iwmwbtt

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường





MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
I. Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người mới 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
I. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người 3
II. Ngoài ra ta tìm hiểu những vấn đề sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền bao cấp sang nền kinh tế thị trường 6
III. Vai trò của chủ thể trong định hướng phát triển nhân cách 8
IV. KẾT LUẬN 11
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời giới thiệu
Trải qua hàng nghìn năm con người đã có sự thay đổi, tiến bộ rất nhiều. Từ kỷ nguyên sơ khai con người sống thành từng bầy đàn sau đó phát triển dần lên thành bộ tộc, bộ lạc....Khi đó con người vẫn chưa hiểu biết được những quy luật của tự nhiên xã hội. Khi có những hiện tượng là (sấm sét...) họ cho rằng đó là sự trừng phạt của chúa trời, của Đấng tối cao họ thần thánh hoá hết và tìm vào một thế giới siêu nhân, cùng với sự trôi đi của thời gian, khả năng nhận thức của con người đã phát triển, tầm nhận thức cao hơn, sâu hơn. Họ thấy được sự vận động của các quy luật, thấy được các hiện tượng xảy ra đó xuất phát từ đầu.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò của con người ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội. Sự nhận thức của con người phải cao hơn để phù hợp với sự phát triển đó. Vậy sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sự hình thành phân cách con người mới hay không ? Mức độ ảnh hưởng đến đâu. Đó là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Và với em, em đã chọn đề tài “ Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường” với mong muốn được hiểu thêm về nhân cách con người trong nền kinh tế mới.
Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận: Theo trình tự của một bài viết.
Cơ sở lý luận
I. Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người mới.
Mỗi hình thái kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt khác với các hình thái kinh tế khác nhau. Hình thái kinh tế ra đời sau sự kế tục phát huy và loại bỏ của các hình thái kinh tế trước nó. Nhưng với mọi hình thái kinh tế đều lấy hình ảnh nhất định về con người làm cơ sở. Theo đó mà con người cũng phải có nhân cách phù hợp với từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự thay đổi đó đều nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của toàn xã hội.
Vậy nhân cách là gì? Nhân cách là sản phẩm của vật chất hay là sản phẩm của ý thức, là cái tồn tại vốn có trong mỗi con người, là thực tế sinh học hay là thực tế xã hội của mỗi con người. Điều đó còn phụ thuộc vào quan điểm của những nhà triết học.
Đối với quan điểm trước Mac cho rằng nhân cách con người là sản phẩm thuần tuý của ý thức do một lực lượng siêu nhiên ban cho. Đó là quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình lúc đó thì cho rằng nhân cách là sản phẩm thụ động của môi trường xã hội hay môi trường sinh vật.
Nhưng quan điểm triết học Mac – Lênin thì cho rằng.
Nhân cách là sự thể hiện cá nhân những phẩm chất có ý nghĩa xã hội của con người. Là hình thức tồn tại quan hệ xã hội được thể hiện dưới dạng cá nhân, là thước đo tính xã hội của con người. Nói chung thì nhân cách là cái được hình thành và phát triển thông qua các mối quan hệ xã hội và thông qua hoạt động của chính cá nhân con người có nhân cách ấy, trong đó quan trọng nhất là những quan hệ đạo đức tốt đẹp và hoạt động tiếp thu, sáng tạo ra các giá trị văn hoá, xã hội
Cơ sở thực tiễn
Một hình thái kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng chúng lại thống nhất ở một điểm đó là lấy con người làm cơ sở cho sự phát triển. Vậy với mỗi hình thái kinh tế thì con người phải có sự thay đổi cho sự phát triển của hình thái đó.
I. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người.
1. Kinh tế thị trường:
Là một hệ thống kinh tế vận động và phát triển thông qua sự vận động mang tính quy luật của nhiều mối quan hệ VD: Quy luật cung cầu: Quy luật giá trị thặng dư... Kinh tế thị trường là đỉnh cao của nền kinh tế hàng hoá. Nó có đặc trưng riêng khác với nền kinh tế tập trung bao cấp. Nền kinh tế thị trường kế hoạch hoá sản xuất không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở từng xí nghiệp các bộ phận, từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Còn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì được kế hoạch từ cấp trung ương các xí nghiệp, các bộ phận cơ sở, thì cứ theo việc đó mà tiến hành sản xuất thiếu đâu nhà nước chịu. Các xí nghiệp, các bộ phận cơ sở ấy không phải chịu thua lỗ, thất bại của doanh nghiệp và trong cơ chế kinh tế này thì các doanh nghiệp không phải tuân theo quy luật cạnh tranh. Còn ngược lại trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Không có quy luật cạnh tranh. Còn ngược lại trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Không có quy luật cạnh tranh thì không phải nền kinh tế thị trường.
Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường như vậy đã làm cho con người ngày càng trở nên năng động sáng tạo hơn sơ với cơ chế tập trung bao cấp. Vậy sự thay đổi của các hình thái kinh tế đã làm cho con người thay đổi để phù hợp với từng hình thái phát triển đó hay nói cách khác, xã hội quy định ý thức xã hội nên con người phải có ý thức xã hội. Phù hợp với điều kiện xã hội thời kỳ bao cấp.
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong hoàn cảnh lịch sử kinh tế thị trường.
Xuất phát từ chỗ cho rằng trong nền kinh tế thị trường con người tuy có lý trí nhưng cũng có ... lợi rằng nền kinh tế đó dựa vào trên cơ sở tư nhân về tư liệu sản xuất và trên cơ sở tự do phát triển của cá nhân, người ta muốn nhấn mạnh đến lợi ích cá nhân, coi nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân như là một sức mạnh, mọi động lực thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ.
Bước vào nền kinh tế thị trường, con người chấp nhận cạnh tranh và chạy theo lợi nhuận, lợi ích đó là điều hiển nhiên. Song cũng có nhiều nhân tố khác xô đẩy cá nhân vào cảnh bối rối, liều lĩnh thậm chí dẫn đến tình trạng “ tâm thần phẫn lập”. Trong tình huống đó nhiều khi, như nhà triết học pháp Ăng đrêc luman đã viết: “ con người là hang ổ của sự vô nhân đạo”. Cho nên để đạt tới sự cân bằng, bù trừ hay loại bỏ được những tác nhân tiêu cực trong mỗi cá nhân, con người phải nhận thức và thoả mãn được 3 yếu tố cơ bản. (1)
+ Mỗi cá nhân đều hành động theo nguyên tắc; quyền luôn luôn gắn với trách nhiệm của họ. Trong cuộc sống sự tồn tại và phát triển cần chữ “tín” lòng chân thành nghĩa là với sự tự ý thức đúng đẵn và sâu xa.
+ Con người sinh ra không chỉ tồn tại một mình như cá thể riêng rẽ. Cũng vì thế mới xuất hiện nỗi sợ hãi trước cô đơn và có yêu cầu hợp tác trong mọi trường hợp, mọi hoạt động. Trong nền kinh tế cũng vậy, một hay một số cá nhân đơn độc không thể nào giải đáp nhanh chóng triệt để những câu hỏi như: cần sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cần phân phối cho ai.
(1) Mỗi cá nhân không loại trừ kiểu người được coi là “làm ăn kinh tế” “kinh doanh buôn bán” đều phải có đạo đức Do đó có nhiều hình thức thị trường và kinhdoanh, nên trong thời đại ngày nay cần đề cập đến mặt đạo đức trong nhân cách mới con người từ nhiều mối quan hệ khác nhau, đối với tự nhiên, sự sốn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top