li0_isee

New Member

Download miễn phí Luận văn Phân bố liều hấp thụ trong Phantom theo bề dày và khoảng cách đến trục của chùm photon năng lượng 6 MV và 15 MV dùng trong xạ trị





Khi bức xạ tác dụng lên cơ thể, chủ yếu gây ra tác dụng ion hóa, tạo ra các cặp ion hóa có khả năng phá hoại cấu trúc phân tử của các tế bào làm cho các tế bào bị biến đổi hay hủy diệt. Trên cơ thể con người chủ yếu (>85%) là nước. Khi bị chiếu xạ H2O trong cơ thể phân chia thành H+ và OH -. Bản thân các cặp H+, OH- này tạo thành các bức xạ thứ cấp, tiếp tục phá hủy tế bào, sự phân chia tế bào sẽ chậm đi hay dừng lại.
Tác dụng trực tiếp của tia xạ lên sự phá hủy diệt tế bào chỉ vào khoảng 20%. Còn lại chủ yếu là do tác dụng gián tiếp.
Năng lượng và cường độ bức xạ khi đi qua cơ thể con người nói riêng hay đi qua cơ thể sinh vật nói chung giảm đi do sự hấp thụ năng lượng của các tế bào. Sự hấp thụ năng lượng của tế bào thường dẫn tới hiện tượng ion hóa các nguyên tử của vật chất sống và hậu quả là tế bào bị phá hủy.
Nói chung năng lượng của bức xạ càng lớn, số cặp ion hóa do chúng tạo ra càng nhiều. Thông thường các hạt mang điện có năng lượng như nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vận tốc của hạt nhanh hay chậm mà mật độ ion hóa có thể khác nhau. Tia anpha thường có vận tốc nhỏ hơn tia bêta nhưng lại có khả năng ion hóa nhanh hơn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ất hấp thụ
NA: Số Avogadro
Mặt khác để đặc trưng cho khả năng hãm bức xạ hạt nhân của một môi trường, người ta thường dùng hệ số suy giảm khối. Hệ số suy giảm khối của một môi trường đối với hiệu ứng quang điện được tính như sau:
( 1.2 )
Từ hai công thức trên ta rút ra được công thức tính hệ số suy giảm khối do hấp thụ quang điện của một môi trường theo hệ số suy giảm tuyến tính là:
( 1.3 )
( 1.4 )
Người ta còn tính được hệ số hấp thụ quang điện trên một nguyên tử phụ thuộc vào năng lượng photon tới và nguyên tử số của môi trường theo công thức:
( 1.5 )
Khi
Khi
trong đó Z là nguyên tử số của môi trường
IK và IL là thế năng ion hóa của lớp K và lớp L của nguyên tử môi trường.
Từ hai công thức trên ta thấy khi Z càng lớn thì hệ số hấp thụ quang điện càng lớn. Nghĩa là hiện tượng quang điện xảy ra mạnh với với các chất có nguyên tử số lớn hay các nguyên tố nặng. Mặt khác, khi năng lượng của bức xạ gamma tăng thì tiết diện hấp thụ quang điện giảm theo hàm ɛ-3 .
1.1.2. Tán xạ Compton
Theo sự tăng năng lượng của bức xạ gamma, khi tiết diện xảy ra hấp thụ quang điện giảm thì tiết diện tán xạ Compton tăng lên, đây là quá trình chủ yếu làm suy giảm năng lượng của bức xạ gamma đi trong môi trường vật chất.
Tán xạ Compton là quá trình tán xạ không đàn hồi của photon gamma với các electron tự do hay electron liên kết yếu trong nguyên tử của môi trường. Trong quá trình tán xạ Compton, photon gamma tới truyền một phần năng lượng của mình cho electron và bị tán xạ theo hường tạo với phương tới một góc nào đó gọi là góc tán xạ. Kết quả là electron tán xạ nhận được một năng lượng giật lùi và năng lượng của chùm gamma thì bị giảm đi.
Tán xạ Compton xảy ra mạnh khi năng lượng của bức xạ gamma lớn hơn nhiều so với năng lượng liên kết của electron. Khi năng lượng của bức xạ gamma tăng, các electron tán xạ bay theo hướng ưu tiên về phía trước (nghĩa là góc tán xạ nhỏ). Năng lượng của bức xạ gamma tán xạ phụ thuộc vào góc tán xạ và năng lượng của bức xạ gamma tới theo công thức:
( 1.6 )
trong đó ɛtx là năng lượng của bức xạ gamma tán xạ
là góc tán xạ của gamma
ɛt là năng lượng của bức xạ gamma tới
Vì tán xạ Compton xảy ra trên electron tự do nên năng lượng của bức xạ gamma tán xạ không phụ thuộc vào chất tán xạ mà chỉ phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ gamma tới và góc tán xạ. Khi xảy ra tán xạ, photon bị tán xạ có thể bay theo góc tán xạ bất kỳ, nhưng xác suất tán xạ theo một góc nào đó lại phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ gamma tới và bản thân góc đó.
Đối với năng lượng của bức xạ gamma nhỏ, phân bố góc của bức xạ có tính đối xứng qua góc tán xạ 90o . Năng lượng của bức xạ gamma càng tăng thì các bức xạ gamma tán xạ càng có xu hướng ưu tiên về phía trước.
Khi lượng tử gamma bị tán xạ với một góc nhỏ thì năng lượng của nó thay đổi không đáng kể, lúc đó electron bay theo phương gần vuông góc với nó. Khi lượng tử gamma bị tán xạ với góc 180o thì electron bay ra theo hướng phía trước với động năng cực đại.
Xác suất tán xạ Compton theo mọi hướng trên một electron gọi là xác suất tán xạ Compton toàn phần trên một electron được tính theo công thức:
( 1.7)
trong đó: ro là bán kính cổ điển, bằng 2,82.10-13cm
k là năng lượng tương đối của bức xạ gamma
Trong nguyên tử có Z electron, tiết diện tán xạ Compton trên một nguyên tử là:
( 1.8 )
Hệ số suy giảm khối của quá trình tán xạ Compton được tính bằng công thức:
( 1.9)
trong đó, Z và MA là nguyên tử số và nguyên tử lượng của chất tán xạ
NA là số Avôgađrô
1.1.3. Hiện tượng tạo cặp
Khi năng lượng của bức xạ gamma tiếp tục tăng lên, có thể xảy ra hiện tượng tạo cặp. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong trường Coulomb của hạt nhân hay một electron, trong đó năng lượng của một photon gamma được biến đổi hoàn toàn thành các hạt vật chất.
Xét quá trình tạo cặp xảy ra trong trường Coulomb của một hạt nhân. Khi một photon năng lượng cao bay vào trong trường Coulomb của hạt nhân nó bị hấp thụ hoàn toàn, tạo ra một cặp electron và positron ( e+, e-). Hạt nhân trung gian tạo ra trường Coulomb cần thiết cũng tham gia vào quá trình tạo cặp, khối lượng nghỉ của nó cũng bị biến đổi trong quá trình này và nó cũng thu được một động năng giật lùi rất nhỏ. Theo định luật bảo toàn năng lượng:
( 1.10)
( 1.11 )
trong đó me là khối lượng nghỉ của electron, T là động năng của cặp e+,e-; Movà M là khối lượng của hạt nhân trước và sau khi tạo cặp; K là động năng giật lùi của hạt nhân. Do M ≥ Mo nên;
Từ đó có thể thấy năng lượng nhỏ nhất của lượng tử gamma để có thể xảy ra hiện tượng tạo cặp trong trường Coulomb của hạt nhân là 1,022 MeV. Năng lượng này gọi là ngưỡng tạo cặp trong trường Coulomb của hạt nhân.
( 1.12 )
Người ta xác định tiết diện tạo cặp trong trường Coulomb của hạt nhân bằng phương pháp thực nghiệm, thu được công thức tính gần đúng:
trong đó, Z là nguyên tử số của môi trường
là năng lượng của lượng tử gamma
Từ công thức trên có thể thấy hiện tượng tạo cặp xảy ra mạnh trong trường Coulomb của hạt nhân khi môi trường có nguyên tử số càng lớn và khi năng lượng của lượng tử gamma càng tăng. Người ta thấy rằng, khi năng lượng lớn hơn ngưỡng tạo cặp, tiết hiện tạo cặp sẽ tăng nhanh khi năng lượng của bức xạ gamma tăng.
Xét quá trình tạo cặp xảy ra trong trường Coulomb của một electron. Khi đó, có hai cặp electron - positron được tạo thành. Ngưỡng tạo cặp trong trường hợp này gấp đôi trong trường hợp trong trường Coulomb của hạt nhân, có giá trị là:
( 1.13 )
Tuy nhiên, xác suất tạo cặp trong trường Coulomb của electron nhỏ hơn rất nhiều so với xác suất tạo cặp trong trường Coulomb của hạt nhân.
1.2. Hiệu ứng sinh học của bức xạ
1.2.1. Tác dụng sinh học của điều trị tia xạ
Cấu tạo tế bào của cơ thể người [2,8,9]
Cơ thể người cấu tạo từ các cơ quan như tim, phổi, não,… Các cơ quan được cấu tạo từ các mô như mô mỡ, da, xương …Các mô được cấu tạo từ các tế bào. Tế bào là đơn vị sống cơ bản, kích thước tế bào khoảng 20micromet. Trong cơ thể con người có khoảng 1013 đến 1014 tế bào. Tương tác giữa các bức xạ và cơ thể sống sẽ gây nên những thay đổi trong tế bào hay gây đột biến dẫn đến hoạt động bất bình thường, chẳng hạn phát triển nhanh chóng một cách hỗn loạn dẫn đến ung thư.
Tế bào gồm có một nhân ở giữa, một chất lỏng bao quanh gọi là bào tương, bao bọc quanh bào tương là một màng gọi là màng tế bào. Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng rẽ.
Màng tế bào thực hiện chao đổi chất với môi trường ngoài.
Bào tương là nơi xảy ra các phản ứng hóa học, bẻ gãy các phân tử phức tạp thành các phần tử đơn giản và lấy năng lượng nhiệt tỏa ra (dị hóa), hay tổng hợp các phân tử cần thiết cho tế bào.
Trong nhân có ADN là một đại phân tử hữu cơ chứa các thông tin quan trọng để thực hiện sự tổng hợp chất.
ADN cũng chứa thông tin cần thiết để điều khiển việc phân chia tế bào.
Tác dụng của sinh h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Xác định phân bố liều bức xạ photon ở lối ra của máy gia tốc primus – siemens dùng trong xạ trị Tài liệu chưa phân loại 2
Q Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát Tài liệu chưa phân loại 0
D Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài động vật đáy khu vực trang trại điện gió Bạc Liêu Khoa học Tự nhiên 0
T Phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng - Một số giải ph Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
P Đặc điểm phân bố vi sinh vật và ảnh hưởng chế phẩm vi sinh Lypomycin M đến khả năng giữ nước vùng bá Luận văn Sư phạm 0
T Đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong thuốc đông dược và nghiên cứu đánh giá gốc và phân bố kim lo Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu quy luật phân bố dị thường ứng suất kiến tạo hiện đại phục vụ phân vùng dự báo tai biến đ Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu sự phân bố, hoạt động và vai trò của một số nhóm vi sinh vật tham gia vào các chu trình c Luận văn Sư phạm 0
D Sự phân bố và phát triển cây ngô việt Nam vầ trên thế giới năm 2015 Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top