yeu_de_hoc_yeu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần 1: LẬP LUẬN KINH TẾ – KỸ THUẬT 2
1.1 Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất tinh bột 2
1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng 2
1.3 Lựa chọn năng suất thiết kế cho phân xưởng nhà máy 4
Phần 2: NGUYÊN LIỆU – SẢN PHẨM 8
2.1 Đặc điểm cây sắn 8
2.2 Tình hình trồng sắn 8
2.3 Phân loại, cấu tạo, thành phần hóa học của củ sắn 9
2.4 Đánh giá chất lượng củ sắn 15
2.5 Vấn đề về bảo quản củ sắn 16
2.6 Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột sắn 16
2.7 Ứng dụng của tinh bột sắn 17
Phần 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 20
3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 20
3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 21
Phần 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT 49
4.1 Quy trình công nghệ 49
4.2 Các thông số ban đầu cần cho quá trình tính toán 50
4.3 Tính toán cân bằng vật chất cho từng khâu 51
4.4 Tính nước cho phân xưởng sản xuất 60
4.5 Tính và chọn thiết bị 60
4.6 Tính điện cho phân xưởng sản xuất 66
4.7 Mặt bằng phân xưởng sản xuất 67
Phần 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 68
5.1 An toàn điện – Phòng cháy chữa cháy 68
5.2 Vệ sinh lao động 69
Phần 6: PHỤ LỤC 71
6.1 Bảng tổng kết lượng nguyên liệu, bán thành phẩm qua các quá trình 71
6.2 Bảng tổng kết các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất 71
6.3 Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột tại một số nhà máy 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
MỞ ĐẦU

Cây sắn (hay còn gọi là cây khoai mì) là một trong những loại cây lương thực có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở khắp nơi từ Bắc đến Nam. Cùng với việc trồng từ lâu nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống. Giá trị từ cây sắn chỉ thực sự gia tăng khi được chế biến. Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn.
Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng ngày càng gay gắt thì dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của cây sắn mà đặc biệt là tinh bột sắn ngày càng tăng, giá ngày càng cao thì khả năng mở rộng diện tích trồng sắn cũng không nhiều. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần giải quyết. Đây chính là lý do chính để em lập đồ án thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột từ củ sắn.

PHẦN 1
LẬP LUẬN KINH TẾ – KỸ THUẬT

1.1 Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất tinh bột
Ta chọn cây sắn để sản xuất tinh bột do các nguyên nhân sau:
1.1.1 Giá cả
Giá cả của tinh bột sắn thì thấp hơn so với tinh bột gạo và tinh bột lúa mì. Hiện tại và trong tương lai giá cả của tinh bột gạo sẽ không giảm so với tinh bột sắn do công nghệ sản xuất tinh bột gạo phức tạp hơn cũng như chính sách của chính phủ không khuyến khích sử dụng tinh bột gạo trong các ngành công nghiệp khác.
Tinh bột lúa mì không cạnh tranh lại tinh bột sắn vì loại tinh bột này hiện nay chủ yếu được nhập khẩu nên số lượng không nhiều và giá cả lại cao.
1.1.2 Điều kiện trồng trọt
So với cây lúa thì cây sắn không đòi hỏi khắt khe về điều kiện canh tác đặc biệt là nguồn nước. Cây sắn có thể trồng trên các loại đất bạc màu, cằn cỗi ngoài ra người trồng sắn không cần tốn nhiều công chăm sóc như khi canh tác đối với cây lúa.
Nhu cầu tinh bột dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hiện nay rất lớn đỏi hỏi phải sản xuất thêm nhiều hơn nữa tinh bột để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường do đó cây sắn trở thành một cây trồng quan trọng để sản xuất tinh bột. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng sắn thì các cơ sở sản xuất tinh bột mới cũng phải được xây dựng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu này [1].
1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng
Theo bảng số liệu thống kê “Diện tích sắn và sản lượng sắn phân theo địa phương” (trang 6 và trang 7) ở ba khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long của Tổng cục Thống kê năm 2006 ta nhận thấy:
- Cây sắn được trồng chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Xét ở cả hai vùng này về phân bố diện tích trồng sắn và sản lượng sắn thu hoạch ta thấy miền Đông Nam Bộ chiếm ưu thế hơn so với Tây Nguyên.
- Trong các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ thì hai tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai có diện tích trồng và sản lượng sắn nhiều hơn cả. Ở Đồng Nai do một phần không nhỏ diện tích đất phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp, trồng các cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều) nên việc tăng diện tích đất trồng sắn là khó thực hiện. Trong khi đó, ở Tây Ninh do tính chất đất: đất xám chiếm 86,31% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất khá tơi, nhẹ thích hợp cho trồng sắn và có khả năng mở rộng diện tích trồng sắn.
Trên thực tế nếu căn cứ vào số liệu thống kê “Diện tích sắn và sản lượng sắn phân theo địa phương” của Tổng cục Thống kê thì từ năm 2000 đến nay diện tích đất trồng sắn và sản lượng sắn ở Tây Ninh tăng lên rất nhanh:
- Diện tích trồng sắn từ 0,8 nghìn ha (năm 2000) tăng lên 43,3 nghìn ha (năm 2005).
- Sản lượng sắn từ 9,6 nghìn tấn (năm 2000) tăng lên 1064,5 nghìn tấn (năm 2005).
Từ đó có thể thấy cây sắn của tỉnh Tây Ninh đủ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây sắn trong đó có ngành sản xuất tinh bột. Vì lẽ đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh là thích hợp nhất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

voibubu

New Member
Re: [Free] Thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột

ad ơi cho e xin link với, e đang cần
e Thank nhiều ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top