Bartlet

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC


Lời nói đầu
Nội dung
I. Định nghĩa lạm phát
II. Cách đo lường lạm phát
III. Nguyên nhân của lạm phát
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
2. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam
3. Lạm phát được tính như thế nào
4. Lạm phát ảnh hưởng tới ai
IV. Giải pháp của chúng ta hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo

















LỜI NÓI ĐẦU

Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây lạm phát ở Việt nam lại bắt đầu được một số các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước đưa ra tranh luận. Sở dĩ vấn đề này được quan tâm vì gần đây chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế tăng đột biến trong nửa đầu năm nay, CPI tăng 7,2% và đoán có thể còn tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm ở mức hai con số là hoàn toàn có thể. Điều này đã vượt qua kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 5% như kế hoạch đầu năm của Quốc Hội. Chính phủ cũng có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tìm ra nguyên nhân của sự tăng giá và tìm kiếm những giải pháp cho việc ổn định giá cả trong thời gian tới. Cuộc tranh luận hiện nay xoay quanh vấn đề liệu sự tăng giá này có phải là lạm phát không? Nguyên nhân dẫn đến tăng giá hiện nay có gì khác so với nguyên nhân tăng giá vào những năm 80? Có một vài cách giải thích khác nhau về vấn đề này. Một số thiên về quan điểm của phái trọng tiền (monetarist), cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng tiền và không có gì khác nhau giữa việc tăng giá vào những thập niên 80 so với hiện nay và trách nhiệm này thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Một số khác thiên về phái cơ cấu (structuralist), cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng chi phí sản xuất mà nó bắt nguồn từ yếu tố khách quan bên ngoài, việc tăng giá này chỉ nhất thời nên không cần có những chính sách cấp bách. Tiểu luận này tập trung vào xem lại nền tảng của lý thuyết truyền thống về lạm phát và xem xét lý thuyết này trong bối cảnh dữ liệu của Việt nam hiện nay. Kết quả của nghiên cứu này nhằm làm rõ nguyên nhân của sự tăng giá về mặt lý thuyết và thảo luận thực tế Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó có một vài biện pháp chính sách đề nghị để cắt giảm tăng giá.



NỘI DUNG


I. Định nghĩa lạm phát:
Định nghĩa được nhiều người chấp nhận cho rằng lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá tổng quát. Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến bất đồng cho rằng lạm phát là phát hành tiền quá mức và do vậy chỉ gọi là lạm phát khi mà mức giá tổng quát tăng bắt nguồn do tăng suất tăng cung tiền. Những ý kiến này cho rằng một số cú sốc về phía cung hay phía cầu làm tăng mức giá tổng quát, chẳng hạn như tăng tiền lương, tăng giá hàng hoá nhập khẩu, tăng giá lương thực phẩm thì không thể gọi là lạm phát. Để xác định trong nền kinh tế có lạm phát thực sự hay không, những ý kiến này cho rằng cần loại trừ những yếu tố trên khi phân tích xu hướng của mức giá tổng quát.
Trong phân tích dài hạn, những lập luận trên không có gì mâu thuẫn nhau. Về lý thuyết, mức giá tổng quát tăng khi tổng cung giảm hay tổng cầu tăng. Tổng cung giảm có thể do cú sốc bất lợi về công nghệ, cung lao động giảm hay là giá của yếu tố sản xuất tăng. Nhưng tổng cung giảm không gây ra sự tăng giá liên tục trừ khi chúng được tiếp ứng bởi Ngân hàng Trung ương bằng cách tăng lượng tiền liên tục. Tương tự, tổng cầu tăng có thể là do tăng tiêu dùng chính phủ, giảm thuế hay do tăng cung tiền. Việc tăng tiêu dùng và giảm thuế của chính phủ là có giới hạn nên không thể gây ra sự tăng giá liên tục chỉ trừ khi sự thâm hụt trong ngân sách được tài trợ bằng cách phát hành tiền liên tục. Trong trường hợp này chỉ có một yếu tố không có giới hạn là suất tăng cung tiền. Do vậy, có thể có nhiều yếu tố làm tăng giá nhưng khi bàn đến lạm phát trong dài hạn, các nhà kinh tế thường đề cập đến suất tăng cung tiền như là nguyên nhân của lạm phát. Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quan tâm đến xu hướng tăng giá tổng quát chứ không phải sự dao động đột ngột trong mức giá tổng quát.
II. Cách đo lường lạm phát:
Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mức giá tổng quát theo thời gian. Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát được tính toán như thế nào?
Hai thước đo thông dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Chỉ số giá tiêu dùng là một tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong nhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. Nhược điểm chính của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng số cố định trong tính toán. Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu dùng và trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ bản của người dân thành thị mua vào năm gốc. Những nhược điểm mà chỉ số này gặp phải khi phản ánh giá cả sinh hoạt là (1) không phản ánh sự biến động của giá hàng hoá tư bản; (2) không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hoá khác nhau theo thời gian. Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số thay mặt tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát và chỉ số không phản ánh được sự biến động giá cả trong từng tháng.
Việt Nam trong những năm qua cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính tỷ lệ lạm phát và sử dụng nó cho mục đích điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài những nhược điểm như phân tích ở trên, chỉ số này không phản ánh được tình hình lạm phát khi mà nó thường xuyên dao động. Sự dao động trong ngắn hạn không có liên quan gì đến áp lực lạm phát căn bản trong nền kinh tế và việc sử dụng chỉ số này làm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ có thể làm chệch hướng chính sách. Với mục tiêu là ổn định tiền tệ trung hạn, chính sách tiền tệ nên tập trung vào xu hướng tăng giá thay vì sự dao động của giá. Hiện nay trên thế giới cũng có sự đồng thuận là nên có một chỉ số giá mà nó không bị tác động của những cú sốc tạm thời để làm cơ sở cho hoạch định cũng như đánh giá hoạt động của chính sách tiền tệ. "Lạm phát cơ bản" (core inflation) được xây dựng để đáp ứng yêu cầu này. Eckstein (1981) cho rằng lạm phát cơ bản là sự gia tăng mức giá tổng quát xảy ra khi nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng. Bryan (1994) cho rằng lạm phát cơ bản là lạm phát "tiền tệ" mà nó xảy ra là do cú sốc cung tiền. Nhìn chung, ta có thể hiểu lạm phát cơ bản là một phần của lạm phát mà nó có thể được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương. Vấn đề còn lại là “lạm phát cơ bản” được tính toán như thế nào? Trong những năm qua một số nước tính toán dựa vào phương pháp thống kê mà nó tìm cách loại những hàng hoá có mức giá dao động mạnh như giá năng lượng, giá thực phẩm. Thực tế đòi hỏi phải có một khung lý thuyết làm cơ sở cho việc tính “lạm phát cơ bản”. Mankiw và Ries (2002) đưa ra một cách tính gọi là chỉ số giá ổn định dựa vào khung lý thuyết tiền tệ của chu kỳ kinh tế. Chỉ số giá này là chỉ số giá trung bình có trọng số, mà nếu đưa về mục tiêu thì hoạt động kinh tế sẽ ổn định. Trọng số được sử dụng tính toán trong chỉ số đối với giá cả của các khu vực khác nhau ngoài việc phải dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình còn phải dựa vào mức độ nhạy cảm của từng khu vực đối với chu kỳ, tốc độ mà giá trong mỗi khu vực điều chỉnh khi điều kiện kinh tế thay đổi.
III. Nguyên nhân của lạm phát:
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong 5 năm 2003-2007 GDP tăng bình quân trên 8%/năm). Đời sống nhân dân được tăng lên, thu nhập GDP bình quân đầu người từ 402 USD năm 2000 tăng lên 836 USD năm 2007, số hộ cùng kiệt giảm dần, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt, nhiều công trình kinh tế xã hội được hoàn thành, hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN năm 2007 chiếm 156% GDP), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,.. VN được các nước trên thế giới đánh giá tốt và khen ngợi.
Hiện nay nước ta đang đứng trước khó khăn thực sự, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng nhanh năm 2007 là 12.63% và 3 tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%, đặc biệt là cán cân thương mại năm 2007 thâm hụt lớn, nhập khẩu 62,7 tỷ USD tăng +39.6% so với năm 2006, xuất khẩu 48.6 tỷ USD tăng 21,9%, nhập siêu 14,1 tỷ USD (năm 2006 nhập siêu 5 tỷ USD), nhập siêu chiếm tỷ lệ rất đáng lo ngại 19,8%GDP (lưu ý việc nhập siêu tăng nhanh có yếu tố giá cả thế giới (xăng dầu, sắt thép, sợi bông, chất dẻo..) tăng cao do đồng USD yếu), cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao trên 6% GDP ở mức đáng lo ngại…
Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4,9% năm 2007, dự báo xuống 4% năm 2008, thương mại quốc tế giảm mạnh so với năm 2006. Nền kinh tế Mỹ (chiếm ¼ GDP toàn thế giới) đang suy giảm chuyển qua suy thoái, ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm trên thế giới gia tăng đột biến, lạm phát xảy ra ở nhiều nước, thị trường tài chính thế giới thiệt hại khoảng 3500 tỷ USD. Vì vậy bài toán kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay là bài toán phức tạp và vô cùng khó khăn, vừa kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo tăng trưởng. Do đó, khi triển khai giải pháp kiềm chế lạm phát, cần có sự đồng thuận và chia sẻ của các cấp, của mọi người, của người đi vay và người cho vay, giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, giữa người gởi tiền và ngân hàng huy động vốn, giữa tổ chức xuất khẩu với tổ chức nhập khẩu, giữa cái riêng và cái chung…Phải sử dụng cả giải pháp ngắn hạn (tỷ giá, lãi suất, hạn mức, thắt lưng buộc bụng, trợ giá, trợ cấp …) và dài hạn (kiểm soát tín dụng, chi tiêu công, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tăng năng suất lao động…). Đặc biệt cần bình tĩnh đối phó vì chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm chống lạm phát thành công trong những năm 1986-1988 lạm phát trên 300%/năm, năm 1991 lạm phát là 61.5%, năm 1994 lạm phát là 12.7%…. năm 2007 lạm phát bùng nổ trở lại trên thế giới và VN !
Hình: Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)

Nguồn: IMF, International Financial Statistics
Trong hình cho thấy, từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở Việt Nam đã cao hơn các nước láng giềng ngoại trừ Indonesia, một quốc gia đang đối mặt với những vấn đề kinh tế, chính trị nghiêm trọng, năm 2004 CPI là 9.5%, 2005 là 8.4%, năm 2006 là 6.6%. Hiện nay, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong các nước Đông Á. Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho đến tháng 12/2007 đã là 12.63% (tháng 11/2007 là 9,45%) và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 chỉ số CPI tại nước ta đã lên tới 9.19%. Nguyên nhân tại sao? Giải pháp thế nào để vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo tăng trưởng?
2. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam:
Trước hết ta xem xét, về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhóm nguyên nhân:
- Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ, thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu lạm phát ở Áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá.
- Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương (tiền công) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn.
- Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng.
- Lạm phát trơ ì (lạm phát quán tính): có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ đều đặn, tỷ lệ lạm phát thịnh hành có thể được đoán và do đó được đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó. Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi.
Thông thường những cú sốc đối với nền kinh tế từ phía cung hay cầu làm cho tỷ lệ lạm phát thực tế di chuyển lên trên hay xuống dưới tỷ lệ lạm phát cơ bản. Các cú sốc chính về phía cầu bao gồm sự tăng nhanh của tổng cầu do đoán thu nhập sẽ tăng.
Lạm phát do chính sách, lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạn chế không đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách. Thông thường, những cú sốc bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá năng lượng hay thu hẹp thương mại với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổ sung cho áp lực lạm phát.
Tại Việt Nam, các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở Việt Nam với những trọng số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Năm 2007, là năm mà các nguyên nhân đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giới nên bùng nổ lớn. Chúng ta có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trong và bên ngoài để dễ xem xét khi đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.
a. Nguyên nhân bên ngoài:
Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những năm gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lương thực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở Việt Nam. Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao, xăng dầu tăng (giá dầu thô từ 60 USD/thùng đầu năm 2007 tăng lên trên 100 USD/thùng cuối năm 2007), sắt thép tăng 30%, phân bón tăng 20%, lúa mì tăng 60%, sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên 30%, nên giá thu mua cũng tăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ lệ cao (42,85%), nhà ở vật liệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu trong năm 2007 tăng nhanh, giá vàng thế giới v trong nước tăng rất cao, ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng mạnh.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta hiện nay trên 88% so với GDP (Nhập khẩu khoảng 62.7 tỷ USD/ 71.2 tỷ USD) vì nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhiên vật liệu thế giới. Các nước lớn tỷ lệ này rất thấp như châu Âu khoảng 25-30%, Mỹ 14,54%, Trung Quốc 26,69%…Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 111,3 tỷ USD chiếm 156% GDP. Vì vậy khi đồng USD mạnh (năm 1991, năm 1997-1998) ta gặp khó khăn (vì nhập siêu), USD yếu như hiện nay ta cũng khó khăn! Tại sao những nước khác ít bị ảnh hưởng? Các nước đã quen với sự tăng giảm của USD, họ hội nhập trước chúng ta nên đã có nhiều kinh nghiệm và cũng đã gặp khủng hoảng nhiều lần (1997-1888). Trong năm 2007, để tự vệ, các nước chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá USD (kể từ tháng 9/2007) và nâng giá bản tệ nhằm tránh ảnh hưởng lạm phát thế giới, như Thái Lan giảm giá USD 4%, Singapore giảm giá USD 10.45%, Trung Quốc giảm giá USD 8.57%, Thụy sĩ giảm giá USD 16%, Philippine giảm giá USD 14%, Malaysia giảm giá USD 7.25%…(xem biểu đồ 5-11). Trong khi năm 2007, VN chủ động ổn định tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu (tổ chức xuất khẩu lãi cao) hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng…! (năm 2007, USD tăng giá 0.1% so với VND, trong 3 tháng đầu năm 2008, USD có điều chỉnh giảm khoảng 0.6%so với VND). Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá USD là sự điều chỉnh theo tín hiệu thị trường quốc tế, chứ không phải là ta muốn tăng giá VND, vì không có chính phủ nào muốn tăng giá đồng bản tệ. Đơn vị xuất khẩu phải hiểu rằng đó là sự điều chỉnh và phải chia sẻ với khó khăn của nhiều người về căn bệnh lạm phát, điều quan trọng mà đơn vị xuất khẩu kêu to là ngân hàng không mua USD, nên không có VND để thu mua, mua chậm giá càng cao. Hiện nay NHNN đã mua hết nhưng đơn vị không bán nữa vì USD có dấu hiệu tăng giá trong tương lai. Nếu NHNN VN chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá USD từ tháng 9/2007 như nhiều nước, thì việc kiềm chế lạm phát sẽ đỡ tốn kém. Vì trước sự suy giảm kinh tế và hệ thống ngân hàng- tài chính Mỹ đang gặp khó khăn về tín dụng địa ốc, ngày 18/09/2007 FOMC (The Federal Open Market Committee) Ủy ban thị trường mở của FED chính thức quyết định khởi đầu đợt hạ lãi suất của quỹ liên bang (federal funds rate) từ 5.25% xuống 4.75% và đến ngày 18/03/2008 là 2.25%, để tạo thanh khoản cho thị trường tín dụng của các ngân hàng tại Mỹ, hỗ trợ thị trường chứng khoán, ngăn chặn suy thoái, FED đã bơm vài trăm tỷ USD thông qua nghiệp vụ thị trường mở…Ngày 29,30 tháng 4 FED sẽ có cuộc họp quan trọng tiếp theo để xem xét việc có cắt giảm lãi suất hay không?
b. Nguyên nhân bên trong:
- Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà, trong khi đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành chính, giáo dục, y tế… nhiều người không thể mơ nổi một căn nhà. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp. Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ máy điều hành của chúng ta. Đảng và Nhà nước đã thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở Việt Nam trong vài năm gần đây bình quân hàng năm trên 40% GDP và hệ số ICOR là 4,7 (có nghĩa là VN hiện cần 4,7 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng), hệ số này là rất cao so với các nước khác trong khu vực. Tổng cầu tăng, nhưng tổng cung tăng hạn chế nên giá phải tăng.
- Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than,… làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác.
- Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền (tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai.
Thứ hai, phải luôn luôn duy trì sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khoá trong điều hành nền kinh tế. Trước mắt, cả hai chính sách cần tập trung vào mục tiêu cắt giảm lạm phát. Trong thời gian tới, cần xây dựng lộ trình thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách. Tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước bởi hai lý do: (1) trong điều kiện nền kinh tế mở và tỷ giá ngày càng nới lỏng theo cơ chế thị trường, chính sách tiền tệ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế; (2) để tiến tới thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước phải thực sự có quyền hạn độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Thứ ba, các chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách tiền lương phải cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra cách thực hiện phù hợp, nhằm định hướng cho dân chúng có kỳ vọng hợp lý, nhất là đối với vấn đề giá cả.

KẾT LUẬN

Kiềm chế lạm phát không phải là bài toán không có lời giải, vấn đề là cần chấp nhận những thiệt hại nhất định cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cho ngân sách nước nhà. Vì vậy, cần có đồng thuận và chia sẻ của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân. Cần đặt nước ta trong nền kinh tế thế giới để có cái nhìn tổng hợp và bình tĩnh hơn. Các Bộ, các ban ngành từ trung ương đến địa phương cần làm hết sức mình, bằng những kế hoạch cụ thể để triển khai các chỉ đạo mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Những kết quả tốt đẹp sẽ đến với kinh tế Việt Nam nếu chúng ta đoàn kết và có quyết tâm cao theo một đường lối thống nhất của Đảng và Nhà nước ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top