Download miễn phí Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại: 2
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTMĐ 2
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: 3
1.1.4. Phân loại tín dụng NHTM 4
1.1.4.1. Phân chia theo thời gian . . 4
1.1.4.2. Cho vay theo hình thức tài trợ 5
1.1.4.3. Tín dụng theo hình thức đảm bảo 5
1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro: 5
1.1.4.5. Phân loại khác: .6
1.1.5. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6
1.1.5.1. Khái niệm rủi ro: 6
1.1.5.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6
1.1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 8
1.1.6.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng 8
1.1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 8
1.1.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh và đo lường rủi ro tín dụng 11
1.1.6.4. Một sô chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 16
1.1.6.5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: 17
1.1.6.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng: 20
1.1.6.7. Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM 21
1.1.7 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM 25
1.1.7.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng: 25
1.1.7.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý rủi ro tín dụng 25
1.1.7.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng: 26
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN 30
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng công thương Thanh Xuân 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua. 31
2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước. 32
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 34
2.2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: 43
2.3. Đánh giá kết quả đạt được của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. 51
2.3.1. Những kết quả đạt được: 51
2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại: 53
 
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH XUÂN 55
3.1. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: 55
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh 57
3.2.1. Về bộ máy tổ chức và nhân lực: 57
3.2.2 Về việc tăng cường và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro: 60
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 63
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 63
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 64
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 65
 
KẾT LUẬN 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h lời và rủi ro. Vì vậy phải quản lí rủi ro tín dụng luôn được coi là nội dung quản lí quan trọng của hoạt động ngân hàng.
1.1.7.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tán rủi ro:
Không nên tập trung cấp tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan với nhau hay các ngành nghề kinh tế có liên quan tới nhau. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ ban hành ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có qui định về tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cho vay, bảo lãnh là 25%. Đối với một nhóm khách hàng thì tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng không được vượt quá 50% vốn tự có, tổng dư nợ và bảo lãnh là 60%
- Quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp nhiều người hay qua tập thể để tránh tình trạng quyền quyết định cho vay chỉ do cán bộ tín dụng xem xét và quyết định.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Quy trình tín dụng và các khoản cấp tín dụng phải chịu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ của cán bộ và các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận giám sát tín dụng độc lập. Đây là các biện pháp kiểm soát hay điều chỉnh thích hợp nhằm hạn chế những vi phạm nguyên tắc hay tổn thất gây ra do thay đổi so với nhận định ban đầu khi cho vay. Kiểm soát phải được thực hiện xuyên suốt trước – trong và sau khi cho vay, kiểm soát tuân thủ đúng các chính sách và quy định tín dụng, theo dõi và đánh giá việc thực hiện phương án/ dự án vay so với nhận định ban đầu và các ảnh hưởng có thể xảy ra nhằm điều chỉnh phù hợp với các điều kiện quản lý.
1.1.7.3 Nội dung quản lí rủi ro tín dụng:
- Quản lí các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi:
Ngân hàng luôn xây dựng chính sách sống chung cùng rủi ro vì rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Ngân hàng chỉ có thể hạn chế rủi ro hay chất lượng rủi ro. Để có thể quản lí rủi ro, ngân hàng cần phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, hay nợ có vấn đề. Sau đó cần phân tích nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, xong vấn còn khả năng và ý muốn trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, ra hạn nợ, giảm lãi.
Trong trường hợp người vay lừa đảo, không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lí như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản
Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất, dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng các quỹ dự phòng. Qũy này không những có tác dụng giảm rủi ro mà còn chống đỡ cho vốn chủ khi tổn thất xảy ra. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đống ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng thương mại sẽ phải chịu các khoản dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể hay trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản vay suy giảm. Dự phòng
Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được thiết lập dựa trên cơ sở phân loại nợ cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền dự phòng cụ thể được tính theo công thức dưới đây:
R=Max [0; ( ∑A - ∑C )] *r
Trong đó R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm cho khoản nợ A tương ứng
r: tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Thực hiện các qui định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các qui định của ngân hàng nhà nước.
Các qui định về những trường hợp không được cho vay đối với những đối tượng như bố mẹ, vợ chồng, con cũng như thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc ( Phó Giám đốc), cán bộ nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định hay quyết định. Các qui định về hạn chế cho vay đối với những đối tượng như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại chỗ tổ chức tín dụng cho vay, kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay. Các qui định về nhu cầu vốn không được cho vay như để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản bị pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, hay dùng để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch, nhu cầu mà pháp luật cấm và dùng để thực hiện việc đảo nợ…
- Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau:
Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau sẽ có những mức độ rủi ro khác nhau
+ Tín dụng thương mại: Thì rủi ro sẽ liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh và tài chính của người vay, ví dụ như khách hàng truyền thống tốt, có quan hệ lâu năm với ngân hàng sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn. Đối với cho vay thương mại thì rủi ro chủ yếu sẽ là do những tác động của thị trường đối với người vay như hàng bán giảm sút, giá nguyên liệu tăng, thiên tai, sự cạnh tranh trong thị trường hàng hoá...
+ Cho vay tiêu dùng: Đây sẽ là những rủi ro liên quan đến thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay vì trong những trường hợp này thì thông tin thường ít, ngân hàng sẽ khó kiểm soát thông tin của người vay và sẽ khó thu nợ, công ăn việc làm của người vay thường không ổn định...
+ Cho vay đối với các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mai, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phần lớn các khoản vay này không có tài sản đảm bảo do vậy nếu các tổ chức này bị phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị phá sản
+ Cho vay đối với Nhà nước: Cho vay đối với Nhà nước thì độ an toàn sẽ cao hơn tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế bị khủng hoảng thì các khoản cho vay đối với nhà nước sẽ bị ảnh hưởng.
b. Định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp
Đây chính là việc tạo điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay, thực hiện việc giao dịch một cửa, thủ tục nhanh gọn, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng, đòi hỏi những khoản bồi dưỡng khi cán bộ tín dụng cấp vốn vay cho khách hàng.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh theo những qui định của ngân hàng nhà nước, cấp tín dụng cho những đối tượng theo qui định, theo đúng qui trình và quy chế cho vay, cũng như quá trình kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
Đây chính là việc xây dựng một chính sách tín dụng và qui trình tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng và đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và có sự kiểm soát chung. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời sẽ hạn chế rủi ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
P Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
F Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công Luận văn Kinh tế 0
F Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà nội chi nhánh Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top