snow_black_hp

New Member

Download miễn phí Luận văn Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 4
1.1. Khái niệm phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng dân sự 4
1.1.1. Vụ án dân sự - cơ sở làm phát sinh phiên tòa sơ thẩm dân sự 4
1.1.2. Cơ chế giải quyết vụ án dân sự theo trình tự tố tụng sơ thẩm 9
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của phiên tòa sơ thẩm dân sự 10
1.1.4. Vị trí và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm dân sự 13
1.2. Những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của phiên tòa sơ thẩm dân sự 16
1.2.1. Những nguyên tắc chung 16
1.2.2. Một số nguyên tắc đặc trưng điều chỉnh riêng biệt hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự 18
1.3. Một số nét khái quát về phiên tòa sơ thẩm dân sự trong lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 20
1.3.1. Giai đoạn 1945 - 1959 20
1.3.2. Giai đoạn 1960 - 1989 22
1.3.3. Giai đoạn 1990 - 2004 25
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 29
2.1. Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm 29
2.1.1. Yêu cầu đối với phiên tòa sơ thẩm 29
2.1.2. Các chủ thể trong phiên tòa sơ thẩm 30
2.1.3. Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm 32
2.1.4. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa 34
2.2. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm 34
2.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa 34
2.2.2. Thủ tục hỏi tại phiên tòa 36
2.2.3. Tranh luận tại phiên tòa 42
2.2.4. Nghị án và tuyên án 45
2.3. Những việc tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm 46
2.3.1. Sửa chữa, bổ sung bản án 47
2.3.2. Cấp trích lục bản án, bản án 47
2.3.3. Sửa chữa, bổ sung biên bản phiên tòa 48
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM 49
3.1. Thực trạng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm 49
3.2. Thực tiễn hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm 53
3.3. Một số kiến nghị cụ thể 60
3.3.1. Quán triệt một số quan điểm cải cách tư pháp chỉ đạo trong hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng 60
3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện chế định phiên tòa sơ thẩm dân sự 64
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

án để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu (Điều 198). "Quy định việc thay thế thành viên trong trường hợp đặc biệt này nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án, tránh việc phải hoãn phiên tòa. Việc xác định trong trường hợp nào cần có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết do Chánh án tòa án quyết định" [13, tr. 50].
Trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm phải thay đổi thành phần Hội đồng xét xử do có căn cứ tại các điều 46 - 47, theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS thì Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định việc thay đổi đồng thời ra quyết định hoãn phiên tòa.
Tại phiên tòa, Thư ký phiên tòa giúp việc cho Hội đồng xét xử chuẩn bị công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa và tiến hành các hoạt động tố tụng trong quá trình xét xử theo quy định của BLTTDS
2.1.2.2. Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm
Để phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được tiến hành, Tòa án phải triệu tập các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Theo quy định tại các điều, từ Điều 199 đến Điều 207 BLTTDS, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người thay mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và kiểm sát viên (nếu có).
Đương sự là thành phần quan trọng của vụ án, họ phải có mặt tại phiên tòa khi Tòa án xét xử. Theo Điều 202 BLTTDS, Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp sau:
- Nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người thay mặt hợp pháp tham gia phiên tòa;
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không cần có sự đồng ý của những người tham gia tố tụng khác. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn (khoản 2 Điều 199 BLTTDS).
Tòa án cũng ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý. Trường hợp này họ có thể khởi kiện lại đối với phần yêu cầu độc lập của mình nếu thời hiệu vẫn còn (Điều 201 BLTTDS).
Để tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự, sự có mặt của những người tham gia phiên tòa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế không phải vụ án nào cũng có mặt đầy đủ thành phần tham gia phiên tòa. Vì có nhiều nguyên nhân khách quan mà họ có thể không có mặt tại phiên tòa. Tùy từng trường hợp Tòa án vẫn tiến hành việc xét xử, hay phải hoãn phiên tòa khi vắng mặt người tham gia phiên tòa sơ thẩm.
2.1.3. Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và việc xét xử được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. BLTTDS quy định các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm như sau:
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng (Điều 199, 200, 201, 203 BLTTDS).
- Trường hợp phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án theo khoản 2 Điều 51 BLTTDS.
- Trường hợp phải thay đổi người giám định mà không có người thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 72 hay khi Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hay giám định lại theo quy định tại khoản 4 Điều 230 BLTTDS.
- Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử (khoản 2 Điều 206).
- Nếu người làm chứng, người giám định vắng mặt mà không có người khác thay thế thì tùy từng trường hợp cụ thể, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiến hành việc xét xử (Điều 204, 205 BLTTDS).
- Vắng mặt kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hay trong trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi hay không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có kiểm sát viên dự khuyết để thay thế (Điều 207 BLTTDS).
- Ngoài ra, Điều 215 BLTTDS quy định nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa, nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử có thể chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn phiên tòa.
Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu sau khi hoãn phiên tòa mà tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì tòa án phải thông báo lại cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa (Điều 208 BLTTDS).
2.1.4. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
Trước khi khai mạc phiên tòa xét xử sơ thấm, Thư ký phiên tòa tiến hành các công việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 212 BLTTDS như sau:
- Phổ biến nội quy phiên tòa;
- Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần làm rõ lý do;
- ổn định trật tự trong phòng xử án;
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
Việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạc phiên tòa là nhiệm vụ của thư ký tòa án. "Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên tòa diễn ra có sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào phải hoãn phiên tòa không đồng thời còn nhằm xác lập lại trật tự tại phiên tòa trước khi khai mạc" [34, tr. 274].
Ngoài những quy định chung về phiên tòa sơ thẩm nêu trên, BLTTDS còn có các quy định về nội quy phiên tòa sơ thẩm (Điều 209), yêu cầu đối với biên bản phiên tòa (Điều 211), thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa (Điều 210). Các quy định chung về phiên tòa sơ thẩm dân sự là tiền đề quan trọng để Hội đồng xét xử giải quyết tốt phần nội dung của vụ án được tiến hành ở các giai đoạn tiếp theo của phiên tòa sơ thẩm, giúp cho việc ra bản án được thấu tình đạt lý, công bằng, khách quan và đúng luật.
2.2. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm
2.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa
2.2.1.1. Khai mạc phiên tòa
Sau khi các bước chuẩn bị khai mạc phiên tòa được tiến hành. Thẩm ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
V Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất - Tính giá thành sản phẩm và phương hướng nâng cao hiệu quả ki Luận văn Kinh tế 0
C Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chín Công nghệ thông tin 0
H Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng hoàn thiện kế toán tscđ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tscđ tại công ty cổ phần xây dựn Luận văn Kinh tế 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
Y Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Miwon Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top