Download miễn phí Khóa luận Hoàn thiện chính sách lãi suất của Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1.
CHƯƠNG 1. Tìm hiểu nội dung, vai trò của lãi suất và chính sách lãi suất đối với nền kinh tế. 3.
1. Những vấn đề cơ bản về lãi suất. 4.
1.1. Lãi suất là gì. 4.
1.2. Phân loại lãi suất. 4.
1.2.1. Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát. 4.
1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. 5.
1.2.3. Căn cứ vào mức độ chỉ đạo đối với thị trường. 5.
1.2.4. Căn cứ vào phạm vi quốc gia và quốc tế. 6.
1.3. Các nhân tố tác động tới lãi suất. 7.
1.3.1. Mối quan hệ giữa lãi suất và cung cầu quỹ cho vay. 7.
1.3.2. Các nhân tố tác động tới lãi suất. 10.
1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. 16.
1.4.1. Vai trò của lãi suất đối với các nền kinh tế nói chung. 16.
1.4.2. Vai trò của lãi suất đối với từng nền tài chính nói riêng. 20.
2. Chính sách lãi suất. 26.
2.1. Chính sách lãi suất là gì. 26.
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách lãi suất. 27.
2.2.1. Chính sách dự trữ bắt buộc. 28.
2.2.2. Chính sách tái chiết khấu. 29.
2.2.3.Nghiệp vụ thị trường mở. 30.
2.3. Xây dựng chính sách lãi suất hiệu quả. 32.
CHƯƠNG 2. Quá trình chuyển đổi chính sách lãi suất VN từ khi cải
cách kinh tế cho tới nay 35.
1. Diễn biến quá trình chuyển đổi chính sách lãi suất của Việt Nam . 36.
1.1. Giai đoạn 1986-1988. 36.
1.2. Giai đoạn 1989-1991. 38.
1.3. Giai đoạn 1991-1995. 40.
1.4. Giai đoạn T10/1995-1997. 43.
1.5. Giai đoạn cuối 1997-T8/2000. 44.
1.6. Giai đoạn T8/2000-T5/2002. 47.
1.7. Giai đoạn T6/2002 đến nay. 49.
2. Đánh giá việc điều hành chính sách lãi suất trong thời gian qua. 51.
2.1. Những kết quả đạt được. 51.
2.2. Những tồn tại trong điều hành chính sách lãi suất. 58.
CHƯƠNG 3. Xu hướng phát tiển của thị trường tài chính VN và những đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế 64.
1. Tác động của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế VN nói chung và nền tài
chính nói riêng. 65.
1.1. Những thuận lợi của tự do hoá và hội nhập quốc tế về tài chính. 65.
1.2. Những thách thức của hội nhập tài chính tiền tệ. 68.
2. Những đòi hỏi về chuyển đổi chính sách lãi suất và những thách thức trong
chính sách lãi suất mới. 71.
2.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi lãi suất theo cơ chế thị trường. 71.
2.2. Những thách thức trong chính sách lãi suất mới. 75.
3. Một số gợi ý về điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới và những
kiến nghị đối với các bộ ngành. 83.
3.1. Một số gợi ý về chính sách lãi suất. 83.
3.2. Những kiến nghị. 91.
3.2.1. Đối với các bộ ngành. 91.
3.2.2. Đối với NHNN. 92.
3.2.3. Đối với các TCTD. 93.
KẾT LUẬN. 96.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sản thay thế tăng cao hơn so với các tài sản tài chính sẽ làm cho lượng cầu tài sản tài chính giảm xuống, do đó cung quĩ cho vay giảm, lãi suất cân bằng tăng lên.
ảnh hưởng của lãi suất quốc tế đến lãi suất quốc gia
Trong một nền kinh tế mở, mọi biến động trên thị trường tài chính quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới thị trường tài chính trong nước. Khi lãi suất thực quốc tế mà nhỏ hơn lãi suất thực quốc gia thì sẽ khuyến khích những người muốn đầu tư đi vay tiền nước ngoài, điều đó làm cho đường cầu quĩ cho vay dịch chuyển sang trái. Đồng thời những người có tiền tiết kiệm sẽ muốn cho nước ngoài vay tiền để hưởng lãi suất cao hơn làm cho đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang trái. ( hình 6).
Hình 6: ảnh hưởng của lãi suất quốc tế đến lãi suất quốc gia.
Lãi suất
S2 S1
i1
i2
D2 D1
Quỹ cho vay
Tuy nhiên khoản đầu tư chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu quĩ cho vay còn khoản tiết kiệm người dân gửi ra nước ngoài không đáng kể trong tổng cung quĩ cho vay do đó đường cung dịch chuyển ít hơn đường cầu. Điều đó làm cho lãi suất cân bằng giảm xuống.
Như vậy một sự giảm sút của lãi suất quốc tế sẽ kéo theo sự sụt giảm của lãi suất quốc gia.
*Những nhân tố gián tiếp: Đó là những nhân tố mà khi chịu tác động của một chính sách bên ngoài, nó sẽ làm dịch chuyển đường cung- cầu quĩ cho vay, từ đó tác động tới lãi suất cân bằng.
Chính sách tài chính của nhà nước: là chính sách chi tiêu và chính sách thuế của chính phủ. John Maynard Keynes nhận thấy rằng chính sách chi tiêu của chính phủ và chính sách thuế cũng ảnh hưởng tới tổng cầu tiền tệ và do đó nó được sử dụng để khôi phục kinh tế và tăng công ăn việc làm.
Khi nhà nước thực hiện một chính sách bành trướng: tăng chi tiêu của chính phủ thì sẽ làm làm tăng lượng cầu quĩ cho vay, làm cho đường cầu quĩ cho vay dịch chuyển về bên phải, do đó làm cho lãi suất tăng lên. Đồng thời với việc thực hiện một chính sách tài chính bành trướng là việc giảm thu thuế. Mặc dù thuế giảm không trực tiếp ảnh hưởng tới tổng cầu nhưng nó sẽ làm tăng số thu nhập từ đầu tư mới do đó sẽ kích thích đầu tư, làm cho cầu quĩ cho vay tăng lên. Mặt khác, một sự giảm xuống của thuế cũng sẽ tăng số thu nhập sẵn sàng để chi tiêu, từ đó làm tăng cầu quĩ cho vay. Kết quả là lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
Ngược lại, một chính sách tài chính thắt chặt (giảm chi tiêu của chính phủ hay tăng thuế) sẽ làm đảo ngược quá trình trên và làm cho lãi suất giảm xuống.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Theo lý thuyết cung- cầu quĩ cho vay thì lượng cung và cầu quĩ cho vay sẽ xác định lãi suất cân bằng. Theo lí thuyết ưa thích tiền mặt của John. M. Keynes thì lãi suất cân bằng được xác định dựa vào lượng cung và cầu tiền tệ. Tuy nhiên, theo Keynes thì việc xác định lãi suất cân bằng bằng cách làm cân bằng lượng cung và lượng cầu quĩ cho vay hay làm cân bằng lượng cung và cầu tiền tệ thì đều như nhau. Ông cho rằng, cầu tiền tệ bao gồm cầu giao dịch, cầu đầu cơ và cầu dự phòng, trong đó cầu giao dịch chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khi cầu tiền tệ tăng thì cũng có nghĩa là cầu quĩ cho vay tăng lên. Còn cung tiền tệ bao gồm việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương và việc tạo tiền của NHTM. Khi cung tiền tăng nghĩa là việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương nhiều hơn hay việc tạo tiền của NHTM nhiều hơn nghĩa là cung quĩ cho vay cũng tăng lên.
Vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (hay mở rộng) thông qua các công cụ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm cho cung tiền tệ giảm (hay tăng) do đó cung quĩ cho vay cũng giảm (hay tăng), từ đó làm cho lãi suất tăng (hay giảm) tương ứng.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy các ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn (thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn) để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ khi nền kinh tế bị lạm phát nhằm ổn định tiền tệ, ổn định giá cả hàng hóa bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu, chống giảm phát tiền tệ, chống suy thoái kinh tế bằng cách giảm lãi suất chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Trong tiến trình tiến tới tự do hoá lãi suất các nước như Malaisia, Singapore đều sử dụng các công cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách dự trữ bắt buộc để tác động tới lãi suất thị trường khi cần thiết. Tự do hoá lãi suất nghĩa là để cho lãi suất được tự do điều tiết theo quan hệ cung- cầu, không can thiệp trực tiếp vào nó. Tuy nhiên, trong từng điều kiện kinh tế khác nhau, ngân hàng trung ương các nước vẫn phải sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động tới lãi suất bởi lãi suất là một biến số kinh tế rất quan trọng. Bất kì một sự biến động nào của lãi suất cũng có ảnh hưởng tới các chỉ số kinh tế khác trên thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để hiểu rõ hơn tại sao lãi suất lại là biến số kinh tế được theo dõi hàng ngày bởi các chủ thể kinh tế chúng ta cùng đi tìm hiểu vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế.
1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
1.4.1. Vai trò của lãi suất đối với các nền kinh tế nói chung
Qua nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm các nhà kinh tế học từ kinh tế học cổ điển cho tới kinh tế học hiện đại đều cho rằng lãi suất có 3 vai trò cơ bản đối với bất kì một nền kinh tế nào.
Thứ nhất, lãi suất là công cụ đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế
Lãi suất là một biến số kinh tế rất nhạy cảm. Một sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động trực tiếp tới hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó tác động ngược tới đầu tư, tiết kiệm, tổng cầu, khu vực sản xuất vật chất, khu vực kinh tế đối ngoại, khu vực tiền tệ, ngân sách….Nhìn vào chỉ số lãi suất người ta có thể biết được tình trạng kinh tế nói chung của một nước. Qua phân tích lí thuyết và thực tế của nhiều nước các nhà kinh tế học đã đi đến kết luận rằng:
“ Lãi suất tín dụng rất cao thể hiện nền kinh tế khủng hoảng
Lãi suất tín dụng hơi cao thể hiện nền kinh tế năng động, đang trên đà phát triển
Lãi suất tín dụng rất thấp thể hiện nền kinh tế trì trệ, suy thoái”
Chúng ta có thể giải thích kết luận trên bằng việc giả định các qui luật thị trường đặc biệt là qui luật cung- cầu hoạt động hiệu quả bởi nếu trong nền kinh tế thị trường các qui luật thị trường hoạt động không hiệu quả, bị bóp méo đi thì công cụ lãi suất sẽ không hoạt động theo đúng cơ chế cung- cầu của nó. Như vậy lãi suất không còn là công cụ để đánh giá được tình trạng kinh tế của nước đó.
Trong nền kinh tế thị trường nếu như lãi suất tín dụng rất thấp thì chứng tỏ ngân hành trung ương đang có chủ trương “kích cầu” nền kinh tế. Thực hiện chủ trương “kích cầu” nền kinh tế, các chính phủ thương ưu tiên cho việc kích thích đầu tư thông qua công cụ lãi suất bởi lãi suất là m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top