Cadarn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ giữa nhận thức con người - Con đường biện chứng của nhận thức





Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với sự vật đó sẽ để lại cho chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó. Những hình ảnh, ấn tượng này đậm nét và sâu sắc đến mức nó có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không còn ở trước mắt. Giống với tri giác, biểu tượng cũng dừng lại những biểu hiện bề ngoài. Song, khác với tri giác là biểu tượng xuất hiện khi không còn tiếp xúc trực tiếp với sự vật nữa nên nó có những biến đổi nhất địng so với tri giác. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng, sự tưởng tượng mang tính chủ động sáng tạo. Tưởng tượng có vai trò rất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học và nghệ thuật. Biểu tượng tuy còn mang tính chất cụ thể, sinh động của nhận thức cảm tính, song đã bắt đầu mang tính chất khái quát và gián tiếp có thể xem biểu tượng như là hình thức, trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ề thế giới, ý thức về cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới. Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con người tác động vào các giác quan sinh ra cảm giác, từ đó đi tới hình thành ý thức.
Con người là chủ thể tích cực sáng tạo và có ý thức nhận thức cải tạo thế giới. Chủ thể là sản phẩm có tính lịch sử, xã hội nó kế thừa tri thức của thế hệ trước đồng thời sử dụng phương tiện nhận thức xã hội tạo ra. Do đó, khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức......đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức.
Còn khác thể nhận thức là một bộ phận của thế giới khách quan mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. Do vậy, khách thể thể không đồng nhất với hiện thực khách quan, phạm vi của khách thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tùy theo sự phát triển của nhận thức. Như vậy, không chỉ có chủ thể nhận thức mà cả khách thể nhận thức cũng mang tính lịch sử xã hội. Trong quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì khách thể bao giờ cũng giữ vai trò quyết định bởi vì nó quyết định nội dung tri thức của nhận thức. Tuy nhiên chủ thể vẫn có tác động tích cực đến khách thể vì sự phản ánh của chủ thể là sự phản ánh có sáng tạo, có mục đích, có chọn lọc nhằm phục vụ sự vật và thực tiễn.
Ba là nhận thức không phải là một hành động tức thời giản đơn, máy móc và thụ động mà là quá trình sáng tạo dựa trên hoạt động thực tiễn. Có thể nói quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Vì vậy :"trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn thế nào".
Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sữ - xã hội.
2). Thực tiễn là gì? Có vai trò như thế nào đối với nhận thức
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ là của lý liận nhận thức Mác-xít mà còn là của toàn bộ triết học Mác - Lênin.
Các nhà duy vật trước Mác đã không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan. Còn một số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động sáng tạo trong hoạt động con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trước Mác, Các Mác và Ph.Ăng-ghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, hai ông đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng. Lênin nhận xét:"Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
Vậy thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Con người với vai trò là chủ thể nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Bằng hoajt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất con người đã tạo ra những sản phẩm vốn không có sẵn trong thiên nhiên. Không có hoạt động đó con người không thể tồn tại và phát triển được. Từ cộng động người nguyên thủy, con người đã trải qua một quá trình lao động để tồn tại và dần đưa xã hội tiến hóa đi lên với sự nhận thức ngày càng mở rộng về thế giới vật chất. Vì thế có thể nói rằng thực tiễn là cách tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là cách đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người. Thực tiễn với bản chất là hoạt động vật chất trong đó chủ thể với tính tích cực sáng tạo chủ động làm biến đổi khách thể.
Về thực tiễn, Lênin viết :"Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó có ưu điểm không những ở tính phổ biến mà còn ở tính hiện thực trực tiếp". Thực tiễn cao hơn hoạt động nhận thức bởi vì cái phổ biến trong nhận thức trước hết được rút ra trong thực tiễn và phải qua thực tiễn kiểm nghiệm thì mới xác định được đúng hay sai. Hơn nữa, thực tiễn sẽ bổ sung làm phong phú thêm tính phổ biến của nhận thức. Với tư cách là hiện thực trực tiếp, thực tiễn sẽ nghiêm khắc đánh giá sự đúng sai của một lý luận nào đó.
Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm chủ của con người. Tuy trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người. Về mặt nội dung, tính chất cũng như về cách thực hiện của nó đều phụ thuộc vào điều kiện lịch sử nhất định, do đó thực tiễn có tính lịch sử - xã hội.
Thực tiễn bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm những yếu tố như : nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó liên hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được.
Thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau đây: dạng cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động lao động sản xuất vật chất. Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy và cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, nó tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp co...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top