hoacaphe85

New Member

Download miễn phí Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8
1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch 8
1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay 25
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch 34
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 41
2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ 41
2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ 54
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 93
3.1. Phương hướng chung 93
3.2. Hệ thống giải pháp 95
KẾT LUẬN 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC 140
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có thời gian để hội hè. Trong nghề nông, tháng giêng là tháng nông nhàn, thời tiết lại bắt đầu ấm áp, nhân dân mới có dịp để mở hội.
Đặc điểm thứ tư là các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ đều gắn với di tích đình, đền, chùa. Có thể tạm gọi các di tích gắn với lễ hội như phần hồn và phần xác, di tích là phần xác còn lễ hội là phần hồn.
Bảng 2.3: Thống kê các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ gắn với di tích
STT
Tên đơn vị
Tổng số
Địa điểm tổ chức lễ hội
Ghi chú
Đình
Đền
Chùa
Nơi khác
1.
Việt Trì
31
18
11
0
3
2.
Phú Thọ
14
11
3
0
0
3.
Cẩm Khê
30
21
8
0
1
4.
Đoan Hùng
12
12
0
0
0
5.
Lâm Thao
24
16
5
0
3
6.
Hạ Hoà
13
10
3
0
0
7.
Thanh Ba
13
13
0
0
0
8.
Tam Nông
31
14
11
1
7
9.
Yên Lập
6
3
0
0
3
10.
Thanh Sơn
18
11
0
0
7
11.
Thanh Thủy
14
9
9
0
2
12.
Phù Ninh
24
21
1
0
2
Cộng
228
159
51
1
28
Nguồn: Tác giả thống kê.
Phân tích biểu thống kê tổng hợp trên cho thấy có 159/228 chiếm 69% lễ hội truyền thống được tổ chức ở đình, 51/228 lễ hội truyền thống được tổ chức ở các đền, miếu còn 28 lễ hội được tổ chức ở các nơi khác.
Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, là nơi sinh hoạt cộng đồng, các nhân vật được thờ cúng tưởng niệm đều là những nhân vật thiêng có công có đức với dân được coi là Thành Hoàng làng, vùng Phú Thọ chủ yếu là thờ Tản viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương… được nhiều làng thờ phụng ở đình coi là Thành Hoàng che chở phù hộ cho muôn dân. Một số ít lễ hội được tổ chức cả ở đình và đền như lễ hội đình đền Đào Xá thờ Hùng Hải Công ở đình và 3 vị thủy thần ở Đền Huý là Tam Công, con của Hùng Hải Công hay lễ hội đền - đình La Phù thờ Tản viên Sơn, Đệ Tam thuỷ thần. Có một số ít lễ hội tổ chức ở cánh đồng, bãi sông như các lễ hội cướp kén, ném còn, múa mỡi, đánh trống đu, bơi chải…
Các lễ hội truyền thống được tổ chức ở đình, đền đều có lễ tế, rước kiệu và các trò diễn dân gian, việc tổ chức các lễ hội chủ yếu tập trung ở đình cho thấy sự lô gich trong tín ngưỡng dân gian người Việt cổ là sự tin tưởng vào thế giới tâm linh, gửi gắm niềm tin vào sự che chở của Vua Hùng và tổ tiên; Các lễ hội ở đình là một hoạt động chung của cộng đồng toàn thể làng xã nông thôn. Nó khẳng định giá trị đoàn kết, cố kết cộng đồng của lễ hội, sự cộng mệnh, cộng cảm sẽ làm cho tinh thần đoàn kết cộng đồng được chặt chẽ hơn.
Đặc điểm thứ năm của lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ là tín ngưỡng phồn thực và tục thờ lễ sinh thực khí. Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng về sinh sản, tín ngưỡng về phồn thịnh của sản xuất và thịnh vượng của mùa màng, đó là tín ngưỡng của người trồng trọt bắt đầu từ nghề trồng lúa nước. Tín ngưỡng phồn thực có nét đặc thù là biểu hiện thông qua hình tượng sinh thực khí và hành động tính giao nam nữ. Nghiên cứu các lễ hội vùng Phú Thọ nhất là các lễ hội truyền thống khu vực quanh Đền Hùng như Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì, Tam Nông có rất nhiều lễ hội với tín ngưỡng phồn thực và tục thờ sinh thực khí với nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng các nghi lễ đều xung quanh trục giao phối nam nữ, hoà hợp âm dương và biểu tượng chủ yếu là hình tượng, vùng Phú Thọ gọi là “nõ” và "nường” (Khoa học thế giới gọi là LINGA và YONI). Qua khảo sát thực tế và phân tích, tín ngưỡng phồn thực và lễ hội sinh thực khí ở Phú Thọ biểu hiện ở nhiều hình thức, điển hình là thờ lễ sinh thực khí không rước hay rước ở vùng Lâm Thao, Tam Nông như lễ hội Trò Trám - Tứ Xã huyện - Lâm Thao. Thờ Nõ - Nường còn gọi là “vật linh”, người ta gọi là lễ "Linh tinh tình phộc”, khi chủ tế hô linh tinh tình phộc thì đôi trai gái (nam cầm nõ, nữ cầm nường) chạm hai vật linh vào nhau. ở Hương Nha, huyện Tam Nông cũng diễn ra lễ hội tương tự nhưng có rước vật linh, khi hai đoàn rước gặp nhau thì mỗi bên cầm một vật linh, đôi trai gái chạm nõ nường vào nhau ba lần với những câu hát "Cái sự làm sao, cái sự làm vầy ”. Tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ còn thể hiện dưới các hình thức cướp “kén”. Kén là một cặp Nõ - Nường nhiều địa phương tổ chức trò cướp kén vào những ngày đầu xuân như huyện Tam Nông các xã Dị Nậu, Cổ Tiết vào tháng giêng tổ chức treo khoảng 20 -30 cặp "Nõ - Nường” trên cành tre, sau khi tổ chức tế lễ xong thì rung cành tre cho mọi người vào cướp "Nõ - Nường”, ai cướp được thì đem về nhà để vào đầu giường để hay treo giàn bầu, giàn bí cho sai quả. Tín ngưỡng phồn thực còn thể hiện dưới các hình thức nghệ thuật như múa Tùng dí. Đây là nghi lễ tính giao được nghệ thuật hoá. Trong lễ hội Rước Chúa Gái - Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao có trò múa Tùng Dí, ba cặp trai gái múa với các đòn gánh buộc xôi ngô, bông lúa vừa ưỡn người vừa làm động tác "dí” vào nhau sau mỗi tiếng trống "tùng”. Tín ngưỡng phồn thực và thờ lễ sinh thực khí ở vùng đất Tổ gắn với các hoạt động nông nghiệp. Thường sau lễ rước hay lễ tế vật linh xong thì có các trò trình nghề hay nếu được nghệ thuật hoá trong các điệu múa thì các hoạt động này cũng thể hiện sự gắn kết với nền nông nghiệp lúa nước, tức là qua các hoạt động tính giao để cầu mong cho con người thịnh vượng, mùa màng tốt tươi “Người nguyên thuỷ nhận thức hồn nhiên rằng sinh sinh hoạt tính dục, giới tính đã sản sinh ra con người, phát triển bộ lạc, vậy thì để tác động tới cây trồng cũng như con người cần có tính dao hay sinh hoạt tình dục đực -cái để tạo hưng phấn, thúc đẩy cho cây trồng sinh đẻ’’ [69, tr.379].
Qua sự phân tích trên có thể thấy tín ngưỡng phồn thực và tục thờ lễ sinh thực khí ra đời vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước khi tư liệu phục vụ sản xuất và chiến đấu bảo vệ con người còn thiếu thốn cho nên việc cầu mùa, cầu đinh là ước mong cao nhất của nhân dân Văn Lang.
Với năm đặc điểm trên, lễ hội truyền thống vùng đất Tổ thực sự là một kho tàng về thời Hùng Vương dựng nước.
2.2.2.2. Những lễ hội tiêu biểu
* Lễ hội đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì):
Lễ hội đền Hùng là lễ hội nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh Phú Thọ mà còn trong cả nước. Người Việt Nam dù ở đâu cũng không thể quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Cứ đến tháng 3 âm lịch, nhân dân cả nước lại nô nức hành hương về giỗ Tổ. Khu di tích lịch sử đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn có tên là núi Cả) thuộc xã Hy Cương - thành phố Việt Trì. Xưa kia đây là nơi các vua Hùng đóng đô lập nước. Sau được nhân dân dựng đền thờ phụng. Khu vực đền Hùng gồm năm di tích dựng trên sườn núi. Đó là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và chùa Thiên Quang. Ngay dưới đền Thượng có mộ Tổ tương truyền là của Vua Hùng Vương thứ 6.
Thời Hậu Lê, lễ hội đền Hùng chưa có quy mô vượt xa ngoài địa phương, chưa có lễ hội với nội dung giỗ Tổ chung cả nước mà chỉ mở hội ở 3 làng riêng rẽ: Làng Vi, làng Trẹo mở hội tháng Giêng, làng Cổ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
F Thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ Kiến trúc, xây dựng 0
L Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật - Năm 2011 Luận văn Sư phạm 2
D Tại sao nói tái bảo hiểm giúp cho những công ty nhỏ, mới ra đời tồn tại và phát triển? Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong môi trường vùng thâm canh rau, hoa x Luận văn Sư phạm 0
X Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng nước và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài đặc hữu tại Vườn qu Luận văn Sư phạm 0
G Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng nước và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu năng lực của cộng đồng trong việc bảo tồn, khôi phục và quản lý các hệ sinh thái đất ngập Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top