vipboy_namngoc

New Member

Download miễn phí Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam





Hồ Chí Minh cho rằng, hiến pháp theo lý tưởng dân quyền là yếu tố của văn hoá chính trị, là nhu cầu sinh tồn của dân tộc. Do đó, “xây dựng chính trị: dân quyền” là một trong năm điểm lớn để xây dựng nền văn hoá dân tộc mà trong đó, dân chủ được mở rộng theo lý tưởng dân quyền sẽ tạo điều kiện cho nhân dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước.
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước đã thành công rực rỡ. Ngày 2-3-1946, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong lễ nhậm chức, Người đọc lời tuyên thệ “trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [39, tr.196].
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nước nhà” [42, tr.490]. Văn hoá là nền tảng của trí tuệ con người, là cơ sở để phát triển con người về mọi mặt. Vì vậy, muốn phát triển con người về mặt trí tuệ phải chú trọng nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hoá cho mỗi người và toàn xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết để con người tiếp cận, nắm bắt những thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại phục vụ cho sự phát triển trí tuệ của bản thân cũng như đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu ngày càng nhiều hơn, tốt hơn tri thức văn hoá của nhân loại. Điều này không chỉ có có ý nghĩa đối với sự hoàn thiện và phát triển trí tuệ con người Việt Nam mà còn là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng, bảo vệ và phát triển đất nước của nhân dân ta. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [42, tr.55].
Trong nội dung quan điểm phát triển con người về trí tuệ của Hồ Chí Minh có phép biện chứng giữa cái phổ cập và cái nâng cao.
Khi bước vào xây dựng xã hội mới, di sản mà nền văn hoá giáo dục của chủ nghĩa thực dân phong kiến để lại là hơn 90 % dân số nước ta không biết chữ. Phần lớn nông dân sống ở các làng quê đều không biết đọc, biết viết, không hiểu biết được những tri thức khoa học đơn giản, phổ thông, không có quan hệ với sự tiến bộ bên ngoài. Cả một biển người “nhà quê” sống dưới ngọn đèn dầu, có nơi không có dầu thắp, ban đêm họ đốt lá làm đèn hay lấy ánh trăng để soi sáng. Hàng chục triệu con người được cách mạng giải phóng nhưng vẫn sống trong tình trạng u mê, dân trí quá thấp. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí một cách mạnh mẽ, quyết liệt: “Chính phủ đã ra hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ Quốc ngữ.... Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” [39, tr.36].
Xoá nạn mù chữ là công việc đầu tiên của phổ cập giáo dục, phát triển trí tuệ trong chiến lược xây dựng con người mới ở Việt Nam của Hồ Chí Minh. Người đã phát động một phong trào rộng lớn khắp cả nước để tiêu diệt giặc dốt. Hồ Chí Minh nói rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân” [43, tr.64], “Muốn giải thoát nạn mù chữ cho số đông nhân dân mà đại đa số là nông dân thì phong trào bình dân học vụ phải là phong trào quần chúng, phải đi sát quần chúng, bàn bạc với quần chúng, áp dụng những hình thức, phương pháp thích hợp với sinh hoạt của quần chúng” [43, tr.205].
Phong trào bình dân học vụ do Hồ Chí Minh khởi xướng được thiết chế thành một cơ quan chỉ đạo là Nha bình dân học vụ . Dưới sự chỉ đạo của Nha bình dân học vụ, công tác bình dân dạy học toàn dân không cần trường lớp diễn ra ở khắp nơi: học tại nhà dân, học sau giờ lao động, học ở nơi nghỉ giải lao ngoài cánh đồng, trong cơ quan, xưởng máy và trên thao trường. Tất cả các lứa tuổi đèn dầu “cắp sách đến trường”, người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít. Công tác sư phạm tự lực cánh sinh, vừa lao động, vừa đánh giặc, vừa học.
Phong trào bình dân học vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh được dấy lên khắp chợ, cùng quê, mường bản, làng xã, thành thị. Các ngọn đèn dầu được thắp sáng trên mọi vùng của Tổ Quốc, trong các lớp học “i-tờ”. Không khí học tập, thi đua học tập như một ngày hội cách mạng.
Trong quan điểm Hồ Chí Minh phát triển con người về trí tuệ, phong trào phổ cập giáo dục là một quá trình nâng cao dân trí về mọi mặt. Đây là một phong trào vừa rộng, vừa sâu và phải tiến hành lâu dài để duy trì và nâng cao trình độ văn hoá chung của xã hội. Phong trào này tiến hành sâu rộng cùng với cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân Pháp và tiếp tục trên toàn miền Bắc sau năm 1954, khi chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, giành được thắng lợi trên nửa đất nước.
Cùng với phong trào bình dân học vụ, Hồ Chí Minh đã ký các đạo luật về giáo dục trình độ văn hoá phổ thông. Hồ Chí Minh nói rằng: “Về bình dân học vụ nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ, số đồng bào đã biết đọc, biết viết, thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao trình độ văn hoá phổ thông của đồng bào” [40, tr.462].
Từ ngày nhân dân ta nắm được chính quyền đến nay, 13 triệu nam nữ đồng bào đã được học, đã biết chữ. Đó là một thắng lợi vẻ vang to lớn.
Nhưng chúng ta phải cố gắng nữa, phải làm thế nào cho một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam, từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết [41, tr.147].
“Lúc chưa biết chữ thì học cho biết chữ. Biết chữ rồi phải tiến lên nữa” [43, tr.206].
Trong quan điểm phát triển con người về trí tuệ của Hồ Chí Minh, phổ cập là để nâng cao và nâng cao để cho xã hội càng ngày càng văn minh, tiến bộ. “Chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ được là thoái bộ. Xã hội còn đi xa. Công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu khó học thì lạc hậu” [44, tr.554].
Trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh, con người là một bộ phận của xã hội, tri thức của con người có được nâng cao, xã hội mới phát triển được. Ngược lại, xã hội tiến lên đòi hỏi năng lực con người phải được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng:
Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập. Nghiên cứu học tập lý luận và kỹ thuật [42, tr.392].
1.2.2.3. Con người Việt Nam phát triển về thể lực, sức khoẻ
Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần mác-xít, xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thống nhất giữa yếu tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, theo Người, thể lực, sức khoẻ là mặt rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Con người phát triển toàn diện cần quan tâm đến thể lực, sức khoẻ.
Thể lực là mặt quan trọng trong đời sống của mỗi một con người và của cả cộng đồng, nó ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Từ xưa tới nay nhân loại lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top