thu_antina

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 4
1.1. Tranh chấp đất đai: khái niệm, phân loại, đặc điểm 4
1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai 4
1.1.2. Phân loại tranh chấp đất đai 5
1.1.3. Đặc điểm của tranh chấp đất đai 7
1.2. Nguyên nhân tranh chấp đất đai 9
1.2.1. Nguyên nhân khách quan 9
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 10
1.3. Khái niệm tranh chấp đất đai và nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai 13
1.3.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai 13
1.3.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai 14
1.4. Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai 15
1.4.1. Thời kỳ trước khi ban hành Hiến pháp 1980 16
1.4.2. Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp 1980 17
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (QUA THỰC TIỄN Ở HÀ NỘI) 23
2.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội 23
2.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội 23
2.1.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai 31
2.2. Tình hình hòa giải các tranh chấp đất đai 34
2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân 41
2.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân 41
2.3.2. Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân 52
2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân 60
2.4.1. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án 60
2.4.2. Tình hình và đánh giá thực trạng việc giải quyết các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án 69
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIÀI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 81
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 81
3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 82
3.2.1. Định hướng về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai 82
3.2.2. Định hướng về cơ chế tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật và giải quyết tranh chấp đất đai 83
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai 85
3.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân 85
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân 86
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm
gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính
chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến
trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế
chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn... Có thể liệt kê rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ
hở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành
chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và
xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá
trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến...
Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương.
Tính bình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều
tỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí
Minh, An Giang, Bạc Liêu, Long An...).
Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm
ổn định tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc
thẩm quyền của ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) (các Điều 21, 22
Luật Đất đai năm 1987; Điều 38 của Luật Đất đai năm 1993; Điều 136 Luật Đất đai năm
2003). Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉ
"dừng lại" ở mức độ chung chung, nên trên thực tế dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy giữa
UBND và TAND. Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2003 đã quy
định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các
cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn.
Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi
tương thích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, song bên cạnh đó còn nhiều
quy định không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, tình hình giải quyết tranh chấp đất đai
của các cơ quan hành chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ, vừa không
thống nhất. Có nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phát
sinh khiếu kiện kéo dài và làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc
khó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân
sự nói chung. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về
đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và việc
giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền (qua thực tiễn ở Hà Nội)
trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung
chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn
hiện nay. Với nhận thức như vậy, tui đã lựa chọn vấn đề " Giải quyết tranh chấp đất đai "
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng tranh
chấp và giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật đất đai và cơ chế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn các
tranh chấp đất đai.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top