rose_huynh89

New Member

Download miễn phí Đồ án Công nghệ ATM và vấn đề quản lý tài nguyên mạng





Thuật ngữ phân bổ băng thông logic cho các kết nối dùng để nhấn mạnh một thực tế là tất cả các cuộc kết nối cụ thể trong các mạng chuyển mạch gói nhanh đều cùng chia sẻ một băng thông liên kết, vì thế việc phân bổ băng thông vật lý cho các kết nối không thể sử dụng được. Trong khi đó thì nguyên lý chia sẻ băng thông lại có một vài thuận lợi (ví dụ như ghép kênh thống kê trên lớp tế bào), vì vậy khái niệm phân phối băng thông logic được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho việc đơn giản hoá và phát triển kỹ thuật đã biết cho mạng chuyển mạch kênh như là các kỹ thuật định tuyến và điều khiển chấp nhận kết nối.
Tiếp theo đây sẽ định nghĩa vài khái niệm cho sự phân phối băng thông logic với sự đảm bảo chất lượng dịch vụ thống kê trong mạng. Để đơn giản cho việc trình bày sẽ giả thiết rằng một liên kết ATM ( bộ ghép kênh ) cùng với bộ đệm hoạt động theo nguyên lý FIFO có băng thông L đang thực hiện kết nối cùng một QoS như nhau.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường ATM.
Tuy nhiên vấn đề phân phối băng thông logic cho các cuộc kết nối rất phức tạp do các yêu cầu và các tiêu chí chất lượng áp đặt lên. Đặc biệt sự phân phối băng thông phải đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS và sự sử dụng tài nguyên cao. Mặt khác: Các loại hình dịch vụ khác nhau lại có các tiêu chí QoS cũng khác nhau và hơn thế lại không thể biết trước được các tham số của kết nối vì vậy ta cần sử dụng đến phép phân bổ băng thông thích nghi dựa trên phép đo đạc và chính thế có rất nhiều giải thuật và mô hình phân tích, tổng hợp được đưa ra để giải quyết các vấn đề trên. Các mô hình và phép xấp xỉ phân phối băng thông sẽ được trình bày cụ thể trong chương 4.
3.2.2.2 Điều khiển chấp nhận kết nối
Trong chức năng quản lý tài nguyên, điều khiển chấp nhận kết nối có hai khía cạnh riêng biệt :
Khía cạnh thứ nhất: Thẩm định xem liệu một kết nối có được chấp nhận trên một liên kết hay một tuyến cụ thể với các tiêu chí QoS hay không, vì thế chức năng này được xem như là CACqos(l,p)( Xét đến vấn đề CAC dựa trên QoS theo tuyến hay đường). Một khi băng thông của liên kết cần có cho một cuộc kết nối được ước tính thì nhờ chức năng này nó sẽ thẩm định xem liệu rằng băng thông còn chưa được dùng cho liên kết đó có lớn hơn hay bằng băng thông yêu cầu hay không. Nghĩa là CAC làm nhiệm vụ kiểm tra băng thông rỗi trên toàn tuyến hay trên từng chặng với QoS cho trước.
Khía cạnh thứ hai: Nó thẩm định việc một kết nối đã được chấp nhận trên một liên kết hay đường truyền có đảm bảo thoả mãn tiêu chí QoS hay không ( tức là có đủ băng thông dư không ) Chức năng này liên quan đến đặc tính của cấp độ dịch vụ GoS ( đo đạc chỉ tiêu lớp kết nối ) và được xem là CACgos(l,p).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc từ chối một kết nối, ngay cả khi tài nguyên khả dụng còn đủ lớn. Ví dụ, trong một số trường hợp từ chối một kết nối đa liên kết có thể tạo ra khả năng chấp nhận một số kết nối khác do đó hiệu suất sử dụng mạng tăng lên. hay trong trường hợp có cả các kết nối băng rộng và băng hẹp việc loại bỏ đi một số các kết nối băng hẹp lại đem lại khả năng truy nhập bình đẳng tới các tài nguyên cho các kết nối băng rộng trong một số trường hợp mà thường thì các kết nối này hay gặp phải xác suất mất mát lớn. Tóm lại mục đích của CACgos là đảm bảo khả năng truy nhập bình đẳng và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả bởi làm thay đổi các mức ưu tiên cho các lớp kết nối khác nhau .
3.2.2.3. Định tuyến kết nối
Mục đích của chức năng này là tìm một đường kết nối tối ưu. Tiêu chuẩn tối ưu phụ thuộc vào các tham số đo lường về QoS và về tài nguyên khả dụng.
Đo lường QoS bao gồm đo lường các tham số tỉ lệ mất tế bào (CLR), trễ truyền tế bào (CTD) và biến trễ tế bào (CDV). Một cách tổng quan QoS yêu cầu của một kết nối không được vượt quá QoS đã được định trước.
Đo lường tài nguyên khả dụng, trong đó có tính đến cả giá cả của tài nguyên do kết nối này chiếm dụng. Giá cả này có thể thay đổi phụ thuộc vào tham số lưu lượng và trạng thái của mạng.
Trong các mạng băng rộng việc sử dụng hiệu quả tài nguyên là quan trọng nhất, do đó nhiệm vụ chính của tối ưu hoá là cực tiểu hoá giá thành băng thông theo yêu cầu QoS và các ràng buộc khác của mạng.
Việc định tuyến kết nối liên quan chặt chẽ với khái niệm đường ảo (VP). Theo quan điểm định tuyến có thể phân biệt hai loại đường ảo: đường ảo nút tới nút (node to node Virtual Path) và đường ảo mút tới mút (End to End Virtual Path) , loại này sử dụng kết nối kênh ảo VCC nằm trong đường ảo này.
3.2.2.4 Định tuyến và chấp nhận kết nối
Nhìn chung các vấn đề định tuyến và điều khiển chấp nhận kết nối có liên quan chặt chẽ với nhau . Cụ thể là chi phí băng thông bắt buộc trong vấn đề định tuyến cuộc kết nối phù hợp với vấn đề CACgos làm nâng cao lưu lượng mạng và mức độ ưu tiên cho các lớp kết nối nhất định
Trong trường hợp mỗi cuộc kết nối được đặc trưng bởi tham số bù thì mục đích của việc điều khiển và chấp nhận kết nối cũng như định tuyến là tìm giá trị lớn nhất của tham số này từ các kết nối đã được chấp nhận . Sự quyết định CAC và định tuyến được dựa trên các giá trị bóng của liên kết phụ thuộc trạng thái mà giá trị này được giải thích như là giá trị báo trước để chiếm được băng thông cho các kết nối. Chức năng định tuyến đảm bảo cho đường dẫn có chi phí giá cả bóng tối thiểu( Chi phí giá cả = Tổng giá cả bóng liên kết trên các liên kết xây dựng nên đường dẫn. Còn chức năng CACgos lại so sánh giá trị của tham số bù của kết nối với chi phí của đường dẫn còn lại . Nếu kết quả là dương thì kết nối được chấp nhận và ngược lại thì kết nối được loại bỏ.
Có vài đặc điểm quan trọng của phương pháp cực đại bù :
GOS cuả mỗi lớp kết nối được điều khiển đơn giản bởi việc thay đổi các tham số kết nối ( Tham số bù kết nối càng cao thì xác suất mất mát kết nối càng cao)
Có thể dễ dàng kết hợp chặt chẽ các yếu tố chi phí bằng mối quan hệ bảng giá trị thật hay chi phí các tài nguyên cho các tham số bù và sự bù từ mạng .
Là một phương pháp tạo ra lược đồ cơ sở chung cho việc nghiên cứu , xây dựng và tối ưu các chiến lược CAC và định tuyến khác .
3.2.2.5 Các mô hình hoạt động trên lớp kết nối
cần có các mô hình hoạt động của mạng trong lớp kết nối trong nhiều giai đoạn vận hành và phát triển của mạng. Đặc biệt dùng cho việc so sánh các lựa chọn thiết kế khác nhau, cho phép có được tính tối ưu của các giải thuật định tuyến , việc phân bổ tài nguyên mạng, các kiểm tra và các phương pháp kiểm tra khả năng hồi phục mạng cũng như phát hiện ra các vấn đề nảy sinh ngoài mong đợi . Nhưng do tính đa dạng đó thì không thể có một mô hình thoả mãn cho tất cả các mạng. Tuy nhiên người ta sử dụng một phương pháp xấp xỉ dựa trên việc phân tách các vấn đề của mạng thành tập hợp các vấn đề của liên kết hay đường dẫn mà có thể được sử dụng cho các mạng với các chiến lược CAC và định tuyến khác nhau .
3.2.2.6 Các vấn đề bình đẳng
Rất nhiều chiến lược CAC và định tuyến đem lại các công cụ tiện lợi cho việc có được điểm làm việc thích hợp mà nó được định nghĩa như là phân phối GOS giữa các lớp kết nối. Đặc biệt , với phương pháp cực đại bù có thể kiểm soát một cách nhất quán phân phối GOS . Vấn đề đặt ra là : Điểm làm việc nằm ở đâu sẽ đem lại hiệu quả và bình đẳng một cách đồng thời. Khái niệm bản chất của bình đẳng là sự công bằng về GOS nhưng lại dẫn tới hiệu suất sử dụng thấp. Trái lại những công thức truyền thống liên quan tới các giải pháp cực đại thông lượng toàn cục hay trễ trung bình tối thiểu và có hiệu suất sử dụng tài nguyên cao thì lại không thể đảm bảo được tính bình đẳng . Vì thế cần có một lược đồ đề giải quyết tính hai mặt này. Người ta sử dụ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top