miss_hitle

New Member

Download miễn phí Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt nam





Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xem xét các rủi ro có nguy cơ khi giải quyết các nhu cầu phát
triển cơ bản, như việc cung cấp nhà ở, cấp nước và qui hoạch hạ tầng, là rất thiết yếu để có thể
xây dựng được khả năng phục hồi. Điều này đã được đưa thành luận cứ tại các khu vực nghiên
cứu. Nhà ở được cho là kém thích ứng trước những mối nguy hiểm xác định. Người nghèo đặc
biệt bị tổn thương, nhưng hầu hết những giải pháp nhà ở với chi phí cao hơn, “hiện đại” dành
cho những gia đình khá giả hơn, cũng được phát hiện thấy là bị tổn thương nhiều hơn trước bão
và lũ lụt.
Mực nước biển dâng được xem là mối đe dọa khẩn cấp của biến đổi khí hậu, nhưng từ quan điểm
của những trưởng thôn và lãnh đạo xã khi quan sát trực tiếp như nước biển xâm thực thì điều
này không có gì mới. Với mối đe dọa về mực nước biển dâng cao lên 1 mét vào năm 2100, các
hệ thống đê có thể là thích hợp để giải quyết trong tương lai, mặc dù phải chi phíCầnhành động
nhanh chóng hơn nữa để dừng quá trình mặn hóa đất thông qua các ảnh hưởng của thủy lực tại
các tầng đất ngậm nước, và ở các con sông trong suốt mùa khô. Trong khi các xã ven biển được
xem là chịu ảnh hưởng nhất, nghiên cứu này cho thấy sự tác động không đồng đều tại các vùng
khác nhau khi nước biển dâng cao 1 mét.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ao đẳng nghề Việt •
Đức ở Hà Tĩnh do DONRE địa phương và Đoàn Thanh niên hỗ trợ,.
Hội thảo tham vấn: được tổ chức tại mỗi tỉnh để tham vấn cho nghiên cứu cấp tỉnhvà hội •
thảo quốc gia đã được tổ chức tại Hà Nội để đóng góp cho báo cáo nghiên cứu.
Hệ thống sinh kế nông thôn vùng ven biển có nguy cơ cao nhất trước những biến đổi khí hậu là
những sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực tự nhiên. Xây dựng khả năng phục hồi các sinh
kế như vậy đòi hỏi các biện pháp để đảm bảo sự phục hồi các hệ sinh thái có liên kết với nhau.
Nghiên cứu này đã tìm kiếm sự liên kết này thông qua cách tiếp cận sinh thái xã hội, sử dụng
Mô hình sinh kế bền vững (SLF), đánh giá hiểm họa, khả năng thích ứng và tình trạng dễ bị tổn
thương (HCVA), và phân tích khả năng phục hồi sinh thái.
nhữnG TÁC độnG Về khí hậu
Dưới lăng kính SLF, biến đổi khí hậu có thể được nhìn nhận như yếu tố chủ yếu gây ra các tổn
hại đến các sinh kế địa phương, qua quá trình chuyển đổi các điều kiện khí hậu quen thuộc theo
mùa. Nghiên cứu cho thấy các cộng đồng ven biển đã phải đối mặt với các tác động của biển đổi
khí hậu, ví dụ như lũ lụt bất thường ngày càng tăng, các cơn bão phá hủy tài sản và ảnh hưởng tới
nhiều hoạt động sinh kế. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này đã chi phối nhận thức của
cộng đồng về biến đổi khí hậu, với những bằng chứng về “thiên tai tự nhiên” ngày càng khốc liệt.
Những áp lực nghiêm trọng khác về sinh kế còn do các nguyên nhân như khô hạn, nước biển xâm
thực, mặn hóa các vùng đất canh tác.
Áp lực này được dự kiến sẽ càng khốc liệt với những biến đổi khí hậu bất ngờ và ngày càng gia
tăng, cùng với đó là sự tăng dần của nhiệt độ thời tiết và lượng mưa trung bình hàng năm. Khu
vực nuôi trồng thủy sản vẫn là khu vực chịu nhiều rủi ro cao, do tác động thảm khốc của lũ lụt,
tăng nhiệt độ, và tác động của ô nhiễm lên sản lượng sản phẩm. Cùng với đó, việc phát triển
mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản còn góp phần vào việc suy giảm nguồn lực tự nhiên. Ví dụ, các bằng
chứng cho thấy qui mô của nuôi trồng thủy sản ở Phá Tam Giang đã vượt xa “ngưỡng khả năng”
của khu vực này. Về khía cạnh an ninh sinh kế, vẫn còn mối nguy cơ đáng kể việc các hộ gia đình
sẽ buộc phải tiếp tục các hoạt động nuôi trồng thủy sản đã bị cấm, bị thua lỗ tài chính và phải
3gánh chịu của các khoản nợ lớn. Các tác động của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục trầm trọng và dồn
thêm lên áp lực hiện tại đối với các hệ sinh kế ven biển, như gia tăng dân số, khai thác quá mức
đất đai, rừng và các sản phẩm thủy sản, giáo dục và kỹ năng nghề thấp, ô nhiễm nguồn nước trên
diện rộng, sự bất thường của thị trường và đói cùng kiệt dưới mức chuẩn.
Các sinh kế khác nhau trong cùng một khu vực có thể chịu những tác động khác nhau do biến đổi
khí hậu như trong Hình 1. Do đó cần tránh việc tìm kiếm một mô hình chung cho tất cả các
sinh kế, mà cần thiết kế và thực hiện các chiến lược linh hoạt
XÓI LỞ
Xói lở bờ biển
Sụt lở bờ sông, đầm phá
Sườn đồi bị xói lở và trượt đất
Xu hướng: mất bờ biển, bờ sông,
đầm hồ,mất đất ở sườn đồi
NƯỚC BIỂN XÂM THỰC
Nước biển tràn vào khi có
mưa bão
Nước ngầm, tầng chứa nước
bị nhiễm mặn.
Nước biển xâm nhập vào
mùa khô, hạn hán
Xu hướng: Nước biển xâm
nhập vào sâu trong đất liền,
đất trồng trọt bị mặn hóa
HẠN HÁN
Hạn hán khí tượng, hạn
hán thủy văn, hạn hán nông
nghiệp
Xu hướng: Hạn hán ngày
càng kéo dài và ở mức độ
trầm trọng hơn
BỒI LẮNG
Mưa bão làm các cửa dông, của
biển bị bít kín
Hàm lượng cặn/phù sa ngày càng
lớn ở các sông làm ảnh hưởng của
lũ càng cao
Xu hướng: tần suất các cửa sông bị
bít kín do bồi ngày càng xuất hiện
nhiều và kéo dài
LỤT
Lũ quét
Lụt lội do nước sông dâng
cao, triều cường, nước
biển dâng
Xu hướng: Mực nước
biển dâng, bão xảy ra với
tần suất nhiều hơn, mạnh
và kéo dài, lượng mưa lớn
hơn và biến đổi bất thường
hơn
NGỌT HÓA
Ngọt hóa do lũ lụt và
mưa lớn
Xu hướng: Lụt lội ở mức
độ trầm trọng hơn về độ
sâu và thời gian, và xuất
hiện bất thường hơn
Các chiến lược đa
chiều và linh hoạt
HìnH 1: CáC mối nguy Hiểm về kHí Hậu
4CÁC Vấn đề Chính
Cải tiến quản trị môi trường
Để xây dựng sinh kế phục hồi trước biến đổi khí hậu, cần một cách tiếp cận song hành bao gồm
quản trị môi trường khu vực và tăng cường sinh kế. Trong khi cơ cấu chính phủ và quá trình
hoạch định từ trên xuống đã được phát triển để đảm bảo sự đồng nhất thực hiện các mục tiêu
quốc gia tại tỉnh, chỉ có một số cơ chế quản trị có thể đảm bảo sự đồng nhất trong lập kế hoạch và
thực hiện dọc theo các tỉnh lân cận và trong các vùng sinh thái. Dọc theo vành đai ven biển của
Việt Nam, cách tiếp cận không phù hợp này có thể hạn chế việc triển khai các chiến lược thích
ứng dài hạn đối với các biến đổi khí hậu, như nước biển dâng. Các chiến lược thích ứng bao gồm
cả bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên mà các sinh kế nông thôn cùng kiệt dựa vào và có thể bị tác
động của biến đổi khí hậu.
Cấu trúc quốc gia hiện tại và hệ thống chính quyền địa phương đã giúp đạt được tỷ lệ giảm cùng kiệt
cao. Tuy nhiên, trong việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thì chưa đạt được những
thành công tương tự. Môt phần của thất bại này có thể do thiếu cơ chế quản trị môi trường có
thể triển khai hiệu quả các quy định môi trường cho các tỉnh và trong các vùng sinh thái, ví dụ
như dọc các vùng ven biển hay tại các lưu vực sông lớn. Các tỉnh sẽ rất muốn thu hút đầu tư mới
để thực hiện các chiến lược thích ứng để giảm thiểu các tác động tiêu cực và nắm bắt các cơ hội
mới mà biến đổi khí hậu tạo ra. Tuy nhiên để xây dựng khả năng phục hồi sinh thái chính quyền
các tỉnh sẽ cần suy nghĩ và hành động. Sẽ cần có các hành động theo các qui mô thích hợp cho
nhiều chiến lược thích ứng, sẽ đòi hỏi chính quyền cấp tỉnh cần tập trung nhiều hơn trong việc
hợp tác và phối hợp hơn là cạnh tranh nhau vì những cơ hội đầu tư mới do biến đổi khí hậu mang
lại. Điều này đòi hỏi các cơ chế hiệu quả trong việc phối hợp thực hiện.
Các mức thời gian phù hợp cũng cần thiết phải được đánh giá cho mỗi biện pháp và chiến lược
thích ứng. Các tác động dài hạn của biến đổi khí hậu có thể yêu cầu các đáp ứng không hoàn toàn
phù hợp trong một chu kỳ của Kế hoạch năm năm. Khung thời gian tính bằng thập kỷ của một số
chiến lược sẽ yêu cầu phải có các mục tiêu được thiết lập cho từng giai đoạn thực hiện trong chu
kỳ kế hoạch đó. Thách thức cho các chính quyền địa phương, và việc quản trị, là có được khung
thời gian phù hợp để đảm bảo các chiến lược thích ứng dài hạn được thành công, và các cam kết
về tài chính được đo chuẩn, với những mốc thà...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các chiến lược dịch vụ cạnh tranh cơ bản của công ty viễn thông quân đội viettel Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các hoạt động marketing, marketing online và chiến lược cung ứng giá trị của Vinfast Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội Văn hóa, Xã hội 0
F Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
L Đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược marketing ở công ty giầy Thượng Đình Luận văn Kinh tế 0
P Các giải pháp, chiến lược để phát triển kinh doanh của trung tâm Du lịch lữ hành phù Đổng Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở khoa học hình thành các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
N Thương mại điện tử Các vấn đề quốc tế và chiến lược phát triển Luận văn Kinh tế 0
D So sánh chiến lược marketing của Omo và Tide và đưa ra ý kiến đề xuất cho các sản phẩm bột giặt VN Marketing 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top