trungnhutinfor

New Member

Download miễn phí Khóa luận Việc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
TRANG
A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
I- Lý do chọn đề tài. 1
II- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
III- Phương pháp nghiên cứu. 3
IV- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. 3
 
B- PHẦN NỘI DUNG. 5
CHƯƠNGI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO 5
DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
I - Vị trí, nhiệm vụ, chức năng của môn Giáo dục công dân trong 5
trường Phổ thông trung học.
II- Đối tượng nghiên cứu của phương pháp giảng dạy môn 16
Giáo dục công dân ở trường Phổ thông trung học
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 18
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
HUYỆN NGHĨA HƯNG - TỈNH NAM ĐỊNH.
I- Một số nét về Huyện Nghĩa Hưng và tình hình giáo dục của huyện. 18
II- Thực trạng của môn Giáo dục công dân ở trường 20
Phổ thông trung học Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định.
1- Thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý. 20
2- Thực trạng của đội ngũ giáo viên làm công tác giảng day bộ môn 22
Giáo dục công dân trong các trường Phổ thông trung học
3- Đối với các em học sinh. 25
III- Nguyên nhân của thực trạng trên. 27
 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỪNG BƯỚC NÂNG CAO 31
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 HIỆN NAY.
I- Về nội dung chương trình. 31
II- Về các cấp quản lý: 34
III- Đối với học sinh: 35
IV- Đối với đội ngũ giáo viên: 36
V- Gây hứng thứ học tập cho học sinh: 41
C- PHẦN KẾT LUẬN 43
D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kiệt xuất, trong khi khẳng định vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của các cá nhân kiệt xuất trong lịch sử. Các cá nhân kiệt xuất là những người phản ánh được các yêu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, có đẩy đủ quyết tâm và đạo đức tiêu biểu đề ra được đường lối đúng đắn, biết tổ chức và động viên quần chúng trong hoạt động thực tiễn, để lại dấu ấn của họ xét cả về bước đi, tốc độ và hình thức của phong trào. Cá nhân kiệt xuất có vai trò hết sức quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định lịch sử. Nó chỉ có vai trò thực sự khi có phong trào quần chúng nhân dân mạnh mẽ, có sự vận động, phát triển nội tại của lịch sử đúng như cha ông ta đã nói "Thời thế tạo anh hùng". Trong lịch sử dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân và của dân tộc ta. Người là biểu tượng mẫu mực về mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ, giữa lãnh tụ với quần chúng, đó là một tấm gương sáng cho toàn thể dân tộc ta noi theo.
Vậy mỗi chúng ta là những thành viên của dân tộc phải không ngừng phấn đấu vươn lên vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai tươi sáng của dân tộc đang trên con đường đi đến chủ nghĩa xã hội. Như vậy từ việc nắm được tri thức khoa học các em đã biến thành hành động đó chính là bản chất của quá trình dạy học. Dạy học môn Giáo dục công dân là quá trình chuyển giao thông tin khoa học của bộ môn Giáo dục công dân giữa thầy giáo và học sinh. Nó bao gồm hai quá trình: quá trình xử lý và chuyển giao thông tin khoa học bộ môn của người thầy và quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin đó của học sinh. Hai quá trình này tác động qua lại với nhau, bổ xung cho nhau, tạo điều kiện tốt cho nhau để hoàn thành toàn bộ quá trình dạy học. Trong sự tác động đó sẽ bộc lộ những quy luật của quá trình dạy học môn Giáo dục công dân.
Những quy luật của hoạt động dạy học bộ môn không thể không đồng nhất với những quy luật của giáo dục học, tâm lý học và càng không thể lẫn lộn với nghệ thuật tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, thời sự. Những quy luật đó vừa phải phù hợp với quy luật nhận thức khoa học của học sinh phổ thông trung học, vừa phải đảm bảo nội dung khoa học của bộ môn. Nắm vững, nghiên cứu đối tượng phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học giúp cho giáo viên xác định rõ ràng "ranh giới" với phương pháp giảng dạy của các bộ môn khoa học khác, nó góp phần củng cố, nâng cao vị trí và vai trò của môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học và trong xã hội.
Chương 2
Thực trạng của bộ môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
2.1 Một số nét về huyện Nghĩa Hưng và tình hình giáo dục của huyện
Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định với chiều dài của huyện là 47 km. Trung tâm của huyện (thị trấn Liễu Đề) cách thành phố Nam Định khoảng 23 km. huyện Nghĩa Hưng được bao bọc bởi 3 con sông lớn đó là: Sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào.
- Phía Tây của huyện giáp sông Đáy và tỉnh Ninh Bình.
- Phía Đông giáp sông Ninh Cơ, huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh.
- Phía Bắc giáp sông Đào và huyện Nam Trực.
- Phía Nam giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển dài 16 km. Biển Nghĩa Hưng là một bãi bồi hàng năm lấn ra biển từ 50 – 100 m đó là một lợi thế cho huyện. Là một huyện ven biển với ưu thế về sông nước nên huyện Nghĩa Hưng rất phát triển về kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp. Nhưng là một vùng đồng bằng chiêm trũng lại chịu nhiều ảnh hưởng của bão, gió, lại do địa hình đất đai không đồng đều nên lượng mưa lớn hay gây ra hiện tượng úng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. Nhưng nhân dân trong huyện có truyền thống cách mạng anh dũng trong chiến đấu, đoàn kết, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, có tay nghề cao trong thâm canh tăng vụ, có ý chí vươn lên để thoát khỏi cảnh cùng kiệt nàn lạc hậu.
Toàn huyện có 25 xã, thị trấn, (thị trấn Liễu Đề là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, thị trấn Đông Bình là khu trung tâm kinh tế phát triển năng động). Dân số toàn huyện khoảng 20 vạn dân, trong đó đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo chiếm gần 50% dân số. Có thể nói, huyện Nghĩa Hưng có tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa giáo cao nhất tỉnh, trên địa bàn huyện hiện có hai tôn giáo lớn: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Theo thống kê của ban Tuyên giáo huyện thì hiện nay số người theo đạo Thiên chúa chiếm gần 50% dân số toàn huyện ở rải rác gần hết các xã trong huyện (trừ xã Nghĩa Thịnh). Trong đó có nhiều xã tỷ lệ đồng bào theo đạo thiên chúa cao là: xã Nghĩa Lạc chiếm 90%, Nghĩa Sơn 71%, Nghĩa Hòa 86% v.v... với số lượng nhà thờ rất lớn: 120 nhà thờ. Từ những điểm trên có thể nói Nghĩa Hưng là một huyện trọng điểm về tôn giáo so với các huyện trong tỉnh, có nhiều cơ sở vật chất, số lượng chức sắc, tín đồ đông nhất là niềm tin tôn giáo khá cao cho nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
Huyện Nghĩa Hưng hiện có 3 trường phổ thông trung học công lập và 2 trường phổ thông trung học dân lập. Với số lượng học sinh rất đông, mỗi trường công lập có tới hơn 2000 học sinh, còn với trường dân lập thì ít hơn. Tình hình giáo dục của huyện đang có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng giảng dạy. Cụ thể trường phổ thông trung học A Nghĩa Hưng đang phấn đấu trở thành trường chuẩn về cơ sở vật chất và chuẩn về chất lượng giảng dạy với 100% giáo viên có trình độ Đại học. Toàn huyện đã và đang làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đáp ứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
2.2 Thực trạng của môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
2.2.1 Thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý
Nhìn chung quan điểm của các cấp lãnh đạo ở các trường vẫn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng sự phân phối chương trình của bộ môn Giáo dục công dân, yêu cầu giáo viên lên lớp đúng theo quy định, kiểm tra giáo án trước khi lên lớp, với học sinh yêu cầu phải học nghiêm túc.
Song bên cạnh đó các cấp lãnh đạo của các trường còn bị chi phối nặng nề về tâm lý khoa cử, chạy theo thành tích mà quên đi tính giáo dục toàn diện trong trường phổ thông trung học, thiếu quan tâm, quán triệt với công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Trong khi chỉ chú ý đến những môn học mà Bộ quy định thi tốt nghiệp và thi Đại học mà quên đi vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Hầu hết ban lãnh đạo các trường cho môn Giáo dục công dân là một môn học phụ, môn học bổ trợ, cho nên không thấy rằng những tri thức của môn Giáo dục công dân nó rất cần thiết với học sinh, chuẩn bị cho học sinh hành trang bước vào đời m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp dụng mô hình Blended learning giảng dạy sáng tạo trong việc giảng dạy môn ngữ âm Luận văn Sư phạm 0
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
G Kết hợp cú pháp và từ vựng của nhóm động từ cảm thụ thính giác trong tiếng Nga và việc giảng dạy cho Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu đối chiếu từ pháp hai ngôn ngữ Hán - Việt vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hán cho sinh Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại và thiết bị vật lý vào việc giảng dạy vật lý ở khối Luận văn Sư phạm 0
O Thử tìm vấn đề và giải pháp cho việc giảng dạy thể loại báo chí hiện nay Luận văn Sư phạm 0
F Vấn đề dạng bị động trong tiếng Pháp và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên chuyên Luận văn Sư phạm 0
C Ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá (nghiên cứu Luận văn Sư phạm 0
P Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trườn Luận văn Sư phạm 0
S Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top