canhdongtuyet78

New Member

Download miễn phí Luận văn Tỉnh uỷ Bắc Giang lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỈNH UỶ BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Quan niệm, vị trớ, vai trũ của giỏo dục và giỏo dục phổ thụng 9
1.2. Quan niệm, nội dung, cách lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với giáo dục phổ thông 25
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHỔ THễNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ BẮC GIANG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 50
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xó hội và thực trạng giỏo dục phổ thụng của tỉnh Bắc Giang 50
2.2. Sự lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với giáo dục phổ thông - Thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ BẮC GIANG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 82
3.1. Dự bỏo tỡnh hỡnh và mục tiờu, phương hướng phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc giang đến năm 2015 và 2020 82
3.2.Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay 91
NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 123
KẾT LUẬN 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

năm học 2005 – 2006 số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tăng lên 24.717 học sinh, trong đó học sinh công lập là 17.884 học sinh, ngoài công lập tăng 6.833 học sinh.
Số giáo viên đạt chuẩn năm học sau cũng cao hơn năm học trước: Nếu năm học 2000 – 2001 số giáo viên đạt chuẩn là 777 người ( 95%); giáo viên chưa đạt chuẩn là 41, thì năm học 2002 – 2003 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.170 ( 95%); giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 36. Năm học 2004 – 2005 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.950 (99,4%) , số giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 11, thì năm học 2005 – 2006 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.996 (99,5%), số giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 10 giáo viên.
Tỷ lệ chuyển cấp năm học vào các trường công lập năm học 2000 – 2001 là 41,5%, vào các trường ngoài công lập 24,4%. Trong khi đó năm học 2002 – 2003 là 41,4% vào các trường công lập và 18,8% vào các trường ngoài công lập. Năm học 2004 – 2005 tỷ lệ chuyển cấp vào các trường công lập tăng lên 42,5%, trường ngoài công lập tăng lên 22,3%. Trong khi đó năm học 2005 – 2006 tỷ lệ chuyển cấp vào các trường công lập giảm còn 40,3%, trường ngoài công lập tăng lên 30,2%.
* Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ dạy và học trong giáo dục phổ thông
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư xây dựng và tiến bộ rõ rệt. Việc huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và trong nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường đã được thực hiện có hiệu quả, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tổng số vốn huy động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục từ năm 2001 đến năm 2006 đạt gần 700 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động từ ngân sách xã phường, nhân dân, học sinh đóng góp khoảng 35%.
Việc thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với giáo dục phổ thông và triển khai chương trình kiên cố hoá trường lớp học của Chính phủ đã được từng bước chuẩn hoá và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 377 trường (49,3%) đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, 74,5% phòng học ở trường phổ thông đã được kiên cố hoá.
Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tin học vào nhà trường được quan tâm đẩy mạnh. Từ năm 2000 đến 2006 tỉnh đã đầu tư 20 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục. Năm 2008 và 8 tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh đã huy động được 232,8 tỷ đồng đầu tư (nguồn ngân sách địa phương có 77,26 tỷ ) đã và đang triển khai xây dựng 1.604 phòng học để xoá phòng tạm; xây mới 878 phòng công vụ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được quan tâm. Đến hết năm 2008, 100% các cơ sở giáo dục đã có từ một đến hai máy vi tính phục vụ công tác quản lý. Trên 60% trường trung học cơ sở và 100% các trường trung học phổ thông đều đã nối mạng Internet.
Mặc dù là địa phương có số thu ngân sách còn hạn chế, nhưng với phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nên trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã dành ngân sách đáng kể cho phát triển giáo dục, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 ngân sách nhà nước và các nguồn chi khác phục vụ phát triển giáo dục là 284.144 triệu đồng thì năm 2003 ngân sách chi cho giáo dục tăng lên gần gấp đôi với tổng số 423.809 triệu đồng. Năm 2004 là 511.381 triệu đồng, thì năm 2005 tăng lên 607.917 triệu và năm 2006 tăng lên 624.946 triệu đồng…
Cùng với việc tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất truờng học, công tác quản lý, chỉ đạo của ngành cũng được đổi mới và cải tiến một bước cả về bộ máy và tổ chức cán bộ nên hoạt động hiệu quả hơn. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục như: hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học; chế độ đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân tài; chế độ hỗ trợ xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia, xây dựng kiên cố hoá trường lớp học. Qua đó giảm bớt khó khăn đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tỉnh tập trung cao công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; công tác thanh tra, kiểm tra duy trì kỷ cương, nền nếp trong dạy và học, trong thi cử, bình xét đánh giá, phân loại và xếp loại thi đua. Tạo động lực tốt việc chấp hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Ngành giáo dục- đào tạo tỉnh đã từng bước đổi mới công tác quản lý, nhất là trong công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước về giáo dục . Kỷ cương, nền nếp trong quản lý và trong các hoạt động giáo dục có chuyển biến tiến bộ, sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành đoàn thể, các huyện, thành phố chặt chẽ, hiệu quả.
*Công tác xã hội hoá giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã thu hút toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển theo hướng xã hội hoá, đa dạng các loại hình trường lớp, thúc đẩy phong trào xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, bước đầu đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. Quy mô giáo dục phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các hình thức học tập, phát triển đồng đều ở các ngành học, cấp học và ở các địa bàn phù hợp với nhu cầu, khả năng kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Tỷ lệ học sinh ngoài công lập bậc trung học phổ thông là 30%. Từ đó đã đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu học tập của con, em nhân dân và đóng góp tích cực sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Các trường ngoài công lập đã góp phần giải quyết mâu thuẫn về khả năng tài chính, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trong sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh.
Những kết quả đạt được trên đây bắt nguồn từ đường lối, chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên sâu sát, cụ thể của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp hỗ trợ của các ngành, đoàn thể trong tỉnh, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của đông đảo cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục; tinh thần hiếu học của nhân dân và con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời đó còn là kết quả của sự ổn định về chính trị, sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Những kết quả phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang những năm qua rất đáng được trân trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục và nhu cầu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì giáo dục phổ thông ở Bắc Giang còn những hạn chế, khó khăn, nhất định, thể hiện trên một số mặt sau:
Một là, một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa quan tâm phát triển giáo dục phổ thông, chưa xác định rõ nhiệm vụ giáo dục phổ thông là của toàn Đảng bộ, chính quyền và của nhân dân, còn tình trạng khoán trắng cho ngành giáo dục; chưa coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Cơ sở vật c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phát triển nguồn nhân lực quản lý tại Uỷ ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu, xây dựng bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh uỷ và c Văn hóa, Xã hội 3
N Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay : Luận Luận văn Luật 0
V Quyết định quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - những vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận Luận văn Luật 0
D Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Q Luận văn Luật 0
V Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ an Tài liệu chưa phân loại 0
T Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương Tài liệu chưa phân loại 0
A Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân tỉnh Đ Tài liệu chưa phân loại 3
D Chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Tài liệu chưa phân loại 0
H Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top