Raedburne

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt





MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 8
1.1 Hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 8
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 8
1.1.2 Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại 15
1.2 Phát triển bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại 29
1.2.1 Quan niệm về phát triển 29
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bao thanh toán tại NHTM 31
1.3 Các điều kiện phát triển hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 38
1.3.1 Những điều kiện chủ quan 39
1.3.2 Những điều kiện khách quan 47
Chương 2: Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1.2 Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 56
2.1.3 Kết quả đạt được của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 64
2.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 70
2.3 Đánh giá các điều kiện phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 73
2.3.1 Điều kiện thuận lợi để triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 73
2.3.2. Khó khăn trong triển khai dịch vụ bao thanh toán 92
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 100
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 100
3.1.2 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 101
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 103
3.2.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn 103
3.2.2 Tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro 104
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 106
3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển 109
3.2.5 Phát triển hoạt động marketing ngân hàng 109
3.2.6 Một số giải pháp khác 111
3.3 Kiến nghị 114
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 114
3.3.2 Kiến nghị với các cấp chính quyền 117
3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan giáo dục 118
LỜI KẾT 119
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oán vừa thay mặt và bảo vệ lợi ích cho các Hội viên, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa Chính phủ và các đơn vị bao thanh toán trong quá trình hoạch định và thực hiện các quy định bao thanh toán. Không những vậy, các Hiệp hội bao thanh toán ra đời đóng vai trò quan trọng tư vấn và giúp đỡ các hội viên trong quá trình phát triển bao thanh toán. Trước khi tiến hành triển khai bao thanh toán các NHTM cần tham gia vào các Hiệp hội này để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, nhận sự tư vấn của Hiệp hội và các thành viên. Đó cũng sẽ là điều kiện đảm bảo cho sự thành công khi triển khai hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng song thực tế có nhiều quốc gia vẫn chưa có Hiệp hội này. Kinh nghiệm cho thấy mức độ hoạt động, phát triển của các Hiệp hội này sẽ có tác động đáng kể tới sự phát triển hoạt động bao thanh toán ở quốc gia đó.
1.3.2.5 Sự mở đường của các ngân hàng thương mại đã phát triển bao thanh toán
Các NHTM thực hiện bao thanh toán trước đóng vai trò như những người khai thông mở đường cho hoạt động bao thanh toán phát triển. Các NHTM phát triển sau có điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển bao thanh toán vì sẽ tham khảo được cách thức tổ chức hoạt động, rút được bài học kinh nghiệm từ sự thành công hay thất bại của các ngân hàng này để học tập những thành tựu, khắc phục những điểm yếu khi triển khai hoạt động này tại ngân hàng. Hơn nữa, các NHTM đi trước đã đóng vai trò quan trọng trong khai thông thị trường, bao thanh toán đã được giới thiệu tới nhiều khách hàng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như hội thảo, quảng cáo, hướng dẫn trên website… Tuy đây không phải là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai bao thanh toán thành công song là một điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM khi triển khai hoạt động.
Chương 2: Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, tên giao dịch quốc tế là Nam Việt Commercial Joint Stock Bank, tên gọi tắt là Navibank có hội sở chính nằm ở 39-41-43 bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt trước đây được gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sông Kiên được thành lập năm 1995với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Khi mới thành lập hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động tiền gửi từ dân cư và cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong tỉnh Kiên Giang. Sau 9 năm hoạt động, tới năm 2004 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sông Kiên thực sự gặp khó khăn khi vốn điều lệ giảm đi một nửa còn 1.5 tỷ đồng, nợ quá hạn ngày càng lớn, ngân hàng có nguy cơ phá sản và phải ở trong tầm kiểm soát đặc biệt. Sau đó các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc… tham gia đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị, từ đó phạm vi hoạt động của ngân hàng mới mở rộng ra các tỉnh phía Nam. Đến năm 2005 ngân hàng mới hồi phục và bắt đầu có lãi. .
Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngân hàng khi chuyển trụ sở từ Kiên Giang lên thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở mới được đặt tại số 39-41-43 bến Chương Dương và đổi tên giao dịch thành Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. Ngày 28-9, NHTMCP Nam Việt đã chính thức khai trương hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vai trò là một Ngân hàng đô thị với số vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng. Chiến lược của Navibank là sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng với dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Đối tượng Navibank hướng đến là khách hàng cá nhân, các DNV&N, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước.
Tuy mới chính thức đi vào hoạt động trong ba năm gần đây song Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt đã dần khẳng định được vị trí trên thị trường tài chính thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô hoạt động lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên, chiếm vị trí quan trọng tại Navibank. Hoạt động huy động vốn tại Navibank bao gồm hoạt động huy động vốn chủ và huy động nợ tuy nhiên số dư huy động nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu của Navibank qua các năm không ngừng tăng lên chủ yếu là huy động từ các cổ đông nội bộ. Nhờ sự góp vốn của các cổ đông mà vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng_ vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 70 tỷ tại ngày 26/05/2006 lên tới 1,000 tỷ vào ngày 26/07/2007. Cùng với sự gia tăng của vốn điều lệ, sự gia tăng của các quỹ và lợi nhuận để lại qua các năm khiến cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm
Navibank huy động nợ từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và trên thị trường liên ngân hàng trong đó thì nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 70% tổng nợ huy động. Nếu xét theo thời hạn huy động nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ huy động, năm 2008 chiếm tới 74.69% tổng nợ huy động.
Navibank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiền gửi đa dạng, tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu gửi tiền của khách hàng bao gồm:
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi bậc thang
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tích lũy giá trị
Số nợ huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm từ 30-35% tổng nợ huy động của ngân hàng bao gồm cả các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền đi vay của các tổ chức này tuy nhiên chủ yếu là các khoản tiền gửi. Các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng thường để bão lãnh cho khách hàng vay vốn tại Navibank.
Từ khi chính thức trở thành ngân hàng đô thị Navibank đã phát triển không ngừng, trong 3 năm qua thì hoạt động huy động nợ ngân hàng luôn tăng trưởng ở mức cao, chi tiết về mức tăng trưởng nợ qua các năm và cơ cấu huy động nợ được thể hiện chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu huy động nợ
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Tiêu chí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Theo đối tượng
505,018
100.00%
9,025,708
100.00%
9,574,311
100.00%
1
Cá nhân
146,657
29.04%
3,165,818
35.08%
4,976,894
51.98%
2
Doanh nghiệp
202,108
40.02%
2,957,750
32.77%
1,195,207
12.48%
3
Tổ chức tín dụng
156,253
30.94%
2,902,140
32.15%
3,402,210
35.53%
Theo thời hạn
505,018
100.00%
9,025,708
100.00%
9,574,311
100.00%
1
Không kỳ hạn
96,256
19.06%
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top