Bronsonn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Sự hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 8
1. Những tác động của cơ chế thị trường đến nhân cách con người 8
2. Vai trò của chủ thể xã hội-cá nhân trong việc định hướng nhân cách 10
III. GIẢI PHÁP. 11
PHẦN C: KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong đó , việc làm rõ vị trí của nhân cách & sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong quá trình hình thành & phát triển nhân cách của con người là đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn quản lý đất nước cũng như công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
Về bản chất, con người muốn tồn tại với tư cách là thành viên của xã hội thì tất yếu con người phải tuân theo một cơ chế xã hội mà họ đang sống. Nói cách khác, chính con người tạo ra cơ chế hoạt động xã hội, nhưng không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan mà bị quy định bởi những quy luật phát triển khách quan của xã hội, và sự biểu hiện về thái độ, hành vi, cách ứng xử … đối với những vấn đề của xã hội chính là nhân cách của con người. Và kinh nghiệm thực tế của Việt Nam và của thế giới cho rằng : Kinh tế không thể phát triển lành mạnh & lâu dài nếu thiếu nền tảng nhân cách-đạo đức. Và con người không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế mà có một sức mạnh tinh thần lớn lao tác động ngược lại với kinh tế. Trong những trang viết này, em xin được đề cập đến một trong những vấn đề đang được quan tâm : Đó là sự hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Phần A: Giới thiệu đề tài
Trong các tác phẩm kinh điển của mình, C.Mac & Anghen cho rằng : Con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài trong tự nhiên & xã hội. Con người có sự quan hệ thống nhất với tự nhiên & xã hội. Trong sự thống nhất biện chứng ấy, con người vừa là điểm xuất phát, vừa là khâu trung gian, là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội nên con người luôn đóng vai trò chủ thể của sự vận động & phát triển trong lịch sử. Chính vì vậy, Đảng & Nhà Nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 Đảng ta đã khẳng định : “Con người là vốn quý nhất”. Nhưng việc hình thành một con người, một nhân cách bao giờ cũng trải qua một quá trình hình thành & phát triển cả về mặt sinh học-xã hội. Và mỗi bước tiến của nhân loại là một bước tiến của nhân cách con người. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì nó đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, tức là sự thay đổi hệ thống giá trị xã hội, đồng thời tạo ra những chuẩn mực xã hội mới. Điều đó đã tác động không nhỏ đến cách suy nghĩ & lối sống của người dân. Con người Việt Nam dần hình thành những hướng giá trị mới : Mẫu người cũ đã thay đổi, thay vào đó hình thành nên con người mới năng động, sáng tạo & hoàn thiện hơn. Do đó để xã hội của chúng ta phát triển theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới mà không đánh mất bản sắc của con người Việt Nam là mục tiêu & ý nguyện thiêng liêng, cao đẹp mà Đảng & nhà nước đã chỉ ra. Vì vậy theo em, nhân cách con người đặc biệt là nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường là vấn đề cần được nghiên cứu để có những giải pháp hợp lý nhằm tạo nên những con người của cơ chế mới có đầy đủ đức lẫn tài, và có nhân cách tốt.
Phần B: Nội dung nghiên cứu
I. Lý luận chung về nhân cách con người trong cơ chế thị trường
1. Cơ sở lý luận
a. Nhân cách là gì ?
Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân cách, cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác, một vấn đề có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về nhân cách và tính quy luật của sự hình thành nhân cách, chúng ta thấy rằng con người khi mới sinh ra thì chưa phải là một nhân cách, nó chỉ mang tiềm năng của một con người, một cá thể hình thành nên nhân cách. Nhân cách chỉ được hình thành & phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình, xã hội. Vậy nhân cách là gì?
Nhân cách là toàn bộ những đặc tính và phẩm chất xã hội, tâm-sinh lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình là thế giới quan riêng biệt của mỗi cá nhân. Nói cách khác nhân cách là những giá trị làm người của mỗi cá nhân.
b. Cơ chế thị trường là gì ?
Thị trường là sản phẩm của sự phát triển kinh tế-xã hội. Vậy cơ chế thị trường là cơ cấu, chế độ, hình thức xã hội của các tổ chức và hoạt động kinh tế, trong đó mối quan hệ giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán trao đổi bằng tiền, quá trình đó là do thị trường điều tiết.
Nói một cách tổng quát hơn : cơ chế thị trường chính là “bộ máy” kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận động của kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất & lưu thông hàng hoá thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật giá trị-quy luật kinh tế căn bản của sản xuất & lưu thông hàng hoá.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Cơ chế thị trường trong xã hội tư bản và trong xã hội chủ nghĩa
Đến đại hội toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rõ hơn vai trò của kinh tế thị trường : “kinh tế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không độc lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng & phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.” kinh tế thị trường không đồng nhất với kinh tế tư bản chủ nghĩa, không phải là thành quả riêng của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường đã từng xuất hiện khá sớm trước chủ nghĩa tư bản & là thành quả chung của văn minh nhân loại. Việc chuyển nền kinh tế đất nước sang vận hành theo kinh tế thị trường không đơn thuần chỉ là quá trình thay đổi lại cấu trúc nền sản xuất xã hội với sự đổi mới cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất, cơ cấu sử dụng nhân lực, lao động … mà còn đổi mới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế-xã hội như cơ chế quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Thị trường tư bản chủ nghĩa chịu tác động tất yếu của chính trị tư sản và gắn với nó là kiểu quản lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa, dẫn đến sự khác nhau căn bản từ điểm xuất phát đến mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất. Thị trường xã hộichủ nghĩa chịu sự tác động tất yếu của nền chính trị vô sản & gắn với nó là kiểu tổ chức sản xuất - kinh doanh nhằm phát triển sản xuất, tiến tới một xã hội không có đối cực giàu cùng kiệt - tiền đề của sự đối cực giai cấp & xã hội.
b. Kinh tế thị trường là một yếu tố khách quan trong quá trình vận động & phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển kinh tế ở các nước xã hộichủ nghĩa đã xuất hiện mô hình “kinh tế chỉ huy” hay mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình này xét về mặt thực chất là xoá bỏ các thành phần kinh tế với tư cách là cơ sở của sự tồn tại & phát triển kinh tế h
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top