bongxu211

New Member

Download miễn phí Đồ án Thiết kế cải tiến hệ thống dẫn động ly hợp cho xe tải trung bình trên cơ sở xe Γ3CA - 3711





+ Moay ơ đĩa bị động được lắp trên trục then hoa ly hợp. Nó có nhiệm vụ truyền mô mem xoắn từ động cơ tới trục ly hợp. Vì vậy nó luôn chịu mô men xoắn, tải trọng nặng và chịu ma sát trượt giữa moay ơ và trục ly hợp. Hình dáng của then hoa ảnh hưởng tới độ vững bền của trục ly hợp. Nếu chuyển tiếp đột ngột thì ở chân then có ứng suất cục bộ rất lớn. Các then có thể là dạng thân khai, hay vuông góc. Đối với xe Ă3CA - 3711 then hoa có dạng vuông góc.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ề mặt ma sát được xác định theo công thức sau :
Trong đó :
Ml: Mô men ly hợp Ml = 42 KGm = 4200 KGm
R2 : Bán kính ngoài đĩa ma sát = 14 cm
R1 : Bán kính trong đĩa ma sát = 8,4 cm
m: Hệ số ma sát ta chọn = 0,3
i : Số bề mặt ma sát = 2
Thay vào công thức trên ta có :
Vậy ta có q trong giới hạn cho phép :
q = 1,6 KG/cm2 < [q] = 2,5 KG/cm2
Có nghĩa là thỏa mãn điều kiện áp suất tác dụng lên bề mặt ma sát.
Qua tính toán ta có thông số cơ bản của ly hợp như sau.
STT
Tên gọi
Ký hiệu
Giá trị
Đường kính ngoài đĩa ma sát
D2
280 mm
Đường kính trong đĩa ma sát
D1
168 mm
Số đĩa ma sát
Z
1
Số bề mặt ma sát
i
2
Bề dầy vòng ma sát
δ
4 mm
Hệ số dự trữ ly hợp
β
2
Hệ số ma sát
m
0,3
Mô men ly hợp
Ml
42 KGm
áp suất riêng bề mặt ma sát
q
1,6 KG/cm2
3. Xác định công trượt, công trượt riêng.
Khi đóng ly hợp sẽ có hiện tượng trượt ở đĩa trong thời gian đầu cho đến khi nào đĩa chủ động và đĩa bị động quay như một khối động học liền. Khi các đĩa bị trượt sẽ sinh công ma sát, làm nung nóng các chi tiết của ly hợp lên quá nhiệt độ làm việc bình thường, làm hao mòn tấm ma sát và nguy hiểm nhất là các lò xo ép có thể bị rạm ở nhiệt độ cao mất khả năng ép. Vì vậy việc xác định công ma sát trong thời gian đóng ly hợp là một điều cần thiết.
Xét hai hình thức đóng ly hợp sau đây :
+ Đóng ly hợp đột ngột: Để động cơ làm việc với số vòng quay cao rồi đột ngột thả bàn đạp ly hợp, hình thức này nhanh, đồng đều tốc độ giữa trục sơ cấp hộp số và trục khuỷu, thời gian trượt giảm đi, công trượt giảm. Nhưng hình thức này cũng gây tải trọng xung lớn trong hệ thống truyền lực. Do vậy phải tránh sử dụng trường hợp này.
+ Đóng ly hợp một cách êm dịu: Người lái nhả bàn đạp từ từ khi khởi hành tại chỗ, do vậy làm tăng thời gian đóng ly hợp và tăng công trượt của quá trình đóng ly hợp. Trong sử dụng thường dùng phương pháp này nên ta sẽ tính toán công trượt sinh ra trường hợp này.
a. Xác định công trượt.
Xác định công trượt của ly hợp khi khởi động ô tô tại chỗ theo công thức sau :
Trong đó :
G : Trọng lượng toàn bộ xe = 7400 Kg
Memax : Mô men lớn nhất của động cơ = 21 KGm
Ψ : Hệ số cản tổng cộng của đường = 0,16
n0 : Số vòng quay của động cơ khi khởi động tại chỗ
n0 = 0,75 nemax = 0,75 . 3200 = 2400 V/ph'
rbx : Bán kính làm việc trung bình.
rbx = r0. λ
r0 = (B + 1/2). 25,4 mm
λ: Hệ số biến dạng của lốp = 0,93
it : Là tỷ số truyền của hệ thống truyền lực
it = i0 . ih1 = 6,83 . 6,55 = 44,74
Vậy ta có :
b. Xác định công trượt riêng.
Tính theo công thức.
Trong đó :
L : Là công trượt của ly hợp
F : Diện tích bề mặt ma sát
F = Π. (R22 - R21) = 3,14 (142 - 8,42) = 495,36 cm2
i : Số bề mặt ma sát, i = 2
Vậy :
KGm/cm2
Để đánh giá độ hao mòn của đĩa ma sát : l0 ≤ 4 ữ 6 KGm/cm2 (Theo HD.TK.HT.LH. Ô tô. Máy kéo). Do đó theo tính toán ở trên l0 < [l0]. Vậy công trượt riêng thỏa mãn điều kiện bền.
c. Kiểm tra nhiệt độ của các chi tiết :
Trong thực tế ta tính nhiệt cho đĩa ép vì : Trong hai chi tiết tiếp xúc với tấm ma sát là bánh đà và đĩa ép, thì đĩa ép có trọng lượng nhỏ hơn bánh đà nên độ tăng nhiệt độ trên đĩa ép sẽ lớn hơn nhiều so với bánh đà.
Nhiệt tăng lên giữa các chi tiết tiếp xúc với tấm ma sát trong thời gian ly hợp bị trượt được tính theo công thức sau:
Trong đó :
L : Là công trượt sinh ra L = 5403 KGm
C : Tỷ nhiệt chi tiết bị nung nóng C = 0,115 Kcal/KG0C
γ: Hệ số xác định phần công trượt dùng nung nóng chi tiết cần tính
(n là số đĩa bị động)
Gt : Trọng lượng chi tiết bị nung nóng Gt = 6 KG
Thay vào công thức tính ta có :
Độ tăng nhiệt độ (theo HD.TKHTLH) nằm trong giới hạn [∆t] = 80C ữ100C
Vậy qua tính toán ∆t = 9,30C < [∆t] = 100C . Do đó đảm bảo độ bề nhiệt.
3. Tính toán một số chi tiết trong cụm ly hợp
a. Đĩa bị động.
+ Đĩa bị động phải chịu nhiệt độ cao khi ly hợp bị trượt và chịu xoắn lớn. Ngoài ra đĩa còn chịu rung động do đó đĩa bị động làm bằng thép các bon cao (thép 50ữ70), độ cứng từ 35ữ50 HRC. Ta chọn thép 50 và có độ cứng là 40 HRC.
Xẻ rãnh hướng tâm, mỗi phần được uốn về phía khác nhau, ở đầu rãnh về phía tâm xẻ dạng chữ T.
Chiều dầy xương đĩa chọn từ (1,5 ữ 2mm) ta lấy 1,8 mm.
Cấu tạo xương đĩa.
+ Trong quá trình làm việc do có công trượt sinh ra và nhiệt độ tăng làm cho vùng ma sát mòn, dễ bị cháy khét nên phải chọn vòng ma sát có các đặc tính:
- Đảm bảo hệ số ma sát cần thiết và ít bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi về nhiệt độ, tốc độ trượt và áp suất.
- Có khả năng chống mài mòn nhiều ở nhiệt độ cao.
- Trở lại khả năng ma sát ban đầu nhanh sau khi bị nung nóng.
- Làm việc tốt ở nhiệt độ cao mà không bị dính, không bị sùi bề mặt.
- Có tính chất cơ học cao (Độ bền, độ đàn hồi, độ dẻo).
b. Đinh tán.
* Đinh tán đĩa ma sát.
Đinh tán để gắn chặt vòng ma sát vào xương đĩa, nó truyền mô men từ vòng ma sát vào xương đĩa. Đầu đinh tán thấp hơn bề mặt của vòng ma sát 2 mm, để khi vòng ma sát môn không cào vào bề mặt của đĩa ép.
Qua tham khảo xe Г3CA - 3711 ta chọn thông số của đinh tán như sau :
- Số lượng đinh tán 24 chiếc chia làm 2 dãy: n1 = 12, n2 = 12
- Vật liêu bằng nhôm
- Đường kính đinh tán d = 4 mm = 0,4 cm
- Bán kính dãy đinh ngoài r2 = 125 mm = 12,5 cm
- Bán kính dãy đinh trong r1 = 98 mm = 9,8 cm
- ứng suất cắt cho phép [حc] = 100 KG/cm2
- ứng suất chèn dập [scd ] = 250 KG/ cm2
+ Lực tác dụng lên mỗi dãy đinh tán được tính bằng công thức :
Ta thấy dãy ngoài có trị số lực tác dụng lên đinh tán lớn hơn dãy trong nên ta chỉ cần tính bền cho dãy ngoài :
- Theo điều kiện cắt :
Công thức tính :
Trong đó :
F2 : Lực tác dụng lên dãy đinh tán ngoài F2 = 52 KG
n : Số đinh tán dãy ngoài, n2 = 12
d : Đường kính đinh tán d = 0,4 cm
Thay số ta có :
Vậy : tc = 34,5 KG/cm2 < [tc ] =100 KG/cm2
- Theo điều kiện chèn dập
Công thức tính
Với chiều dài chèn dập của đinh tán chọn l = 0,2 cm
Ta có :
Vậy : scd = 54 Kg/cm2 < [scd] = 250 KG/cm2
Qua tính toán ở trên ta thấy đinh tán đủ bền với ứng suất cắt và chèn dập.
* Đinh tán đĩa bị động vào moay ơ:
+ Chọn các thông số :
- Số lượng đinh tán n = 6
- Đường kính đinh tán d = 8 mm = 0,8 cm
- Bán kính đặt đinh r = 32 mm = 3,2 cm
- Chiều dài chèn dập l = 10 mm = 1 cm
- Vật liệu làm đinh tán bằng thép có ứng suất cho phép
[حc ] = 300 KG/cm2
[scd ] = 800 KG/cm2
+ Tính bền đinh tán đĩa bị động vào moay ơ.
- ở điều kiện cắt :
Công thức tính :
Vậy : tc = 108,85 KG/cm2 < [tc ] = 300 KG/cm2
- ở điều kiện chèn dập
Công thức tính
Vậy : scd = 68,35 KG/cm2 < [scd] = 800 KG/cm2
Qua tính toán theo điều kiện cắt và chèn dập đều nhỏ hơn điều kiện cho phép nên đinh tán đĩa bị động vào moay ơ đảm bảo bền.
c. Moay ơ đĩa bị động :
+ Moay ơ đĩa bị động được lắp trên trục then hoa ly hợp. Nó có nhiệm vụ truyền mô mem xoắn từ động cơ tới trục ly hợp. Vì vậy nó luôn chịu mô men xoắn, tải trọng nặng và chịu ma sát trượt giữa moay ơ và trục ly hợp. Hình dáng của then hoa ảnh hưởng tới độ vững bền của trục ly hợp. Nếu chuyển tiếp đột ngột thì ở chân then có ứng suất cục bộ rất lớn. Các then có thể là dạng thân kha...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top