trangsophia85

New Member

Download miễn phí Đề tài Mô hình hội nghị đa phương tiện và ứng dụng trong hệ đào tạo điện tử





Mục lục
Lới giới thiệu 1
Mục lục 3
Chương 1 Mô hình hội nghị đa phương tiện và ứng dụng trong hệ đào tạo điện tử. .6
1.1 Tổng quan về hội nghị đa phương tiện 6
1.1.1 Kiến trúc phần cứng 7
1.1.2 Kiến trúc phần mềm 7
1.1.3 Kiến trúc mạng 8
1.2 Các đặc trưng và dịch vụ cơ bản của hệ thống hội nghị đa phương tiện 11
1.2.1 Chia sẻ ứng dụng (Application Sharing) 11
1.2.2 Chat văn bản (Text chat) 11
1.2.3 Định danh người gọi (Caller ID) 12
1.2.4 Kiểm soát (Parental control) 12
1.2.5 Hỗ trợ multicast 12
1.2.6 An ninh (Security) 12
1.2.7 Trả phí (Payment) 12
1.2.8 Ghi nhật kí và xử lí thông tin off-line 13
1.2.9 Các đặc trưng khác 13
1.3 Các dịch vụ điều khiển hội nghị 14
1.3.1 Tương tác trong điều khiển hội nghị 14
1.3.2 Các dịch vụ hiện hữu đối với người sử dụng (User Visible Services) 15
1.3.3 Quản lí bên trong (Internal Management Services) 17
1.4 Chất lượng audio-video trong các hệ thống hội nghị đa phương tiện 18
1.4.1 Các yếu tố định lượng 19
1.4.2 Các yếu tố định tính 21
1.5 Ứng dụng trong hệ đào tạo điện tử 22
Chương 2 Đồng bộ đa phương tiện 23
2.1 Dữ liệu đa phương tiện 23
2.1.1 Dữ liệu không phụ thuộc vào thời gian 23
2.1.2 Dữ liệu phụ thuộc vào thời gian 25
2.2 Tổng quan về đồng bộ đa phương tiện 27
2.2.1 Các khái niệm 28
2.2.2 Các khía cạnh đồng bộ 29
2.2.3 Các kĩ thuật đồng bộ 31
2.3 Khả năng cảm thụ của con người đối với các lỗi đồng bộ 33
2.3.1 Đồng bộ môi (lip synchronization) 33
2.3.2 Đồng bộ với con trỏ (pointer synchronization) 36
2.3.3 Các loại đồng bộ khác 37
2.4 Mô hình tham chiếu cho đồng bộ đa phương tiện 38
2.4.1 Lớp phương tiện (Media Layer) 38
2.4.2 Lớp dòng (Stream Layer) 39
2.4.3 Lớp đối tượng (Object Layer) 39
2.4.4 Lớp đặc tả (Specification Layer) 39
2.5 Chất lượng dịch vụ trong truyền thông đa phương tiện 40
Chương 3 Một số giải pháp đồng bộ audio-video thời gian thực 41
3.1 Thuật toán đồng bộ dựa trên việc xây dựng thời gian tham chiếu tuyệt đối 41
3.1.1 Truyền thông thời gian thực 41
3.1.2 Khôi phục tham chiếu thời gian tuyệt đối 46
3.1.3 Phục hồi đồng bộ 50
3.1.4 Kết luận-Đánh giá 52
3.2 Thuật toán đồng bộ thích nghi 52
3.2.1 Đồng bộ thích nghi 52
3.2.2 Thuật toán đồng bộ cơ bản 55
3.2.3 Đồng bộ intramedia 62
3.2.4 Đồng bộ intermedia 63
3.3 Khôi phục đồng bộ xảy ra do mất khung hình bằng nội suy bậc hai song song 64
3.3.1 Giới thiệu 64
3.3.2 Ước lượng các frame bị thất lạc 66
3.3.3 Đánh giá hiệu năng 70
3.3.4 Kết luận 71
Chương 4 Phân tích xây dựng mô hình hội nghị tương tác audio-video trực tuyền thời gian thực và ứng dụng trong hệ đào tạo điện tử 72
4.1 Nghiên cứu mô hình hội nghị video và ứng dụng trong hệ đào tạo điện tử 72
4.1.1 Hoạt động của chương trình 72
4.1.2 Mô hình ứng dụng 73
4.2 Phân tích yêu cầu đồng bộ 75
4.3 Phân tích chức năng của client trong hệ thống 76
4.3.1 Bộ công cụ chơi và biên tập file video 76
4.3.2 Công cụ truyền dữ liệu đa phương tiện giữa hai máy trạm 76
4.4 Xây dựng phương án thiết kế 77
4.4.1 Bộ công cụ chơi và biên tập file video 77
4.4.2 Công cụ truyền dữ liệu đa phương tiện giữa hai máy trạm 77
Chương 5 Thiết kế chương trình và cài đặt ứng dụng trong mô hình hội nghị tương tác video trên mạng cục bộ 79
5.1 Giới thiệu cấu hình mạng cục bộ và môi trường lập trình 79
5.1.1 Cấu hình mạng cục bộ 79
5.1.2 Môi trường lập trình 79
5.2 Thiết kế bộ công cụ biên tập file video 85
5.2.1 Khối trình diễn 85
5.2.2 Khối capture 86
5.2.3 Khối biên tập 89
5.3 Thiết kế công cụ truyền đa phương tiện giữa hai máy 94
5.3.1 Phía truyền 94
5.3.2 Phía nhận 95
5.4 Thiết kế giao diện 97
5.5 Kết quả thực nghiệm 97
Phụ lục 97
Tài liệu tham khảo 97
Tra cứu 97
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i xem cảm nhận được sự mất đồng bộ và bắt đầu thấy không thoải mái trừ phi người nói nói chậm đi hay di chuyển con trỏ chậm lại. Nếu xét từ quan điểm giao diện người dùng , thì lỗi đồng bộ này là không chấp nhận được. Sẽ là rất vô lí nếu trong thực tế ta trỏ vào một đối tượng trong khi lại tác động vào một đối tượng khác.
Các loại đồng bộ khác
Việc kết hợp giữa audio và các hình ảnh động (animation) thường không đòi hỏi quan hệ về thời gian chặt chẽ như trong đồng bộ môi. Bằng cách tận dụng khả năng tương tác, các chuỗi ảnh động có thể được trình diễn lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trình diễn đồng bộ audio và văn bản thường được biết đến như là sự chú thích bằng lời cho các tài liệu. Đối với loại đồng bộ phương tiện này, độ lệch chấp nhận được có thể suy ra từ thời gian phát âm của một từ ngắn, vì vậy nó có thể được lấy bằng 250ms.
Việc đồng bộ giữa video và văn bản hay ảnh tĩnh diễn ra dưới hai dạng sau:
Chế độ overlay: văn bản thường là mô tả thêm cho chuỗi hình ảnh đang được trình diễn.
Chế độ non-overlay: trong chế độ này ràng buộc thời gian là kém chặt chẽ hơn.
Với những ứng dụng thuộc loại này, độ lệch đồng bộ khoảng 500ms giữa video và văn bản hay ảnh tĩnh là chấp nhận được.
Mô hình tham chiếu cho đồng bộ đa phương tiện
Để có thể phân tích và hiểu rõ các yêu cầu đối với đồng bộ đa phương tiện ta đưa ra ở đây một mô hình tham chiếu cụ thể. Mỗi một lớp trong mô hình thực thi một cơ chế đồng bộ thông qua việc cung cấp cá giao diện thích hợp. Giao diện này có thể được sử dụng bởi bản thân ứng dụng của lớp đó hay bởi các lớp cao hơn. Sự trừu tượng về lập trình và chất lượng dịch vụ ở các lớp trên là cao hơn so với các lớp dưới.
Hình 2.5: Mô hình tham chiếu cho đồng bộ đa phương tiện
Lớp phương tiện (Media Layer)
Ở mức phương tiện, ứng dụng chỉ thao tác hay động trên một dòng phương tiện liên tục. Dòng này có thể xem như là một chuỗi các đơn vị dữ liệu logic (Logical Data Unit-LDU) vì vậy nó cung cấp cho ta một giao diện độc lập với thiết bị. Mỗi một LDU sẽ có môt giá trị nhãn thời gian xác định. Ngay khi dữ liệu sẵn sàng, tiến trình thuộc lớp này sẽ đọc và ghi các LDU trong một vòng lặp bằng các thao tác như đọc read(devicehandle, LDU), ghi write(devicehandle, LDU) và hệ điều hành sẽ tiến hành lập lịch cho các tiến trình tương ứng theo thời gian thực để chúng có thể đồng bộ với nhau.
Lớp dòng (Stream Layer)
Lớp này hoạt động chủ yếu với các dòng phương tiện liên tục hay một nhóm các dòng phương tiện. Ở mức này, các dòng dữ liệu là các luồng liên tục với các tham số thời gian. Lúc này, ta không còn xét đến các LDU riêng lẻ nữa. Các thao tác cơ bản bao gồm start(stream), stop(stream), created_group(list_of_streams), start(group) và stop(group).
Ứng dụng sử dụng lớp dòng được thực thi trong môi trường không phải là thời gian thực. Việc tạo ra các đối tượng phương tiện, tương tác với ngưòi dùng cũng như bắt đầu, kết thúc các dòng là do ứng dụng đảm nhận. Thông thường thuật toán “chủ-tớ” thường được dùng để đồng bộ các dòng với nhau hay đồng bộ giữa các dòng trong cùng một nhóm. Ở đây, dòng “chủ” sẽ đìều khiển một hay nhiều dòng “tớ”.
Lớp đối tượng (Object Layer)
Lớp này hoạt đông trên mọi loại phương tiện, không kể liên tục hay rời rạc. Nó nhận ở đầu vào là đặc tả đồng bộ và chịu trách nhiệm lập lịch trình diễn cho toàn hệ thống một cách hợp lí. Các chức năng trong lớp này phải hỗ trợ việc tính toán và thực thi các lịch trình diễn đó, bao gồm cả việc trình diễn các phương tiện không liên tục, đồng thời nó cũng phải hỗ trợ việc gọi tới các chức năng của lớp phương tiện (media layer).
Lớp đặc tả (Specification Layer)
Đây là một lớp mở, nó không đưa ra một giao diện cụ thể nào cả. Lớp này bao gồm các ứng dụng, công cụ cho phép tạo ra, thực hiện các kĩ thuật đồng bộ. Các công cụ đó có thể là bộ soạn đồng bộ (synchronization editor), các hệ thống sáng tác (authoring system)…
Nhiệm vụ của lớp đặc tả là ánh xạ các yêu cầu chất lượng dịch vụ QoS của người dùng vào các định nghĩa chất lượng đặt ra ở giao diện của lớp đối tượng hay các lớp thấp hơn.
Các phương pháp đặc tả có thể là:
Dựa trên nhịp thời gian (interval-based): cho phép chỉ ra các đặc tính, mối liên hệ về thời gian và quá trình trình diễn của các đối tượng phương tiện.
Dựa trên điều khiển luồng (control flow-based): các luồng dữ liệu sẽ được tiến hành đồng bộ tại các điểm đồng bộ định nghĩa trước.
Dựa trên trục (axes-based): gắn các sự kiện trình diễn với một trục tham chiếu chung được chia sẽ bởi nhiều đối tượng phương tiện khác nhau.
Chất lượng dịch vụ trong truyền thông đa phương tiện
Thực thi một thuật toán đồng bộ cho một ứng dụng xác định đòi hỏi phải xác định chất lượng dịch vụ (QoS) cho truyền thông đa phương tiện. Chất lượng dịch vụ là một tập các tham số bao gồm tỉ số tốc độ (speed ratio), tỉ số sử dụng (utilization ratio), trễ trung bình (average delay), jitter, tỉ số bit lỗi (bit error rate) và tỉ số gói tin lỗi (packet error rate). Hình (2.6) minh hoạ cho ta việc tính toán các một số tham số này.
normal
jitter
skew
Skew correction
TIME
Stream B (Video)
Stream A (Audio)
t0
t11
t21
Hình 2.6: Các tham số chất lượng dịch vụ
Tỉ số tốc độ bằng tốc độ trình diễn thật sự (actual presentation rate) chia cho tốc độ trình diễn danh nghĩa (nominal presentation rate). Theo hình (2.6), trong khoảng (t0,t1) tỉ số tốc độ là 6:6 hay 1, trong khoảng (t1,t2) tỉ số tốc độ bằng 4:6 hay 0,67.
Tỉ số sử dụng bằng tốc độ trình diễn thật sự chia cho tốc độ phân phát (delivery rate). Trường hợp lí tưởng là cả tỉ số tốc độ và tỉ số sử dụng đều bằng 1. Việc truyền lặp lại các frame sẽ làm cho tỉ số sử dụng lớn hơn 1 trong khi việc mất mát dữ liệu sẽ làm tỉ lệ này nhỏ hơn 1.
Jitter là chênh lệch tức thời giữa hai dòng được đồng bộ.
Độ lệch (skew) là chênh lệch trung bình trong thời gian trình diễn giữa hai đối tượng được đồng bộ trên n điểm đồng bộ. Truyền lặp lại các frame (duplication) sẽ làm cho các dòng bị kéo dài về thời gian (stream lag) trong khi kết quả của việc thất lạc dữ liệu là làm rút ngắn các dòng lại (stream lead). Trên hình ****, trong khoảng (t1,t2) độ lệch là 4:6.
Hình (2.6) cũng minh hoạ cho chúng ta thấy cách hiệu chỉnh độ lệch bằng phương pháp loại bỏ các frame. Trên hình (2.6) các frame màu đậm đã được vứt bỏ để phục hồi lại sự đồng bộ giữa hai dòng.
Ngoài ra còn hai tham số chất lượng dịch vụ nữa, đó là tỉ lệ bit lỗi (bit error rate-BER) và tỉ lệ gói tin lỗi (packet error rate-PER). Bảng dưới minh hoạ cho ta các tham số dịch vụ cụ thể của hai ứng dụng: điện thoại video (video telephony) và truyền dòng video JPEG.
Điện thoại video
Truyền dòng video JPEG
Tỉ số tốc độ
1.0
1.0
Tỉ số sử dụng
1.0
1.0
Trễ trung bình
0,25 s
0,2 s
Jitter nhỏ nhất
10 ms
5ms
Tỉ lệ bit lỗi lớn nhất
0,01
0,1
Tỉ lệ gói tin lỗi lớn nhất
0,001
0,01
Bảng 1: Các tham...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
H Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và Luận văn Kinh tế 0
G Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội Luận văn Kinh tế 2
I Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
P Phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình Địa lý & Du lịch 0
V Hoàn thiện mô hình Công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiể Văn hóa, Xã hội 5
Q Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Văn hóa, Xã hội 2
N Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà C Văn hóa, Xã hội 2
A Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Văn hóa, Xã hội 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top