phu0ngthj3ugj4

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
6. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
1.1 Lý luận chung về ý thức thẩm mỹ.
1.1.1 Khái niệm ý thức thẩm mỹ.
1.1.2 Bản chất của ý thức thẩm mỹ.
1.1.3 Đặc trưng của ý thức thẩm mỹ.
1.1.4 Vai trò của ý thức thẩm mỹ đối với đời sống xã hội.
1.2 Lý luận chung về giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
1.2.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.2 Bản chất của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.3 Mục đích nhiệm vụ của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.4 Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
1.2.5 Đặc thù học sinh PTTH.
1.2.6 Nội dung phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
1.2.7 Vai trò của giáo dục ý thức thẩm mỹ nói chung và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH trong sự phát triển xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ tại trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1.3 Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.2.1 Dự báo khuynh hướng biến đổi những vấn đề lien quan đến giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập.
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
KẾT LUẬN
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến hoạt động thực tiễn, đó là con đường tất yếu của sự nhận thức”.
Con người là một động vật cao cấp, có ý thức và có hoạt động thực tiễn, bằng lao động và khả năng tư duy sáng tạo đã và đang cố gắng cải tạo tự nhiên-xã hội phục vụ cho đời sống con người. Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội nên nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, thể hiện trên các mặt sau đây:
Cải tạo tự nhiên: Ý thức thẩm mỹ tiên tiến tạo tiền đề to lớn cho việc hình thành con người nhân văn, biết cảm thụ, thưởng thức những cái hay, cái đẹp trong tự nhiên như phong cảnh đẹp, một hình tượng quê hương như mái đình, bến nước, con đò, sông quê…để từ đó sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật tô thắm thêm tình yêu quê hương, yêu đất nước trong mỗi người. Từ tình cảm yêu quê hương đất nước dẫn đến những hành động thực tiễn để bảo vệ môi trườn như trồng cây xanh bảo vệ rừng, thu gom rác thải… để làm sạch môi trường.
Giải phóng giai cấp, giải phóng con người: cùng với việc cải tạo tự nhiên, thiên nhiên, ý thức thẩm mỹ tiên tiến giúp con người có một cái nhìn “tình người” về các vấn đề của đời sống xã hội theo quy luật của cái đẹp, để từ đó dẫn đến những hành động chống bất công, chống lại cái ác… Trong những năm kháng chiến, dân tộc ta đã có những bài hát, vần thơ thể hiện ý chí sắt đá “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” hay “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà long phơi phới dậy tương lai”. Các tác phẩm nghệ thuật này đã cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, làm nên chiến thắng lẫy lừng mùa xuân năm 1975, giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn được độc lập tư do.
Ngày nay ý thức thẩm mỹ định hướng cho con người biết đâu là cái đẹp, cái xấu, cái anh hùng, cái bi, cái hài…để hình thành tình cảm thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ trong con người, từ đó, dần dần góp phần hình thành con người có nhân văn biết hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật theo tiêu chí “nghệ thuật vị nhân sinh” , có những hành động nhân văn như quyên góp ủng hộ các loại quỹ vì người nghèo, ủng hộ người dân vùng bị bão lụt, cứu giúp người bị nạn hay các chương trình mùa hè xanh tình nguyện của học sinh-sinh viên…Những tác phẩm nghệ thuật, thời trang hội họa đã mang lại cho con người khoái cảm vô tư, thúc đẩy con người đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, phản đối, bài trừ cái xấu, cái ác. Ý thức thẩm mỹ tiên tiến bao giờ cũng được thể hiện bằn các hoạt động thực tiễn mang giá trị đạo đức.
1.2 Lý luận chung về giáo dục ý thức thẩm mỹ
1.2.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục ý thức thẩm mỹ
Ngay từ thời tiền sử con người đã chú trọng đến vấn đề giáo dục, theo quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Giáo dục mang những nội hàm và ngoại diên khác nhau, nhưng ngày càng được hoàn thiện về mặt lý luận. Đứng dưới góc độ là một động từ, giáo dục được hiểu là dạy bảo. Điều này trong chế độ chiếm hữu nô lệ được thể hiện rất rõ nét, đó là sự dạy bảo của những tri thức được đúc rút từ những kinh nghiệm. Cùng với sự phát triển của loài người, việc hình thành chữ viết và sách (công cụ truyền tải thông tin) giáo dục được mở rộng hơn trong thời kỳ xã hội phong kiến. Nó có nội hàm rộng lớn hơn bởi giáo dục ở thời kỳ này phần nào đã mang tính định hướng, tính kế thừa và phát triển. Giáo dục không chỉ “giáo” (dạy bảo) mà còn hàm chứa nghĩa “dục” (khả năng sáng tạo). Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, với quan điểm con người làm trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế- chính trị- xã hội thì giáo dục được hiểu theo nghĩa là sự truyền tải thông tin, tri thức một cách có mục đích, có định hướng giữa con người và con người.
Trên phương diện là một bộ môn khoa học, giáo dục được hiểu là “quá trình hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho đời sống”. Như vậy, ngoại diên của khái niệm giáo dục không chỉ dừng lại ở những tri thức về tự nhiên và xã hội, mà còn bồi dưỡng cho con người những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phục vụ đời sống con người.
Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong giáo dục phổ thông ở nước ta. Đã có rất nhiều quan điểm về giáo dục thẩm mỹ. Có quan điểm cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nghệ thuật, hiện nay quan điểm này đã được khắc phục. Tuy nhiên không phải vì thế mà đã phân biệt được đúng đắn, đầy đủ sự khác nhau giữa cái thẩm mỹ và cái nghệ thuật, dù cho cái thẩm mỹ có nội hàm rộng hơn cái nghệ thuật về cấp độ, nhưng sự phân biệt này trong một số trường hợp chỉ mang tính hình thức.
Một số quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, lĩnh hội và sáng tạo cái đẹp. Quan điểm này dường như bó hẹp rất nhiều nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ bởi vì trong nội hàm của giáo dục thẩm mỹ thì ngoài cái đẹp còn có cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn…Bên cạnh đó có quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục con người phát triển toàn diện và hài hòa. Quan điểm này đã nhầm lẫn giữa nội dung bản chất của giáo dục thẩm mỹ với mục đích, mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ và không phân biệt được tính đặc trưng cá biệt của giáo dục thẩm mỹ với các lĩnh vực giáo dục khác.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm giáo dục thẩm mỹ như sau: “giáo dục thẩm mỹ là một quá trình làm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa về mặt thẩm mỹ, trong đó con người có năng lực nhận thức, ý thức đúng đắn đối với đời sống thẩm mỹ của xã hội đồng thời có khả năng tiếp nhận và sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp”.
Ngay từ thời xa xưa, khi bước đầu hình thành phát triển ý thức thẩm mỹ thì con người đã biết thưởng thức tiếp nhận, tạo ra cái đẹp. Con người vừa hoạt động thẩm mỹ, vừa giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ cận kề, song do trình độ nhận thức thẩm mỹ còn thấp kém, hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở giai đoạn này mang nặng ý nghĩa tự phát, kinh nghiệm và thường gắn liền với những tôn giáo nguyên thủy.
Giáo dục thẩm mỹ trong xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ mục tiêu làm hình thành và phát triển nhân cách con người về mặt thẩm mỹ, dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của giáo dục ý thức thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa
Giáo dục ý thức thẩm mỹ là một bộ p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top