zitcon_lop91

New Member
Download miễn phí Luận văn Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 4
1.1. Khái niệm chứng cứ 4
1.2. Khái niệm về chứng minh 13
1.3. Một số nét về lịch sử hình thành các quy định và chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam 23
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH 28
2.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh 28
2.2. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân 35
2.3. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp chứng cứ 47
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 51
3.1. Thực trạng pháp luật về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự 51
3.2. Thực tiễn xét xử 56
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện 67
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trong trường hợp này, dù đương sự không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án. Do vậy không lưu trong hồ sơ chứng cứ này, các đương sự khác không được biết cụ thể chứng cứ này nhưng để việc xét xử đúng đắn phải cho thẩm phán xét xử vụ án biết được nội dung của chứng cứ đó.
Trước đây, pháp luật không có quy định cụ thể việc thu thập chứng cứ, nên khi đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ cho tòa án, các thẩm phán đưa vào trong hồ sơ và không thể hiện rõ tài liệu hồ sơ đó từ đâu đến; do ai thu thập, do ai nộp... Từ đó mà đã gây khó khăn cho việc sử dụng, đánh giá các tài liệu đó, có tài liệu đã bị thất lạc mà không biết... Chính vì vậy tại khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định rõ trách nhiệm của Tòa án khi tiếp nhận chứng cứ; khi đương sự giao nộp chứng cứ. Tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ, số bản, số hàng của tài liệu chứa đựng chứng cứ, thời gian nhận, chữ ký hay điểm chỉ của người giao nộp; ký nhận và đóng dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành 02 bản, một bản giao cho đương sự, một bản lưu giữ trong hồ sơ vụ việc dân sự. Sở dĩ việc giao nộp chứng cứ phải làm theo đủ thủ tục nêu trên là nhằm không bị đánh tráo, giả mạo, sửa chữa, thất lạc hay hành vi thủ tiêu chứng cớ... Đồng thời, nó đảm bảo giá trị pháp lý trong quá trình sử dụng. Thực tế, do thói quen áp dụng pháp luật cũ trước đây, trong một số vụ án cụ thể Tòa án đã quên viết biên bản giao nộp chứng cứ, còn yêu cầu đương sự đã cung cấp chứng cứ gốc, giả sử chẳng may Hồ sơ án bị mất cắp, bị hỏa hoạn thì quyền của đương sự coi như mất hết, ví dụ như tài liệu đất đai có giá trị tranh chấp rất lớn thì gây tổn thất cho đương sự là quá lớn, tòa không có cách khắc phục được. Chính vì vậy, tòa phải có nhiệm vụ làm biên bản; nên chỉ yêu cầu đương sự nộp bản phô tô, hay công chứng (đối chiếu với bản gốc để đương sự đưa bản gốc về) khi cần tòa yêu cầu đương sự cung cấp lại bản gốc. Có như vậy mới đảm bảo chắc chắn nhất để bảo vệ chứng cứ. Đương sự phải tìm hiểu để biết được một số quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân mình đồng thời góp phần bảo vệ pháp luật.
Trong quá trình thu thập chứng cứ để giao nộp cho tòa mà đương sự không thể tự mình thu thập được; đương sự phải có văn bản đề nghị tòa án thu thập. Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ:
1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.
Ví dụ: Nếu biết bị đơn có hành vi tẩu tán tài sản tranh chấp trong vụ án thì nguyên đơn có thể yêu cầu với tòa án; nhưng nguyên đơn phải chứng minh bị đơn có hành vi tẩu tán tài sản đó. Nhưng thực tế cụ thể có trường hợp lại mang tính hình thức. Ví dụ trong vụ án ly hôn: Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Kiều Nga, sinh năm 1962 - bị đơn anh Văn Đức Hoàng, sinh năm 1965 trú tại Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tài sản, con cái, tình cảm, nợ, cho nợ là những vấn đề quan tâm để đưa ra giải quyết. Chị Nga là nạn nhân của bạo hành trong gia đình (vũ lực và tinh thần) lấy nhau có hai con Văn Thu Hiền, sinh năm 1989, và Văn Thị Anh Dương, sinh năm 2003; khi sinh con gái út anh Hoàng thường xuyên đánh đập vợ, bài bạc, rượu chè, trai gái. Tài sản vợ chồng từ bàn tay trắng khi lấy nhau sau đó đã khấm khá. Thấy cảnh chồng đánh đập, dùng tài sản tích lũy đánh bạc. Chị Nga làm đơn xin ly hôn, được Tòa án nhân dân Quỳnh Lưu thụ lý; biết vợ nộp đơn ly hôn anh Hoàng đuổi vợ và con đi khỏi nhà, chị Nga phải đi nếu không bị đánh đập.
Trong thời gian chị Nga nộp đơn xin ly hôn đến khi đưa ra xét xử gần 05 tháng; thời gian này chị Nga đã làm đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản. Nhưng chị Nga không chứng minh được, Tòa án hướng dẫn chị Nga về nhà Công an xã giải quyết, nhưng công an xã đến lại bảo chỉ xử lý về an ninh còn kê biên tài sản không có thẩm quyền. Khi vụ án đưa ra xét xử tài sản trong nhà anh Hoàng đã tẩu tán gần hết (bởi trong các lần hòa giải, lấy lời khai anh Hoàng không thừa nhận). Đây là một thực tế tồn tại đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Nên chăng, nếu việc tranh chấp tại địa phương ở cách xa, Tòa án đương sự yêu cầu Tòa án bằng việc có công văn để tránh việc tẩu tán vật tranh chấp trong vụ kiện dân sự? thực tế xét xử còn nhiều vấn đề cần bàn.
* Trong vụ kiện dân sự, việc cung cấp chứng cứ giữa các đương sự hoàn toàn bình đẳng với nhau, bình đẳng ở đây được hiểu là:
Thứ nhất: Pháp luật tố tụng dân sự tạo các cơ hội như nhau cho các đương sự để các chứng cứ của các đương sự được đến với Tòa án. Thẩm phán hay bất kỳ cá nhân, cơ quan nào cũng không được cản trở các đương sự cung cấp chứng cứ hay không thu nhận các chứng cứ do các đương sự cung cấp dưới bất kỳ hình thức nào. Các đương sự có quyền đưa ra mọi chứng cứ theo ý chí của họ.
Thứ hai: Tất cả các hoạt động của Tòa án phải nhằm tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Đương sự phải được hướng dẫn, giải thích từ phía Tòa án để biết các quy định pháp luật liên quan.
Khi làm đơn khởi kiện, việc cung cấp chứng cứ kèm theo là nghĩa vụ của nguyên đơn. Trước hết, nguyên đơn phải tự mình thu thập (hay đã có chứng cứ trong tay), chưa có mà không thể tự mình thu thập được thì trình báo cho Tòa án, phải có đơn đề nghị Tòa thu thập. Nguyên đơn phải xác định rõ nếu không cung cấp được, không thu thập được hay có chứng cứ không đầy đủ thì có thể bị bác bỏ quyền yêu cầu.
Về phía bị đơn, là người bị kiện, có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa.
Phía bị đơn trong thực tế có thể nắm giữ một số tài sản, tài liệu là đối tượng tranh chấp, cần hợp tác với Tòa án để giải quyết đúng đắn vụ án. Bị đơn có quyền bác bỏ, chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn nhưng phải chứng minh được.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, họ có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, bảo vệ chứng cứ để giao nộp cho tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình. Ví dụ Người có quyền và nghĩa vụ liê...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

mamateen

New Member
mình cần tài liệu này:
Chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự
Giúp mình với nhé
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
F Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luậ Luận văn Luật 0
P Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 2
N Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm Luận văn Luật 3
K Tiểu luận: chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 2
P Quy định của pháp luật hiện hành về chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh Tài liệu chưa phân loại 2
P [Free] Tiểu luận Thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
C Chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Tài liệu chưa phân loại 2
H [Free] Tiểu luận Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top