kimmaihoang2008

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo đảm tiền vay 1
1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay và biện pháp bảo đảm tiền vay. 1
1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay. 1
1.1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay. 1
1.1.2.1. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. 1
1.1.2.2. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 2
1.2. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay, thủ tục hợp đồng bảo đảm. 5
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. 5
1.2.2. Thủ tục hợp đồng bảo đảm. 6
1.2.2.1. Hợp đồng bảo đảm. 6
1.2.2.2. Việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. 6
1.2.2.3. Việc chuyển giao tài sản bảo đảm. 7
1.2.2.4 Định giá tài sản bảo đảm. 7
1.3. Xử lý tài sản bảo đảm. 9
1.3.1. Trường hợp khách hàng phải trả nợ đúng hạn và đầy đủ. 9
1.3.2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. 9
1.3.2.1. Xử lý tài sản cầm cố. 10
1.3.2.2. Xử lý tài sản thế chấp. 11
1.4. Rủi ro bảo đảm tiền vay và hình thức bảo đảm ngân hàng ưa chuộng. 12
1.4.1. Rủi ro bảo đảm tiền vay. 12
1.4.1.1. Rủi ro với tài sản cầm cố. 12
1.4.1.2. Rủi ro tài sản thế chấp. 12
1.4.1.3. Rủi ro của hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh. 13
1.4.2. Các hình thức bảo đảm được ngân hàng ưa chuộng. 13
1.4.2.1. Cầm cố giấy tờ có giá do các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam phát hành và chứng khoán Chính phủ. 13
1.4.2.2. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. 13
Chương 2. Quy chế đảm bảo tiền vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 14
2.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 14
2.1.1. Sự hình thành ngân hàng công thương Thanh Xuân. 14
2.1.2. Môi trường kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân. 15
2.1.3. Mô hình tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Xuân. 16
2.2. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 17
2.2.1. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nền kinh tế nói chung. 17
2.2.2. Vai trò doanh nghiệp ngoài quốc doanh với ngành ngân hàng. 18
2.3. Các hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 18
2.3.1. Hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 18
2.3.2. Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân. 19
2.3.2.1. Cho vay thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. 19
2.3.2.2. Cho vay bảo lãnh tài sản của bên thứ ba. 20
2.4. Thực trạng tình hình dư nợ của khối kinh tế ngoài quốc doanh. 20
2.4.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 20
2.4.2. Thực trạng tình hình dư nợ có bảo đảm của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân trong tổng tể thực trạng kinh doanh của Ngân hàng công thương Thanh Xuân. 21
2.4.2.2. Xư hướng phát triển của các khoản nợ vay của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bảo đảm bằng tài sản. 23
2.5. Việc chấp hành quy chế đảm bảo tại ngân hàng công thương Thanh Xuân. 25
2.5.1. Những mặt tích cực 25
2.5.2. Những mặt hạn chế. 25
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân. 27
3.1. Đối với những khoản vay chưa giải ngân. 27
3.1.1. Vấn đề thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. 27
3.1.2. Vấn đề thẩm định tài sản bảo đảm. 27
3.1.3. Vấn đề dự báo tính ổn định của tài sản đảm bảo. 28
3.2. Đối với khoản cho vay đã giải ngân. 29
3.2.1. Kiểm tra tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. 29
3.2.2. Kiểm tra tình hình hiện trạng của tài sản bảo đảm. 29
3.2.3. Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. 30
3.3. Đối với những khoản cho vay không thu được nợ. 30
3.3.2. Yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết. 31
3.4. Vận dụng các bảo đảm trong mối quan hệ với rủi ro, thời hạn và quy mô tín dụng. 31
3.4.1. Quan hệ rủi ro và đảm bảo. 31
3.4.2. Quan hệ giữa thời hạn cho vay và bảm đảm. 32
3.4.3. Quan hệ giữa quy mô tín dụng và bảo đảm. 32
3.5. Việc học tập cập nhật văn bản quy chế mới về tín dụng và bảo đảm tiền vay. 33
Kết luận. 34
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

để hạn chế ngăn ngừa rủi ro tín dụng nhưng chính những bảo đảm tín dụng ấy cũng tiềm ẩn rủi ro.
1.4.1.1. Rủi ro với tài sản cầm cố.
Đối với tài sản cầm cố là tài sản không có đăng ký quyền sở hữu, ngân hàng rất khó quản lý chúng vì thực tế kho của ngân hàng có diện tích có hạn mà các khoản vay lại nhiều. Do đó, ngân hàng thường quản lý tại kho của khách hàng hay thuê kho của bên thứ ba. Trong trường hợp này, mặc dù ngân hàng là người duy nhất giữ chìa khoá kho hàng hoá và bảng niêm phong kho mang tên ngày hàng nhưng ngân hàng vẫn không chắc chắn được về chất lượng tài sản cũng như an toàn tài sản. Hơn nữa, phí thuê kho lại cao, do đó, mặc dù là cách tương đối an toàn, nhưng chỉ nên áp dụng với hàng hoá mới mua hay nhập khẩu được thị trường chấp nhận.
Đối với tài sản tài chính và quyền tài sản thì các ngân hàng nên lưu ý đây là giấy tờ có giá và cẩn trọng với giấy tờ chứng chỉ có giá khống.
1.4.1.2. Rủi ro tài sản thế chấp.
Đối với tài sản thế chấp là tài sản bất động sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị. Mặc dù những tài sản đều do ngân hàng nắm giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu những vẫn không an toàn. Giá trị tài sản bị hao mòn hữu hình và vô hình, thị trường tiêu thụ loại tài sản này không rộng rãi như thị trường hàng hoá nguyên vật liệu trong cầm cố.
Đối với tài sản cầm cố là giá trị quyền sử dụng đất thì rủi ro nằm ở cả phía thị trường và Nhà nước.
Khi thị trường tiền tệ không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư thì họ sẽ chuyển sang lĩnh vực đất đai, điều này làm cho giá cả đất biến động nên việc định giá tài sản của ngân hàng có khả năng không chính xác hay giá cao hơn giá thị trường, ảnh hưởng đến an toàn của khoản tín dụng, hay thấp hơn giá trị thị trường ảnh hưởng đến mức cho vay của ngân hàng, do đó chiến lược khách hàng bị ảnh hưởng.
hay khi có quy hoạch của Chính phủ thì tài sản thế chấp lúc mang đi thế chấp thì là tài sản hợp pháp nhưng do có quy hoạch thì tài sản đó lại trở thành tài sản bất hợp pháp. Điều này gây thiệt hại lớn cho ngân hàng vì người đi vay sẽ có động cơ không trả nợ và tài sản lại không thể xử lý để thu hồi nợ.
1.4.1.3. Rủi ro của hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh.
Đối với trường hợp bảo lãnh đối vật thì mức độ rủi ro tương tự như các hình thức bảo đảm bằng tài sản.
Đối với trường hợp bảo lãnh đối nhân thì rủi ro xảy ra khi người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấp dứt hoạt động hay bên bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết.
Theo quy định của luật dân sự, trong thế chấp hay cầm cố nếu bên thế chấp cầm cố chấm dứt (cá nhân chết hay pháp nhân chấm dứt hoạt động) thì việc thế chấp cầm cố vẫn có hiệu lực đối với bên chủ nợ. Trái lại trong bảo lãnh nếu bên bảo lãnh chấm dứt thì chấm dứt việc bảo lãnh. Đây là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm.
1.4.2. Các hình thức bảo đảm được ngân hàng ưa chuộng.
1.4.2.1. Cầm cố giấy tờ có giá do các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam phát hành và chứng khoán Chính phủ.
Các ngân hàng yêu thích hình thức bảo đảm này vì nó dễ dàng thẩm định, dễ dàng thu hồi nợ khi khách hàng không trả được. Việc ra quyết định cho vay vì thế mà cũng dễ dàng hơn.
Các giấy tờ có giá này có sự đảm bảo chắc chắn là sẽ được thanh toán và nó chỉ lỏng hơn tiền mặt một chút. Ngân hàng vì thế rất ưa thích loại hình cho vay này.
1.4.2.2. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Hầu hết các khoản vay có bảo đảm tại các ngân hàng được bảo đảm bằng hình thức thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Các ngân hàng thường áp dụng hình thức này một phần vì tài sản lớn của người dân với tài sản là rất cao. Do đó khi ngân hàng cấp tín dụng thì rất an tâm vào sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
Chương 2
Quy chế đảm bảo tiền vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
2.1. vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
2.1.1. Sự hình thành ngân hàng công thương Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân được thành lập từ đầu năm 1997 là địa bàn có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, có tiềm năng để mở rộng thị trường tiền tệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn, cung ứng vốn tiền tệ dịch vụ. Thanh toán góp phần tạo môi trường giúp các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ngày 08/03/1997 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ra quyết định thành lập số 17/HĐQT-QĐ về việc thành lập Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/04/1997.
Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân ra đời đánh giá sự phát triển không ngừng của cuộc đổi mới kinh tế đất nước nói chung, sự phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ tiền tệ, thanh toán của hệ thống ngân hàng công thương nói riêng. Từ phòng một giao dịch chủ yếu huy động tiết kiệm và cho vay thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam với chức năng hoạt động đầy đủ của chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Ngay từ khi thành lập, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã đối mặt với những thử thách lớn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng do "sinh sau đẻ muộn" các đơn vị tổ chức kinh tế đều đã quan hệ lâu đời và mật thiết với các tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mặt khác tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn do năng lực tài chính yếu, kỹ thuật công nghệ thiếu đồng bộ và lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, công nợ lớn ở nhiều đơn vị nên có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân.
Do cho nhánh mới thành lập nên cơ sở vật chất vẫn cón chật hẹp, lượng khách hàng đến giao dịch vẫn chưa nhiều, dư nợ cho vay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên Đảng uỷ, Ban giám đốc Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã xây dựng phương hướng kinh doanh và các biện pháp để triển khai nhiệm vụ kinh doanh của các năm sau đó, lấy mục tiêu "hiệu quả kinh doanh gắn với an toàn vốn" là tư tưởng chỉ đạo để động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và của cấp trên giao cho Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân.
2.1.2. Môi trường kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân.
Về thuận lợi:
Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân hoạt động trên địa bàn quân Thanh Xuân có thế mạnh sản xuất công nghiệp, có tiềm năng mở rộng thị trường. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng công thương Việt Nam đến tháng 3/1999 Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân hoàn toàn tách ra khỏi ngân hàng công thương Đống Đa trở thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã mở rộng hoạt động kinh doanh bằng nhiều hình thức như mở rộng thêm các q...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top