phanhuyen_60

New Member

Download miễn phí Luận văn Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. Các khái niệm cơ bản 9
1.2. Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong nghiên cứu luận văn 16
1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về đô thị hoá và tái định cư 24
Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở ĐÀ NẴNG 31
2.1. Thành phố Đà Nẵng và quá trình giải toả, di dời, tái định cư 31
2.2. Những biến đổi về mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng 34
Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI MỨC SỐNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NHÓM DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 66
3.1. Những nhân tố làm biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định cư 66
3.2. Xu hướng biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định cư ở Đà Nẵng 83
3.3. Một số giải pháp góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho nhóm dân sau tái định cư 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mà người dân cũng trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ đô thị cơ bản (điện, đường, nước máy...). Bên cạnh đó những khó khăn trong buổi đầu về việc làm, về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, về thu nhập để cải thiện mức sống là điều khó tránh khỏi. Sau cuộc “đại phẫu” - như cách nói của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh - thì không thể không có những cơn đau thắt, cái giá phải trả để có một cơ thể cường tráng lâu dài.
Để có cuộc sống phát triển vững bền cho hôm nay và mai sau, hơn ai hết mỗi cá nhân và hộ gia đình phải có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
2.2.2.2. Biến đổi về chi tiêu
Thước đo mức sống bằng thu nhập quy ra tiền ở thời điểm điều tra mặc dù có tầm quan trọng hàng đầu để phân loại mức sống, song cũng chỉ có tính tương đối. Bởi vì kết quả điều tra trong thực tế cho thấy bên cạnh một số ngành nghề có thu nhập ổn định thì vẫn có một số nghề (như phụ hồ, lột da cá bò, hay nghề đi biển…) luôn ở trong tình trạng có nguồn thu nhập không ổn định do công việc thất thường, hiệu quả lại phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố khách quan. Vì vậy, để thể hiện chính xác hơn sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC cần lấy mức chi tiêu cho đời sống làm tiêu chí bổ sung quan trọng trong đánh giá.
Tuy nhiên việc thu thập những số liệu phản ánh đúng mức chi tiêu thực tế của mỗi hộ gia đình là điều khó khăn và càng khó khăn hơn khi nghiên cứu vấn đề này ở thời điểm trước TĐC, đặc biệt đối với nhóm hộ TĐC đã nhiều năm thì đối tượng khó có thể nhớ hết những khoản chi phí của gia đình mình. Để khắc phục trở ngại này, điều tra không chỉ phỏng vấn chủ hộ gia đình mà còn tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong gia đình. Từ tình hình chi tiêu của gia đình trong hiện tại, sử dụng phương pháp hồi cố, giúp đối tượng xác định lại mức chi tiêu của gia đình trước TĐC.
Xử lý thông tin thu thập được từ cuộc điều tra cho thấy mức chi tiêu của hộ gia đình/tháng thay đổi như sau:
Về "mức chi tiền từ khi vào khu TĐC so với trước đây (khi chưa vào khu TĐC này) như thế nào?". Kết quả thống kê cho thấy có đến 87% ý kiến cho rằng mức chi tiêu cho đời sống tăng lên, chỉ có 13% ý kiến khẳng định không đổi. Như vậy sau TĐC, đa phần hộ gia đình đều cho rằng mức chi tiêu tăng lên so với trước.
Đối chiếu với mức chi tiêu thực tế cho đời sống ở hai thời điểm trước và sau TĐC ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn:
Bảng 2.7: Mức chi tiêu cho đời sống
Đơn vị tính: đồng
Thời gian
Mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình/tháng
Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng
Trước TĐC
1.226.984
283.934
Sau TĐC
1.556.060
365.788
Rõ ràng sau TĐC, mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình/ tháng đã tăng là 26,8% và mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng cũng tăng 28,85 so với trước TĐC.
Nếu đem so sánh mức thu nhập bình quân với mức chi tiêu bình quân của hộ và đầu người/tháng của dân cư ở 2 thời điểm trước và sau TĐC ta thấy có sự biến đổi ngược chiều. Sau TĐC, trong khi thu nhập có sự giảm sút thì mức chi tiêu cho đời sống lại tăng cao.
Bảng 2.8: Bảng tương quan giữa thu nhập và chi tiêu
Đơn vị tính: đồng
Mức bình quân hộ/tháng
Mức bình quân đầu người/tháng
Trước TĐC
Sau TĐC
Trước TĐC
Sau TĐC
Thu nhập
1970144
1746280
456543
391778
Chi tiêu
1226984
1556060
283934
365788
Ta thấy ở thời điểm trước TĐC thì mức chi tiêu bình quân của hộ/tháng và bình quân đầu người/tháng chỉ chiếm tương ứng 62,2% và 62,1% thu nhập. ở thời điểm sau TĐC thì mức chi tiêu đã chiếm phần lớn thu nhập của dân cư (chiếm 89,1%) thu nhập của hộ và 93,3% thu nhập đầu người/tháng). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao mức chi tiêu sau TĐC tăng trong khi mức thu nhập đều giảm sút? Tại sao mức chi tiêu lại chiếm tỷ lệ ngày cao trong thu nhập? Những chỉ báo trên thể hiện sự biến đổi về mức sống như thế nào?
Để lý giải vấn đề này, chúng tui tiến hành phỏng vấn trực tiếp 210 chủ hộ. Với câu hỏi: “Nếu mức chi tiêu tăng lên so với trước đây, ông (bà) có thể cho biết nguyên nhân?” Kết quả thu được các ý kiến như sau:
1/. Do vật giá tăng lên: có 79,1% ý kiến đồng tình.
2/. Do những chi phí khác mà trước đây không phải trả: 35,8% ý kiến lựa chọn.
3/. Lý do khác (sinh thêm con, chi phí cho các quan hệ làm ăn...). Có 17,9% ý kiến trả lời.
Như vậy, trong các nguyên nhân làm cho mức chi tiêu sau TĐC tăng lên thì do vật giá tăng lên được nhiều ý kiến xác nhận nhất: 79,1%. Đây không đơn thuần là ý kiến chủ quan của người trả lời mà nó phản ánh một thực tế ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao làm chi tiêu cho đời sống tăng lên. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng năm 2002 tăng 4%; năm 2003 tăng trên 3% so với năm 2002. Đặc biệt năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trên 5% so với 2003.
Tình hình này đã làm mức chi tiêu của người dân đều tăng lên. Thực tế trên cho thấy, mức chi tiêu tăng lên sau TĐC chưa hẳn là dấu hiệu tin cậy để đo lường sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống. Vậy ngoài nguyên nhân chung có tính khách quan như trên còn có những lý do gì nữa làm mức chi tiêu của nhóm dân cư sau TĐC tăng lên và điều này có đáng lo ngại không khi mức chi tiêu của người dân ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng thu nhập?
Giải đáp vấn đề này, chúng ta thấy có 35,8% ý kiến cho rằng chi tiêu tăng lên là do những chi phí trước đây người dân không phải trả. Đây là ý kiến của một người dân sau TĐC:
-“Trước đây nhà tui dùng nước giếng, bây giờ vào sống ở khu tái định cư có nước máy rất tiện dụng, sạch sẽ nhưng cũng thêm một khoản tiền phải trả hàng tháng. Ngoài ra còn phải trả thêm tiền dọn rác và nhiều thứ khác nữa...” (Nam - tuổi 41, tổ 74 - Thanh Lộc Đán - Thanh Khê).
Rõ ràng theo xu hướng chung của sự phát triển đô thị thì sự biến đổi hành vi tiêu dùng của các thị dân như là một tất yếu. Tất nhiên quy mô, mức độ của sự biến đổi đó xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế song không thể không xảy ra.
- “Gia đình tui trước đây thường tổ chức ăn bữa sáng ở nhà nên ít tốn kém. Nay vào ở khu tái định cư, thấy mọi người đều ăn hàng quán, nhà mình cũng phải vậy”.
(Nữ - tuổi 48 - khu Phan Bôi - An Hải Bắc - Sơn Trà).
Như vậy, khi người dân chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, với một không gian vật chất - xã hội được kiến tạo theo hướng đô thị hiện đại. Điều này đã và sẽ ảnh hưởng đến lối sống, tạo ra những thói quen sinh hoạt mới, nếp sống mới. Các thị dân có xu hướng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ xã hội. Để đánh giá chính xác cái được cái chưa được sau TĐC, cần có những nghiên cứu sâu hơn với những nhân tố tác động vừa nêu, song đứng về phương diện văn hoá - xã hội mà xét thì có thể nói rằng mức sống của người dân sau TĐC đã được cải thiện một phần.
Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, tác giả nhận thấy rằng mức chi tiêu tăng lên sau T
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại TP Hồ Chí Minh: trư Luận văn Kinh tế 0
Q Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng Cửa Đáy theo kịch bản biến đổi k Môn đại cương 0
C Nghiên cứu mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ ở một số địa điểm ở Tây Nguyên trong khoảng 50 năm Khoa học Tự nhiên 0
N Mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007 Tài liệu chưa phân loại 0
M Biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở Đà Nẵng Tài liệu chưa phân loại 0
D Đồ án xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet Công nghệ thông tin 0
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 Nông Lâm Thủy sản 0
D Biến đổi không gian văn hóa buôn làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay Văn học 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top