí, quy định trình tự trách nhiệm quyền hạn của các nhân viên, các bộ phận và mối quan hệ giữa các nhân viên, bộ phận ấy. Việc tổ chức điều hành hoạt động tại mỗi ngân hàng phải đảm bảo xây dựng được một hệ thống mạnh (chứ không phải đơn thuần là tập hợp của những cá nhân mạnh, bộ phận mạnh):
Hệ thống đó phải tận dụng, phát huy tối đa năng lực sức sáng tạo của từng cá nhân cũng như hạn chế được các nhược điểm của họ.
Hệ thống đó phải hoạt động một cách nhịp nhàng, nhanh chóng nhưng an toàn.
Các chính sách của ngân hàng có thể là các quy định về quy mô, giới hạn tín dụng và chính sách khách hàng. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng, ngoài yêu cầu phải phù hợp với luật định thì còn dựa trên cơ sở các tính toán của ngân hàng về rủi ro, sinh lời. Ngân hàng ít muốn tài trợ trong trường hợp các khoản nợ lớn hơn vốn chủ và có quy định chặt chẽ về quy mô cho vay tối đa của các giám đốc chi nhánh.
Việc thực hiện chính sách khách hàng, chính sách marketing đóng một vai trò quan trọng đối với tất cả mọi ngành trong giai đoạn hiện nay trong đó không loại trừ ngành ngân hàng. Để tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng thì ngân hàng thương mại cần thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, internet mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm... Với một mô hình tổ chức và hệ thống chính sách phù hợp, ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn và đó là cơ sở để mở rộng hoạt động cho vay.
Chương II
Thực trạng cho vay sản xuất, kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
I.Tổng quan về chi nhánh Láng Hạ
1.Lịch sử ra đơì, xây dựng và phát triển
Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính Phủ). Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng khác, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 và hoạt động theo mô hình tổng công ty 90.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mạI lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng duy nhất có hệ thống mạng lưới tại tất cả các tỉnh thành, từ đô thị đến vùng nông thôn. Ngân hàng có hơn 25.000 cán bộ công nhân viên làm việc tại hơn 1.300 sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh 24 Láng Hạ có trụ sở tại số 24 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 18/03/1997 theo quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chi nhánh 24 Láng Hạ là chi nhánh cấp I, trực thuộc trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHNo&P...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top