Ponnie_Jinnie

New Member

Download miễn phí Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản 3
II. Vai trò cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 5
1. Lịch sử ra đời hoạt động cho vay tiêu dùng 5
2. Nhu cầu cho vay tiêu dùng của dân cư và phân loại các khách hàng cá nhân 6
2.1. Nhu cầu cho vay tiêu dùng của dân cư 6
2.2. Phân loại các khách hàng cá nhân 7
2.2.1 Phân theo mức thu nhập 7
2.2.2 Phân loại khách hàng theo công việc của họ 8
3. Sự cần thiết khách quan phải hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại 8
3.1. Nghiệp vụ cho tín dụng ra đời là tính tất yếu trong ngân hàng thương mại 8
3.2. Đặc điểm của loại hình cho vay tiêu dùng 9
3.2.1. Quy mô của từng khoản vay là nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay lại nhiều. 10
3.2.2. Lãi suất trong hoạt động cho vay tiêu dùng thường cao hơn các hoạt động cho vay để hoạt động kinh doanh 10
3.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao 10
3.2.4. Chi phí để xử lí thông tin khách hàng trong cho vay tiêu dùng là cao so với quy mô của khoản vay 11
3.2.5. Nguồn thu lợi ròng từ khoản cho vay tiêu dùng 11
4. Vai trò và lợi ích của cho vay tiêu dùng 11
4.1. Đối với người tiêu dùng 11
4.2. Đối với ngân hàng thương mại 12
4.3. Đối với nền kinh tế 13
III. Các hình thức cho vay tiêu dùng 13
1. Phân loại cho vay tiêu dùng 13
1.1. Căn cứ vào mục đích cho vay 13
1.2. Căn cứ vào cách hoàn trả 13
1.2.1. Cho vay tiêu dùng trả góp: 13
1.2.2. Cho vay tiêu dùng phi trả góp 16
1.2.3. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn 16
1.3. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ 16
1.3.1. Cho vay tiêu dùng gián tiếp 16
1.3.2. Cho vay tiêu dùng trực tiếp 18
2. Các hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp mà ngân hàng cung cấp 18
2.1. Giải ngân tiền vay trực tiếp cho khách hàng 18
2.2. Tiền vay được luân chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng 19
2.3 Thấu chi 19
2.4 Thẻ tín dụng 19
IV Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 19
V. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 23
1. Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng 23
2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 25
2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô: 25
2.2. Nhóm nhân tố vi mô 27
CHƯƠNG II: MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG HÀ NỘI 29
I. Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển 29
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển 29
II. Hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh BIDV Quang Trung 31
1.Tình hình hoạt động của chi nhánh quang Trung 31
2 Hoạt động và những kết quả thu được trong năm qua 32
2.1 Tổng tài sản của chi nhánh 33
2.2 Tình hình huy động vốn 33
2.3 Tín dụng 34
2.4 Chỉ tiêu dịch vụ 35
III. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Quang Trung 37
1 Quá trình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Quang Trung 37
2 Quy trình tổng quát đối với hoạt động cho vay tiêu dùng 38
3. Điều kiện để có thể vay tại ngân hàng 39
4. Hạn mức vay 39
5. Lãi suất cho vay đối với tín dụng tiêu dùng 40
6. Về tài sản đảm bảo được quy định như sau 40
7. Các loại cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 40
IV. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng Quang Trung 41
1. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 41
1.1. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay 41
1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 42
1.3. Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 43
1.4. Lãi và thu nhập của hoạt động cho vay tiêu dùng so với các hoạt động khác 44
2. Những hạn chế của ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH 53 QUANG TRUNG HÀ NỘI 46
I. Nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và phát triển trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong dân cư 46
1. Nhiệm vụ trong thời gian tới. 46
2. Những nhiệm vụ cụ thể trước mắt 49
II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh 53 Quang Trung Hà Nội 51
1. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm 51
2. Đơn giản hóa các chính sách cho vay tiêu dùng 51
3. Các biện pháp hạ lãi suất cho vay tiêu dùng xuống thấp nhất 52
4. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 52
5. Tập trung tăng cường chất lượng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh 54
6. Đẩy mạnh kế hoạch marketing của ngân hàng 56
7. Tăng cường loại hình cho vay tín chấp với cán bộ công nhân viên thông qua đầu mối tại chi nhánh 58
4. Đẩy mạnh việc triển khai cách cho vay tiêu dùng trả góp tại chi nhánh giao dịch ngày càng một phát triển 59
5. Nâng cao chất lượng thông tin về nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra các yếu tố có liên quan tới cho vay tiêu dùng 60
6. Hoàn thiện công tác định giá trong cho vay có tài sản đảm bảo là nhà đất 61
7. Tiếp tục phát huy tiềm lực công nghệ ngân hàng 62
8.Tăng cường đội ngũ cán bộ về cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng 63
9. Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh BIDV Quang Trung trên địa bàn thành phố trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng 65
III. Một số kiến nghị 65
1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan bộ nghành có liên quan 65
2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

goài không thể vay được.
- Đạo đức của cán bộ tín dụng: con người trong hoạt động của ngân hàng là không thể thiếu, cho dù có máy móc hiện đại tới đâu thì nhân tố con người luôn góp phần quan trong nhất trong việc thành công hay thất bại của ngân hàng, do vậy mà cán bộ tín dụng cũng vậy, trong mảng hoạt động tín dụng thì con người cũng góp phần hết sức quan trọng, đặc biệt về tư cách đạo đức trong một cán bộ là phần không thể thiếu, nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức họ có thể mưu cầu cho lợi riêng ăn của đút lót của người này để rồi chấp nhận cho họ vay vốn cho dù là họ có vấn đề về tài chính. Bác Hồ đã nói có đức mà không có tài là người vô dụng vậy nên cho dù có đức rồi thì cán bộ tín dụng cần có đủ trình độ nghiệp vụ để có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng cho một hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi của ngân hàng cũng như của khách hàng. Khi cán bộ đã có trình độ thì việc thẩm định một hồ sơ vay vốn sẽ rất nhanh chóng, qua đó có thể tạo niềm tin cho khach hàng với khả năng xử lý nhanh của công việc.
- Nguồn vốn của ngân hàng: như chúng ta thấy tại sao khoảng cách giàu cùng kiệt ngày một tăng đó là tại vì những người càng giàu họ sẽ càng giàu vì họ có tiền để đầu tư, có thể kinh doanh rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, còn đối với những người đã cùng kiệt thì họ lại càng không có tiền để đầu tư, bên cạnh đó đời sống ngày càng một leo thang, kéo theo bao nhiêu khoản tiền phát sinh mới cho người cùng kiệt do vậy đã cùng kiệt lại càng cùng kiệt thêm. Đối với ngân hàng cũng vậy khi mà ngân hàng có nhiều vốn thì họ có thể đầu tư rất nhiều lĩnh vực khác nhau hay là có thể đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể, có thể chăm sóc khách hàng tới tận chân tơ kẻ tóc. Vì vậy mà ngày càng thu hút được nhiều khách hàng từ đó mà nguồn thu của ngân hàng tăng nhanh chóng.
CHƯƠNG II: MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG HÀ NỘI
I. Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển
Năm 2008, ngân hàng đầu tư và phát triển đã chính thức hoạt động được 51 năm (26/04/1957 – 26/4/2008) những ngày đầu mới sáng lập ngân hàng có tên gọi là ngân hàng kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của thủ tướng chính phủ, ban đầu ngân hàng có quy mô rất bé chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trải qua rất nhiều năm hoạt động trong chiến tranh mà vẫn giữ vững được vai trò của mình trong hoạt động của kinh tế nước nhà, đẩy mạnh việc cung cấp vốn cho phát triển nền kinh tế, góp phần vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh, thực hiện các kế hoạch 5 năm mà đảng và chính phủ giao phó, thực hiện các công cuộc khôi phục nền kinh tế Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đó là những thành tựu năm cách đây rất nhiều năm tiếp theo những thành tưu đó trong những năm gần đây ngân hàng đầu tư và phát triển luôn giành được những giải vàng mà các tổ chức tài chính quốc tế trao tặng, liên tục trong 5 năm từ năm 2001-2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng nhận chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của citibank, HSBC, Bank of NewYork… , trong 2 năm liên tục 2004 và 2005 BIDV đã nhận được 3 giải thưởng “ tài trợ phát triển giảm nghèo”, “ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “ phát triển kinh tế địa phương” những giải thưởng của các tổ chức tài chính quốc tế này góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng trong nước cũng như trên thế giới.
Vào những năm đầu khi mới thành lập Ngân hàng có tên là ngân hàng kiến thiết Việt Nam, trong những năm đầu hoạt động này ngân hàng đã đầu tư rất nhiều công trình mang tính trọng điểm nhằm đẩy mạnh phát triển nền kinh tế trong nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là các công trình thủy lợi ở miền Bắc, các dự án công nghiệp mang tính chất khai thác như đầu tư vào các hầm mỏ than ở Quảng Ninh… giai đoạn tiếp theo đó là vào những năm đầu thập kỉ 60 khi Miền Bắc bước vào con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến Miền Nam thì vấn đề tài chính đặt ra cho ngân hàng là vô cùng khó khăn và cấp bách, tiếp theo đó là những năm hoạt động trong điều kiện nước nhà bị chiến tranh tàn phá nặng nề phải trải qua mấy chục năm sau khi chiến tranh thì chúng ta mới có thể cơ bản tái thiết được đất nước, để đổi mới với tình hình của đất nước thì ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam vào năm 1980, đây là thời kì đất nước chúng ta trong giai đoạn đổi mới cần nhiều nguồn vốn để đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng với mục đích mới chiến lược mới là xây dựng đất nước. Tới năm 1990 thì ngân hàng đổi tên như bây giờ là ngân hàng đầu tư và phát triển, đây là một bước mốc quan trọng khi nó cùng với đất nước đổi sang một thời kì phát triển kinh tế mới, một thời kì mà nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đòi hỏi ngân hàng cũng phải song hành cùng nền kinh tế, như chúng ta cũng đã biết thì đất nước chúng ta chuyển sang giai đoạn mới là từ năm 1986, giai đoạn này đã đề ra những mục tiêu mới khó khăn hơn rất nhiều trong những giai đoạn trước đây, chúng ta vừa phải đổi mới theo chiều hướng phát triển vừa phải đổi mới ngân hàng để phù hợp với giai đoạn mới, bước sang một giai đoạn mới là từ năm 2000, sau hơn mười năm thực hiện đổi mới nền kinh tế chúng ta có những bước phát triển mau lẹ, thay đổi chóng mặt so với những năm trước đây, giai đoạn này là giai đoạn của hội nhập, mỗi ngân hàng cần có những chính sách, cần có những biện pháp mang tính chất bứt phá trong giai đoạn này, ngân hàng của chúng ta đã có những thành công nhất định trong giai đoạn đổi mới tạo tiền đề tốt để có thể phát triển tiếp trong thời kì hội nhập này, nhìn chung lại có những thay đổi có thể nhận thấy
- Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được tăng lên
Theo số liệu thông kê tính đến ngày 30/06/2007 có tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt đông tăng rất nhiều lần so với cách đây nhiều năm. Uy tín của ngân hàng ngày càng cao trong nền kinh tế, do việc ngân hàng không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các khách hàng, với việc mở rộng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng khách hàng của ngân hàng đa dạng cả về loại hình sở hữu và nghành nghề
- Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý, hoạt động điều hành theo tiêu thức ngân hàng hiện đại
Sự quyết định thành công của ngân hàng đó chính là mô hình quản lý của ngân hàng, mô hình càng tối ưu càng tiết kiệm được chi phí, càng làm tăng tính kích thích làm việc, năng lực canh tranh. Tại Ngân hàng đã phân định rõ 4 khối chức năng: Khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh nhằm góp phần đưa ngân hàng lên một tầm cao mới
- Bên cạnh đó thì ngân hàng còn thực hiện tốt các chủ trương đổi mới
Đổi mới về phương...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Luận văn Kinh tế 0
D Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
Z Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Techcombank Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top