pretty_angel_9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì nhu cầu về thực phẩm cũng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có các loại thực phẩm có thể cung cấp đẩy đủ dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho nhu cầu hoạt động và phát triển của cơ thể. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ ngũ cốc thì rau và thịt thường không thể thiếu vì chúng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trong dinh dưỡng hiện đại, thực phẩm chức năng hiện đang trở thành một ngành khoa học và công nghiệp được tất cả các nước quan tâm. Thực phẩm chức năng trước hết là thực phẩm, nhưng có thêm tính chất phòng và chữa bệnh. Nấm ăn là một loại thực phẩm được biết từ lâu đời và ngày nay được xếp vào nguồn cung cấp thực phẩm chức năng của nhiều quốc gia. Trong các loại nấm thì nấm Hương (Lentinula edodes) là một loại thực phẩm vừa là rau vừa là thịt có giá trị dinh dưỡng cao. Hơn nữa nó có khả năng phòng và chữa bệnh. Từ xa xưa, các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…đã biết trồng và sử dụng nấm Hương để làm thực phẩm cũng như dược phẩm. Tuy nhiên ngày nay các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung đang sử dụng nấm Hương làm thực phẩm đồng thời nghiên cứu các công nghệ sản xuất và chế biến các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao dùng để phòng và chữa bệnh cho nhân loại.
Vì nấm Hương có giá trị dinh dưỡng và hoạt tính dược lý cao, nên các nhà nghiên cứu không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì nấm Hương dùng làm thực phẩm ở dạng quả thể, nhưng hệ sợi cũng chứa đầy đủ về số lượng và chất lượng các hoạt tính sinh học, dinh dưỡng và hương vị tương tự như quả thể [15]. Việc nuôi cấy hệ sợi nấm lớn trên giá thể rắn là kỹ thuật phổ biến trong trồng nấm lấy quả thể. Mặt khác hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp nuôi cấy trong môi trường lỏng như đã rất phổ biến đối với các loại nấm mốc và vi khuẩn. Nuôi cấy lấy hệ sợi nấm Hương rút ngắn được thời gian, không đòi hòi khắt khe về điều kiện nhiệt độ như nuôi trồng lấy quả thể, vì nuôi trồng lấy quả thể phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Do yều cầu về nhiệt độ thấp khi hình thành và phát triển quả thể nên là bất lợi lớn nhất trong sản xuất nấm Hương ở nước ta. Trên thực tế chỉ một số tỉnh vùng cao miền núi phía bắc mới có thể trồng được nấm Hương, nhưng khối lượng hàng năm rất thấp. Trong khi nuôi nấm Hương lấy sinh khối sợi thì Việt Nam lại có điều kiện khí hậu phù hợp trên địa bàn khắp cả nước.
Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu sự phát triển của các loại nấm thực phẩm (nấm Bào ngư, nấm Hương…) hay nấm thuốc (nấm Linh Chi) trong môi trường lỏng rất phổ biến phục vụ hai mục đích khác nhau là: 1- Làm giống nấm cho nuôi trồng lấy quả thể qui mô tập trung kiểu công nhiệp; 2- Thu sinh khối sợi nấm hay thu hoạt chất nấm trong môi trường. Như vậy, với mục đích sử dụng nào đối với nấm hương thì việc khảo sát sự phát triển trong môi trường lỏng cũng là khâu đầu tiên rất cần thiết và quan trọng để tạo tiền đề cho các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. Chính vì vậy, trong khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp này, chúng tui đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng”.
1.2. Mục đích và Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Thu sinh khối sợi nấm Hương qua quá trình nuôi cấy trên môi trường lỏng
1.2.2. Yêu cầu
- Lựa chọn chủng giống nấm tốt
- Phải nắm bắt được các thao tác thực hiện nuôi cấy chủng nấm Hương trong môi trường rắn và lỏng trên quy mô phòng thí nghiệm (đúng thao tác, khử trùng, tiệt trùng đúng cách).
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sợi nấm Hương trong môi trường nuôi cấy lỏng và xác định được các thông số tối ưu cho sự phát triển của hệ sợi nấm.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về nấm Hương và hệ sợi nấm Hương
2.1.1. Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Hương
Nấm Hương (Đông cô, Hương cô, Shiitake) có tên khoa học là lentiluna edodes. Nấm Hương thuộc họ Tricholomataceae, bộ Agaricaless, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Holobasidiomycetes (hay Homobasidio-mycetes hay Eubasidiomycetes), ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Myconta hay Fungi.
Nấm Hương thuộc nhóm nấm hoại sinh, thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ. Nấm Hương có dạng như cái ô, mũ nấm có đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Lúc đầu mũ nấm có dạng nón nhọn ở giữa, sau trải rộng ra và bằng phẳng. Viền của mũ thường cuộn vào trong. Mặt ngoài có màu nâu đến đen và rải rác những vẩy trắng. Phiến có màu trắng, nhưng nếu bị dập hay già biến thành màu nâu. Bề ngang của phiến tương đối rộng và có khuynh hướng bám vào cuống nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ [3].
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử nảy mầm cho hệ sợi sơ cấp. Hai sợi sơ cấp khác phải phối hợp cho hệ sợi thứ cấp. Hệ sợi thứ cấp phát triển thành mạng hệ sợi. Trong điều kiện thuận lợi mạng hệ sợi sẽ kết hạch tạo tiền quả thể (nụ nấm). Nụ nấm tiếp tục lớn dần cho tai nấm trưởng thành, các phiến dưới mũ mang các đảm và sinh ra bào tử. Đảm bào tử được phóng thích và chu trình lại tiếp tục.
Ngoài nhu cầu nguồn hydrat carbon, nấm Hương còn cần đến nitơ. Đạm thích hợp cho nấm chủ yếu ở dạng hữu cơ như: pepton, axit amin, urê và nhiều loại muối amôni. Nấm không thể sử dụng đạm vô cơ như nitrat hay nitrit. Nồng độ thích hợp cho sự tăng trưởng của hệ sợi cũng tùy thuộc và nguồn đạm cung cấp như: Sulfat ammon 0,03%; Tartrat ammon 0,06%
Sự hình thành quả thể cũng cần có đường và đạm nhưng khi nồng độ đạm cao hơn 0,02% như với sulfat ammon sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Ngược lại, để nụ nấm tiếp tục phát triển thành tai trưởng thành, nghĩa là sản lượng tăng thì nồng độ đường phải cao, tối thiểu là 8% với đường saccharose
Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của nấm Hương như: Mn, Fe, Zn cần 2mg/l. Ngoài ra còn cần Mg, S, K, P để thúc đẩy sự tăng trưởng của nấm. Để sợi nấm phát triển tốt nhất cần bổ sung thêm vitamin B1 với lượng 100µg/l Giá trị pH tối ưu cho sợi nấm phát triển trong môi trường lỏng là 4,8, trên mạt cưa là 4,5. Ở pH 8, nấm mọc rất chậm [2].
Nấm Hương mọc tự nhiên nhiều Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Chúng sống trên nhiều loại gỗ như gỗ shii, gỗ sồi, hạt dẻ, gỗ thích. Nấm Hương sống ở nhiệt độ ẩm, ưa ẩm. Nhiệt độ quả thể nấm hình thành và phát triển khoảng 15-160C [12].
Các thông số môi trường quan trọng cho sự phát triển của nấm Hương như sau [9,10]:
 Nhiệt độ sợi nấm phát triển tốt nhất là 24-260C
 Độ ẩm cơ chất: 65-70%
 Độ ẩm không khí: ≥ 80%
 Độ pH trung tính
 Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.
 Độ thông thoáng trung bình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

babiekiss123

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng

Admin cho mình xin tài liệu này nhé,Thank ad.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu sự luận giải về dịch đồ học chu tử của nho gia việt nam thời trung đại Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top