Burrell

New Member

Download miễn phí Báo cáo Một vài suy nghĩ về vai trò của kiến thức nền trong việc dạy và học đọc cho sinh viên năm thứ nhất-Khoa Anh





Ở nước ta các hoạt động giả trí có thể là : du lịch, cắm trại, một số môn thể thao như đá bóng, đá cầu, vật tự do, bơi lội, leo núi. Trò du lịch bằng khing khí cầu có lẽ chưa có ở nước ta. Vì thế nhiều sinh viên rất bỡ ngỡ khi đọc bài này. Nhiều em không hiểu nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu như thế nào nên đã không trả lời đúng một số câu hỏi kiểm tra độ hiểu trong sách. Bài 7 “sailing on boats of sticks and straw” thì lại có nhiều địa danh, nhiều núi và hồ lạ, vì thế học sinh khó tưởng tượng ra hành trình của chuyến đi. Khi dạy những bài này giáo viên cần hỗ trợ cho các em kiến thức nền (xem phần phụ lục)
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ương thức đọc từ trên xuống lấy người đọc làm trung tâm của quá trình đọc. cách này nhấn mạnh đến việc xây dựng lại nghĩa của bài đọc hơn là việc giải mã hình thức ( reconstruction of meaning rather than the decoding of form ). Người đọc sử dụng kiến thức nền về thế giới của mìnhcùng với những kiến thức về những thành tố của bài khoá để phỏng đoán, đưa ra giả thiết, sau đó xác nhận lại xem những phỏng đoán đó có đúng hay không. Như vậy người đọc có một vai trò chủ động, tích cực và cung cấp nhiều thông tin để xây dựng nên nghĩa của văn bản hơn là chính văn bản viết đó. Trong cách top-down, kiến thức của người đọc đóng một vai trò trong việc đem lại nghĩa của văn bản. Theo một số nhà nghiên cứu thì những nhà lý luận của cách này quá đề cao vai trò của những kỹ năng nhận thức bậc cao và có xu hướng coi thường văn bản ( down-play the text itself ) (Eskey, 1986 ). Đây là một hạn chế của cách này.
c) Interactive process: Cả hai cách đọc top-down và bottom-up riêng rẽ thì đều không đủ cho quá trình đọc. Để đọc một cách có hiệu quả thì phải kết hợp cả hai quá trình này lại. Nói một cách khác, theo cách interactive (tương tác) này thì người đọc cần sử dụng cả hai nguồn kiến thức: kiến thức từ văn bản và kiến thức nền của người đọc. Việc kết hợp hai cách bottom-up và top-down trong cách interactive làm triệt tiêu hạn chế của hai cách trên. Vì thế cách đọc interactive chiếm ưu thế hơn cả.
1.1. Bản chất của quá trình đọc .
Lý thuyết “schema”
Vai trò của kiến thức nền trong đọc hiểu một ngôn ngữ được đề cập đến rất nhiều trong lý thuyết “schema”
Schemata ( số ít là Schema; còn gọi là scripts) là những khái niệm có sẵn của người đọc về thế giới “kiến thức tích trữ sẵn ở trong bộ nhớ”.(Theo Anderson và Pearson, 1984 : 255) hay những cấu trúc kiến thức đã học (Barlett, 1932; Adams and Collins, 1979; Rumelhart,1980). Theo Windowson (1983) schemata còn là những kết cất nhận thức cho phép việc tổ chức thông tin trong bộ nhớ lâu dài. Các nhà ngôn ngữ đều thống nhất rằng những schemata này chịu ảnh hưởng của nền văn hoá mà người đọc đang sống trong đó. Bài viết này sẽ dùng kết cấu kiến thức thay cho schemata.
Theo lý thuyết schema, một bài text dù ở dạng viết hay nói, thì bản thân nó không mang nghĩa. Nó chỉ đưa ra những hướng để xây dựng nghĩa cho người đọc hay người nghe dựa vào kết cấu kiến thức của riêng họ. Việc hiểu một bài đọc là một quá trình tương tác giữa kiến thức nền của người đọc và bài khoá. Người đọc sử dụng kiến thức nền, ngữ cảnh tình huống (situational context ?) và những gợi ý do người viết cung cấp để xây dựng nên nghĩa của bài. Để hiểu biết một cách hiệu quả, người đọc cần có khả năng liên kết ngữ liệu với kiến thức của riêng mình.
Hiểu từ,câu, hay cả bài khoá không chỉ dựa trên kiến thức ngôn ngữ của người đọc, mà theo Anderson et al (1977:369) thì “mọi hành vi hiểu đều bao gồm cả kiến thức về thế giới của người đọc”. Vì thế, mức độ hiểu phụ thuộc vào khối lượng thông tin hay kiến thức của người đọc. Theo các nhà lý luận thì schemata giúp phân chia riêng (compartmentalise) thông tin đọc được, gợi ý cho người đọc những thông tin mà người đọc có thể tìm kiếm, và người đọc có thể khơi dậy những kết cấu kiến thức cần để nhớ được những thông tin đó.
Các nghiên cứu về lý thuyết schema có ảnh hưởng lớn đến việc đọc hiểu. Các nhà nghiên cứu chia ra nhiều loại schemata : linguistic, content and formal schemata.
+ Linguistic (hay còn gọi là language) schemata gồm những đặc điểm giải mã cần để có thể nhận ra từ và xắp xếp từ trong câu.
+ Content schema là kiến thức nền hay kiến thức về thế của nội dung của bài đọc, ví dụ : bài đọc về tổ chức chào mừng năm mới ở Hawaii, kỷ niệm Holloween ở Carbondale; bài đọc về nền kinh tế Mexico, lịch sử Canada, về những trục trặc của lò phản ứng hạt nhân ... Theo Carrell, et al, (1983,1989) cotent schemata cung cấp cho người đọc cơ sở, nền tảng để so sánh.
Formal schemata còn gọi là textual schemata đề cập đến hình thức tổ chức hay cấu trúc của bài viết. Nó bao gồm kiến thức về các thể loại bài viết khác nhau ví dụ như : chuyện ngụ ngôn, chuyện ngắn, các bài viết khoa học, bài báo ... Nó còn bao gồm sự hiểu biết rằng mỗi thể loại bài viết khác nhau thì sử dụng cách tổ chức khác nhau, cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng, ngữ pháp và văn phong khác nhau. Văn hoá và giáo dục ở trường đóng vai trò lớn nhất trong việc cung cấp cho người ta một kiến thức cơ sở về formal schemata.
Nói tóm lại, tất cả kết cáu kiến thưc về ngôn ngữ, hình thức-nội dung đều rất quan trọng và cần thiết cho việc đọc hiểu. Người học ngôn ngữ thứ hai mà không nắm vững được hay không có những kiến thức này thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu.
1.2. Khó khăn tron g việc đọc hiểu liên quan đến kiến thức văn hóa và kiến thức nền.
Theo các lý thuyết về bản chất của quá trình đọc thì những khó khăn trong việc đọc hiểu là do rất nhiều nguyên nhân cả từ phía người viết, người đọc hiểu và giáo trình đọc. Nhưng theo mô hình đọc là một quá trình tương tác và mô hình lý thuyết schema về đọc thì những khó khăn do người đọc thiếu kiến thức nền và kiến thức văn hoá là rất lớn. Phạm vi bản báo cáo này chỉ đề cập tới những khó khăn do thiếu kiến thức nền và kiến thức văn hoá gaay ra.
Theo Strang(1972), Osman (1985) người đọc từ những nên văn hoá khác nhau hiểu cùng một bài khoá theo những cách khác nhau, do họ đã sử dụng những kiến thức văn hoá khác nhau để hiểu bài khoá này. Nhiều khi do nội dung bài khoá mang tính chất văn hoá xa lạ mà người đọc hiểu bài khoá này theo nền văn hoá của nước mình, dẫn đến việc hiểu nhầm hay không hiểu gì.
Nhiều nghiên cứu khác như của Johnson 1981; Steffensen et al. 1979, 1982, Carrel 1981 ... đã cho thấy rằng văn hoá đóng vai trò uan hệ đối với chủ đề của bài khoá. Nếu sinh viên gặp một bài khoá có nội dung văn hoá xa lạ thì tất nhiên họ sẽ khó hiểu hơn một baì khoá có nội dung văn hoá quen thuộc, và khó khăn do văn hoá gây ra thì lớn hơn nhiều so với khó khăn thuộc về cấu trúc ngữ pháp hay ngữ nghĩa của bài khoá. Nói một cách khác, một bài khoá có nội dung, chủ đề xa lạ thì khó hiểu hơn, gây khó khăn cho học sinh hơn là những bài khoá có cách kết cấu, hình thức xa lạ.
2/ Phần khảo sát
2.1. Theo điều tra 120 sinh viên khoá 32 (niên học 1998-1999) về những khó khăn trong việc đọc hiểu do yếu tố văn hoá và kiến thức nền gây ra, kết quả thu được như sau :
Những vấn đề khó khăn
Rất khó
Khó
Dễ
Rất dễ
Thứ tự
1. Hiểu những chủ đề xa lạ
42
70
8
0
3
2. Hiểu ngữ liệu nguyên bản (authentic)
18
72
26
4
4
3. Hiểu nội dung văn hoá xa lạ của bài đọc (bao gồm những từ qui chiếu mang tính văn hoá, những phong tục, tập quán mang tính văn hoá, sự khác biệt về những giá trị văn hoá và thái độ của người Anh, Mỹ ...)
66
48
36
0
1
4. Hiểu sự khác nhau về cách sắp xếp, tổ chức môt bài khoá và sự khác b...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện qui trình kiểm toán một số ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính taị công ty Luận văn Kinh tế 0
R Báo cáo thực tập tại công ty TNHH một thành viên CN tàu thủy Dung Quất Luận văn Kinh tế 0
H Báo cáo Tổng hợp thực tập tốt nghiệp giai đoạn một từ ngày 09/2/2004 đến ngày 13/3/2004 Luận văn Kinh tế 0
C Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0
J Lập Báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm Luận văn Kinh tế 1
I [Free] Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
M Báo cáo Hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH nhà nước một thành viên du lịch Hà Nội - Hà Nộ Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác báo cáo tài chính và nâng cao khả năng tài chính của c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top