damchet

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu xác định Ciprofloxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 6
1.1 Khái quát về họ quinolone 6
1.2 Tính chất Ciprofloxacin. 8
1.2.1 Đặc điểm và tính chất vật lí của CIP 8
1.2.2 Tính chất dược học 8
1.2.2.1 Dược lực 9
1.2.2.2 Dược động lực 9
1.2.3 Vai trò và ứng dụng của CIP 10
1.2.4 Sự tương tác của CIP với các loại thuốc 13
1.3 Một số phương pháp xác định họ quinolone. 14
1.3.1 Phương pháp điện hóa 15
1.3.2 Phương pháp trắc quang 19
1.3.3 Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) 20
1.4 Ứng dụng của phương pháp điện hóa trong định lượng dược phẩm. 21
1.5 Xác định CIP bằng phương pháp điện hóa 23
1.5.1 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực rắn 23
1.5.2 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực giọt thủy ngân 24
1.5.3 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực chọn lọc ion 24
1.6 Xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 25
THỰC NGHIỆM 27
Hóa chất, dụng cụ, thiết bị. 27
CHƯƠNG 2 – KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CIP 30
2.1 Khảo sát sự xuất hiện peak của CIP 30
2.1.1 Sự xuất hiện peak của CIP 30
2.1.2 Khảo sát các kĩ thuật quét 31
2.2 Khảo sát thành phần nền 34
2.2.1 Khảo sát pH 35
2.2.2 Khảo sát các loại đệm ở pH = 3.8 – 4,0 39
2.2.3 Khảo sát nồng độ của đệm axetat ỏ pH = 3,8 44
2.3 Khảo sát các thông số máy 46
2.3.1 Khảo sát thế hấp phụ 46
2.3.2 Khảo sát thời gian hấp phụ 47
2.3.3 Khảo sát thời gian cân bằng 49
2.3.4 Khảo sát tốc độ khuấy 51
2.3.5 Khảo sát biên độ xung 52
2.3.6 Khảo sát tần số 54
2.3.7 Khảo sát thời gian sục khí 55
2.3.8 Khảo sát bước thế 56
2.4 Lập đường chuẩn xác định CIP 58
2.5 Khảo sát độ lặp lại. 62
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CIP TRONG MẪU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định CIP trên mẫu thuốc bằng phương pháp điện hóa 64
3.1.1 Phá mẫu và chuẩn bị mẫu đo 64
3.1.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPhần mềm 65
3.1.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 69
3.1.4 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 71
3.2 Lập đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 74
3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc bằng phương pháp trắc quang 77
3.3.1 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPhần mềm 78
3.3.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 81
3.3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 84
3.4 Kiểm chứng các kết quả xác định CIP bằng hai phương pháp. 87
3.5 Hướng phát triển của đề tài 88
KẾT LUẬN 89
Tài liệu tham khảo 90
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng độ từ 40 – 80 mM bằng phương pháp xung vi phân trong nền đệm axetat 0,2M pH = 5 trên điện cực glassy cacbon nhận dạng DNA, phương pháp cho peak oxi hóa ở vị trí +0,9V, giới hạn phát hiện đạt 24mM.
1.5.2 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực giọt thủy ngân
Các chất ofloxacin, norfloxacin và ciprofloxacin với sự hỗ trợ của chemometric còn xác định được đồng thời trong cùng hỗn hợp bằng phương pháp von-ampe hấp thụ kĩ thuật xung vi phân trong nền đệm vạn năng (đệm Britton–Robinson) ở pH = 3,78 trên điện cực giọt thủy ngân treo. Theo [36] từ những năm 90 kĩ thuật cực phổ xung vi phân đã cho phép xác định CIP trong nền đệm vạn năng ở pH = 8,5, phương pháp cho hai peak ở thế -1,44 và -1,64V, xác định CIP ở nồng độ 6.10-7 đến 3.10-5M trong các mẫu thuốc với độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,4%.
1.5.3 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực chọn lọc ion
Theo [21] dựa trên việc chế tạo điện cực chọn lọc ion đối với CIP: phủ một lớp bạc kim loại lên bản phim làm bằng chất dẻo PVC các tác giả đã xác định được hàm lượng CIP rất thành công trong các mẫu dược phẩm và dung dịch chuẩn của nó nhờ phương pháp thêm chuẩn. Cách làm này còn tỏ ra tương đối hiệu quả với một số các quinolones khác như 4-quinolone, ciprofloxacin (CF), pefloxacin (PF), norfloxacin (NF).
1.6 Xác định CIP bằng phương pháp trắc quang
Phương pháp trắc quang xác định CIP đã được nghiên cứu rất nhiều trong các tài liệu, theo [33] CIP được xác định thông qua phản ứng tạo phức trao đổi điện tích với nhiều hợp chất như tetrachlorobenzoquinone, p-benzoquinone, p-nitrophenol, 2,3-dichloro-5,6-dicyano-p-benzoquinone, p-chloranil, tetracyanoquinodimethane và phản ứng tạo phức qua cặp ion với các chất bromocrezol hồng và bromophenol xanh, metyl da cam, bromothylmol xanh.
Nghiên cứu xác định dung dịch cân bằng giữa ion sắt (III) và CIP trong môi trường ion NO3- và môi trường mixen. Theo tài liệu [29] nghiên cứu dung dịch cân bằng của ion sắt (III) với CIP trong môi trường ion NO3- nồng độ 0,1 và 0,5M với sự có mặt của ion chất hoạt động bề mặt sodium dodecyl sulfate (SDS) hay cetyltrimethylammonium bromide (CTAB), tiến hành đo bằng phổ UV-VIS với nồng độ SDS là 10mM hay nồng độ CTAB là 8mM, dung dịch sắt (III) được nghiên cứu trong khoảng nồng độ từ 1-5mM ở pH = 1,6 – 3,0. Nghiên cứu cho thấy sản phẩm chính tạo thành trong dung dịch là Fe(OH)2+ và Fe2(OH)24+ , nồng độ ion NO3- ảnh hưởng đến hằng số bền của các phức lớn hơn nồng độ của các chất SDS và CTAB. Sự tạo phức giữa ion sắt (III) và ciprofloxacin được nghiên cứu trong khoảng nồng độ của sắt là 0,15 – 0,58 mM với tỉ lệ 3:1 hay 10:1 trong khoảng pH=2-6. Công thức phức một điện tích dương của CIP xác định được bằng thực nghiệm là Fe(cipx)2+, Fe(cipx)2+ and Fe(OH)cipx.
Tài liệu [19] xác định một số quinolones thông qua phản ứng tạo phức với ion sắt (III) trong môi trường axit sunfuric. Dựa trên phản ứng tạo phức của CIP và norfloxacin với sắt (III) trong môi trường axit sunfuric, các tác giả đo được độ hấp thụ quang cực đại của hai phức này lần lượt ở các bước sóng là 447 và 430nm, tỉ lệ giữa ion sắt (III) và CIP là 1:2 trong phức tạo thành với nồng độ H2SO4 là 5.10-3M, phương pháp nghiên cứu được cho phép xác định hàm lượng các chất trên trong khoảng nồng độ tương ứng là 50 – 500 pPhần mềm và 50 – 400 pPhần mềm đối với CIP và norfloxacin.
Xác định CIP bằng phổ VIS thông qua phản ứng tạo phức với sắt (III) nitrat. Theo tài liệu [25] xác định CIP trong thuốc dạng viên nén và thuốc lỏng thông qua phản ứng tạo phức giữa CIP với thuốc thử Fe(NO3)3 1% trong HNO3 1%, phức thu được có màu vàng da cam được xác định bằng phổ VIS ở bước sóng ứng với độ hấp thụ quang cực đại là 435nm và bền trong 60s. Khoảng nồng độ tuân theo định luật Lambert – Beer là 20 – 100 ppm, phương pháp xác định được chính xác hàm lượng CIP trong các vật liệu thô và các loại thuốc thương mại cả dạng viên nén và dạng dung dịch lỏng.
THỰC NGHIỆM
HÓA CHẤT, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ.
Dụng cụ, thiết bị.
Thiết bị:
- Máy điện hóa 757VA Computrace – Metrohm – Thụy Sĩ gồm hệ 3 điện cực là :
+ Điện cực làm việc: điện cực giọt thủy ngân treo (HMDE)
+ Điện cực so sánh: điện cực Ag/AgCl
+ Điện cực phụ trợ: điện cực glassycacbon.
- Máy quang phổ UV VISABLE spectrophotometer 1061 PC và 1650 PC.
- Máy đo PH Hana.
- Các thiết bị khác : cân phân tích, máy khuấy.
Dụng cụ :
- Cuvét thủy tinh.
- Bình định mức : 25ml (20 chiếc), 50 ml, 100ml, 250ml, 500ml
- Cốc thủy tinh : 100ml và 250ml
- Pipét: 0,5ml; 0,2 ml ; 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20ml, 25ml.
- Buret 50ml.
- Các công cụ khác: phễu, đũa thủy tinh, cốc cân, giấy lọc, bếp điện…
Hóa chất.
Pha đệm vạn năng (Đệm Britton-Robinson) – hỗn hợp 3 axit CH3COOH, H3BO3, H3PO4 (mỗi loại axit nồng độ 0,04M) và dung dịch NaOH 0,2M trộn với nhau theo các tỉ lệ để được các dung dịch đệm có các giá trị pH khác nhau.
- Dung dịch NaOH 1M: Cân 10g NaOH viên định mức thành 250 ml sau đó chuẩn lại bằng axit oxalic H2C2O4 0,1M ta được dung dịch NaOH 1M, pha loãng bằng nước để được các dung dịch có nồng độ loãng hơn.
Lấy 30 ml dung dịch CH3COOH đặc định mức 250ml, sau đó chuẩn lại bằng dung dịch NaOH 0,1M ta được dung dịch CH3COOH 2M. Pha loãng bằng nước để được các dung dịch loãng hơn.
Lấy 7,8ml dung dịch H3PO4 đặc định mức thành 250ml, sau đó chuẩn độ lại ta được dung dịch H3PO4 0,5M. Pha loãng bằng nước để được các dung dịch có nồng độ loãng hơn.
Cân 6,484 g H3BO3 định mức thành 250ml ta được dung dịch H3BO3 0,4M. Pha loãng bằng nước để được các dung dịch loãng hơn.
Trộn hỗn hợp A (hỗn hợp 3 axit với nồng độ trong hỗn hợp của mỗi loại là 0,04M) với dung dịch B (dung dịch NaOH 0,2M) theo các tỉ lệ để được các pH khác nhau.
Pha đệm axetat pH = 3,8: Trộn các dung dịch CH3COOH 2M và NaOH 0,2M theo một tỉ lệ nhất định, sau đó định mức thành 100ml để được dung dịch đệm axetat có pH = 3,8 và trộn ở cùng tỉ lệ này các nồng độ khác nhau của hai dung dịch trên để được các dung dịch đệm pH = 3,8 ở các nồng độ khác nhau.
Pha đệm photphat pH = 4,2: Trộn 0,4ml dung dịch Na2HPO4 0,067M với 99,6ml dung dịch KH2PO4 0,067M thêm nước thành 100ml ta được dung dịch đệm photphat pH = 4,2.
Pha đệm Citrat – HCl pH = 3,8: Trộn 26ml dung dịch muối natri citrat 0,1M với 24ml dung dịch HCl 1M ta được 50 ml dung dịch đệm citrat – HCl pH = 3,8.
Pha thuốc thử Fe(NO3)3 trong HNO31%:
Pha dung dịch HNO31%: lấy 4ml axit HNO3 đặc định mức bằng nước cất thành 250ml được dung dịch HNO3 1%.
Cân chính xác 1,6694 g Fe(NO3)3 hòa tan trong axit HNO3 1% thành 100ml, thuốc thử vừa pha bảo quản trong lọ tối màu.
Pha các dung dịch ion chuẩn nồng độ 1000 pPhần mềm để khảo sát ảnh hưởng: Pb2+, Zn2+, Cu2+.
Chuẩn bị mẫu.
Pha mẫu chuẩn: dung dịch chuẩn CIP 500pPhần mềm (dung dịch S1) được chuẩn bị bằng cách cân chính xác 0,0516g Ciprofloxacin.HCl (nguồn gốc: trung tâm dược phẩm trung ương Huế) pha trong nước cất 2 lần định mức thành 100ml ta được dung dịch CIP 500ppm. Dung dịch CIP 500pPhần mềm bảo quản trong lọ tối màu để trong tủ lạnh dùng trong khoảng từ 3 – 4 tuần.
Pha loãng các dung dịch CIP nồng độ loãng hơn: Mỗi lần dùng chuẩn bị dung dịch CIP5pPhần mềm bằng cách hút 0,5ml dung dịch S1 định mức vào bình 50ml ta được dung dịch loãng hơn nồng độ 5ppm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu Nông Lâm Thủy sản 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
V Nghiên cứu thu nhận và xác định một số đặc tính protease đông tụ sữa từ Aspergillus awamori và ứng d Kiến trúc, xây dựng 2
T Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định tạp pha trong Artesunat nguyên liệ bằng phương pháp HPLC Kiến trúc, xây dựng 0
Z Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên li Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top