tuchinhtri299

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề sự sống dưới ánh sáng của khoa học hiện đại





Vấn đề nguồn gốc của sự sống trên trái đất, sự sống có tồn tại ở nơi nào khác trong vũ trụ không? đã có nhiều quan điểm khác nhau. Trong quan niệm của dân gian, từ sự quan sát tự nhiên một cách thiếu chính xác, không có phê phán họ đã cho rằng hình như trong bùn đất sinh ra các loài sinh vật. Ở Trung Quốc cổ đại, có quan niệm cho rằng sự tự sinh của các loài côn trùng khác nhau dưới sự tác động của nhiệt và nước. Còn ở Ấn Độ một số quan niệm thần bí cho sự xuất hiện của các ký sinh trùng ruồi sinh ra từ phân trâu, mồ hôi. Ở Hy Lạp cổ đại thì quan niệm ở các đất bồi sông Nin dưới ảnh hưởng của nhiệt, sinh ra các loài vật khác nhau. Các nhà triết học thời cổ đại, đặc biệt ở Hy Lạp đã cho rằng sự tự sinh của các sinh vật là tất yếu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh và Tômát Đacanh. Trong triết học của Ôguýtxtanh thì thượng đế là vấn đề cơ bản trung tâm nhất. Nhưng thượng đế theo ông là một thực thể tinh thần độc lập và đối lập với tự nhiên, đối lập với con người. Giới tự nhiên và con người hoàn toàn phụ thuộc vào thượng đế. Thượng đế không chỉ sáng tạo ra con người mà còn sáng tạo ra mọi sự vật, hiện tượng khác và cả thời gian. Con người theo ông, gồm thể xác và linh hồn, linh hồn của con người có nguồn gốc từ thượng đế cho nên nó có trí tuệ và bất tử. Thể xác có thể mất đi, nhưng linh hồn là vĩnh viễn, linh hồn có khả năng tư duy, có ý chí, trí nhớ.
Với Tômát Đacanh thì thượng đế cũng là cơ sở cho mọi tồn tại, mọi sự vật vận động được là do cái hích của thượng đế.
Như vậy quan niệm của triết học Tây Âu thời trung cổ đã cho rằng giới tự nhiên và con người hoàn toàn phụ thuộc vào thượng đế, thượng đế không những sáng tạo ra con người, mà còn sáng tạo ra mọi vật trên thế giới.
Thời kỳ cận đại tiêu biểu cho khuynh hướng triết học duy tâm là Béccơli và Hium.
Béccơli tuyên bố cảm giác là nguồn gốc của sự vật. Mọi vật chỉ là tổ hợp cảm giác của con người. Mọi vật đối với ông chỉ tồn tại trong chừng mực được con người cảm giác. Con người theo ông có thể xác và linh hồn, nhưng thể xác của con người tồn tại được là cũng nhờ cảm giác.
Đavít Hium phủ nhận thực thể vật chất, ông khẳng định: "không thể chứng minh được sự tồn tại cũng như không tồn tại của vật chất".
Hêghen (triết học cổ điển Đức) cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là sự "tồn tại khác", sự "tha hoá" của tinh thần thế giới. Sự sống là sự tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối.
Như vậy, ông đã tước mất cơ sở thực sự của sự sống, các hiện tượng trao đổi chất là sự thống trị của tinh thần. Ông cũng đã phủ nhận sự tiến hoá hữu cơ trong thời gian.
Có thể nói, hầu như các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận nguồn gốc tự nhiên của sự sống, phủ nhận tính vật chất của các hiện tượng sống. Điều quyết định các hiện tượng sống không phải là các yếu tố vật chất, nằm ngoài khả năng nhận thức của con người, không thể có sự sống nếu như không có sự tham gia của lý tính trừu tượng.
Cũng thời kỳ này, đối lập với các nhà triết học duy tâm, các nhà triết học duy vật thì lại khẳng định sự sống là một phần của thế giới tự nhiên, không phải do thần thánh sáng tạo ra. Một số nhà triết học bước đầu đã giải thích hoạt động sống, nhưng do ảnh hưởng của quan điểm máy móc, các nhà triết học thời kỳ này mới chỉ thấy được chức năng hoạt động tương tự của sự sống và máy móc chưa thấy được chất lượng của sự sống và không sống.
Hốp xơ có cái nhìn hoàn toàn cơ học máy móc về con người. Chẳng hạn ông cho tim là động cơ chính; các khớp xương như những bánh xe truyền lực. Ông đã thấy khía cạnh sinh học của con người, bản chất của con người theo ông là tổng các nhu cầu ham muốn khả năng và sức mạnh.
Với Đêcáctơ thì giới tự nhiên chỉ có một thực thể vật chất duy nhất hoạt động cả ở trên trời và dưới đất. Giới tự nhiên ngày càng phát triển phức tạp và hoàn thiện hơn. Giới sinh vật và động vật là kết quả của sự vận động của tự nhiên. Cơ thể sống theo ông chỉ là một cỗ máy phức tạp, sự sống không cần một quy luật đặc biệt nào, sự sống là một bộ máy đặc biệt vì vậy sự vận động của nó do sự va chạm của các bộ phận máy móc.
Đến Phơbách (triết học cổ điển Đức) thì vấn đề con người là trung tâm trong triết học của ông, ông đã đứng trên lập trường duy vật để giải quyết vấn đề này. Con người trong triết học của Phơbách là một phần của giới tự nhiên, là một sinh vật có hình thể vật chất ở trong không gian và thời gian, vì vậy con người có khả năng quan sát, suy nghĩ.
Con người và toàn bộ sinh vật là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài của chính giới tự nhiên và giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong bản thân giới tự nhiên.
Để xây dựng một quan điểm đúng đắn về sự sống bản chất sự sống, chủ nghĩa Mác đã phải đấu tranh trên hai mặt trận: chống khuynh hướng duy vật máy móc, muốn coi sinh vật là một cái "máy sống" và chống khuynh hướng siêu hình muốn giải thích sự sống, sự vật chỉ bằng hoạt động của từng bộ phận (tế bào) hay muốn quy tất cả các quy luật sinh vật học vào những phản ứng lý học, hoá học, hay lý hoá học. Ph.Ăngghen đã vạch rõ sự sống chỉ là một hình thái vận động của vật chất ở một trình độ cao hơn, có tính chất khác so với các hình thái vận động khác, thông thường của vật chất.
Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý đến hình thái vận động sinh vật học, vì hình thái này có chứa trong nó tất cả những hình thái vận động thấp hơn. "Đương nhiên sinh lý học là vật lý học và đặc biệt là hoá học của cơ thể sống, nhưng cũng do đó mà đồng thời nó lại không còn là thuần tuý hoá học nữa; một mặt, lĩnh vực hoạt động của nó bị hạn chế, nhưng một mặt khác, ở đây, nó lại được nâng lên một bậc nào đó cao hơn"(1) (2) (3) C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.754, 746, 676.
. Như vậy, Ph.Ăngghen cho rằng trong cơ sở của các hiện tượng sinh vật học có các hiện tượng vật lý hoá học và do đó, bản chất của sự sống có thể được nhận thức trong sự phát triển tiếp tục của vật lý và hoá học.
Giải thích bản chất của sự sống theo Ph.Ăngghen, có nghĩa là vạch ra cơ sở lý - hóa của nó trong sự kết hợp chặt chẽ với cơ sở sinh vật học. Trên cơ sở của phương pháp biện chứng Ph.Ăngghen đã tiên đoán rằng sự sống nhất định xuất hiện bằng con đường hoá học, rằng sự kết hợp giữa hoá học và sinh vật sẽ là cơ sở để giải quyết vấn đề sự sống. Ph.Ăngghen khẳng định một cách kiên quyết: "Hoá học tiếp cận sự sống hữu cơ và nó đã tiến khá xa khiến chúng ta có thể tin chắc rằng chỉ có nó mới có thể giải thích được bước quá độ biện chứng sang thể hữu cơ"(2) và "chỉ còn một việc nữa cần làm... là giải thích sự phát sinh ra sự sống từ giới vô cơ. ở giai đoạn hiện nay của khoa học, điều đó chỉ có nghĩa là tạo ra những chất An-bu-min từ những chất vô cơ"(3).
Như vậy, Ph.Ăngghen đã nhìn thấy chiếc chìa khoá cụ thể nhất và gần nhất để giải thích sự sống chính là hoá học. Ph.Ăngghen muốn nhấn mạnh bằng cách nào từ hình thái vận động thấp hơn chuyển lên thành hình thái vận động cao hơn, từ vô sinh sang hữu sinh mà thôi.
Từ hình thái vận động thông thường của vật chất, từ tác động hoá học thường đến hoá học của An-bu-min mà chúng ta gọi là sự sống, có một bước nhảy quyết định, một bước nhảy biện chứng. Động lực của mọi sự vận động của vật chất là sự đấu tranh giữa các mâu thuẫn bên trong. Động lực của sự vận động sinh học, nghĩa là của đời sống sinh vật, cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong nội tại của sinh vật, làm cho sin...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
R Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng Luận văn Luật 0
S Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh Luận văn Kinh tế 0
S Con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước Luận văn Kinh tế 0
D Quan điểm triết học Mac-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn nhân lực con người trong sự nghi Môn đại cương 0
D Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện Văn hóa, Xã hội 0
M Một số vấn đề về sự phát triển của tiếng Việt trong thế kỷ XX Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của bài tập vật lý: Áp dụng cho chương " Dòng điện không đổi Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề xã hội hoá thi hành án dân sự Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top