Download miễn phí Tiểu luận Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa





Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ra đời khi có hai điều kiện: Phân công lao động xã hội và tách biệt về sở hữu tư liệu sản xuất.
Nền kinh tế nước ta tuy còn ở trình độ thấp song đã có sự phân công lao động xã hội giữa các ngành, nghề,vùng. Trước đây do chủ quan duy ý chí nên ta chỉ duy trì 2 hình thức sở hữu cơ bản là quốc doanh và tập thể. Thực tiễn cho thấy không thể thủ tiêu một cách duy ý chí các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế bất chấp quy luật khách quan. Sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là không thể đảo người. Vì vậy, nước ta thực hiện nền kinh tế hàng hóa, xuấtkinh tế thị trường là phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, phù hợp quy luật khách quan.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tiểu luận
Đề tài:
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hà Nội, 6/2006
Mở đầu
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 20 năm và đã thu được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Có thể nói những thành tựu to lớn vừa qua có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản có tính quyết định là đường lối đổi mới đúng đắn trong kinh tế. Với tư duy kinh tế đúng đắn, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo được động lực cao cho nền kinh tế. Dưới tác động của những quy luật kinh tế khách quan nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn và khoa học - công nghệ, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường với những quy luật khách quan của nó cũng gây ra những khuyết tật, những mặt trái có tác động không nhỏ đến sự vận động phát triển kinh tế - xã hội, đến định hướng XHCN. Vì vậy để phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và khắc phục những khuyết tật của nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định đúng định hướng đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước.
Nước ta đang quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế cùng kiệt nàn lạc hậu, thực hiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước XHCN. Thực tế những năm qua cho thấy, nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Bên cạnh những thành tựu mà nó đem lại, những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, ma tuý, mại dâm, đạo đức xuống cấp, các thang giá trị xã hội thay đổi... đã và đang trở nên nhức nhối và thách thức Nhà nước XHCN chúng ta. Có thực hiện được mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ" hay không. Có định hướng lên CNXH hay không phụ thuộc vào sự quản lý của Nhà nước XHCN. Do vậy nhận thức rõ nền kinh tế thị trường, để ra được những giải pháp, công cụ để quản lý nền kinh tế thị trường là đòi hỏi khách quan mang tính cấp bách của Nhà nước XHCN ở nước ta hiện nay.
Chương 1
Một số vấn đề về kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1. Một số khái niệm
- Thị trường: Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa người với người trong trao đổi mua bán hàng hoá.
- Kinh tế hàng hoá: là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong đó sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ.
- Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao khi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất đều được coi là hàng hoá và đều được trao đổi trên thị trường.
Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường hình thành một cách khách quan trong lịch sử khi có hai điều kiện:
Một là, có sự tách biệt về sở hữu tư liệu sản xuất của các chủ thể.
Hai là, có sự phân công lao động xã hội. Hay xã hội đạt đến sự xuất hiện các ngành nghề sản xuất khác nhau trong nền kinh tế.
1.2. Các quy luật và đặc trưng của nền kinh tế thị trường
1.2.1. Hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường vận hành theo quy luật khách quan chịu sự tác động chi phối của hệ thống các quy luật kinh tế thị trường đó là:
- Quy luật giá trị: đòi hỏi sản xuất và lưu thông phải theo nguyên tắc ngang giá tức là phải giữa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết sản xuất ra hàng hoá.
Quy luật giá trị có ba tác động cơ bản:
Điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông. Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận người sản xuất sẽ tập trung sản xuất những ngành có lợi nhuận cao, loại bỏ những ngành, nghề sản xuất kém hiệu quả. Hàng hoá ở những nơi có giá thấp sẽ chuyển đến những nơi có giá cao hơn (cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế).
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, những người sản xuất luôn luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý để nhằm hạ hao phí cá biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu được lợi nhuận.
Dưới tác động của quy luật giá trị, làm phân hoá người sản xuất trong xã hội. Người sản xuất kinh doanh có hiệu quả giàu lên, người làm ăn kém dẫn đến phá sản cùng kiệt đi trở thành người làm thuê. Do vậy người ta nói quy luật giá trị là nguồn gốc của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quyluật cung cầu hàng hoá.
Cung là khả năng cung ứng hàng hoá dịch vụ cho xã hội trong những thời điểm nhất định. Cung do sản xuất quyết định.
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong một điều kiện, thời gian nhất định. Cầu do tiêu dùng quyết định.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ cung cầu luôn luôn biến động và tác động mạnh đến nền kinh tế. Nếu cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ thấp hơn giá trị làm cho sản xuất không có hiệu quả hay bị lỗ. Hiện tượng khủng hoảng thuần xuất hiện. Nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả cao hơn giá trị, xuất hiện khủng hoảng thiếu... Do vậy, sự tác động của quan hệ cung cầu rất lớn đối với quá trình sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế.
- Quy luật lưu thông hàng hoá tiền tệ.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi hàng hoá phải được lưu thông không được ngăn sông, cấm chợ. Những mệnh lệnh hành chính, ngăn cấm, giới hạn bằng địa lý, bằng các quy định cứng nhắc chỉ làm cho nền kinh tế bị kìm hãm, trì trệ rơi vào khủng hoảng. Và, là nền kinh tế thị trường thì tất cả các yếu tố của sản xuất đều phải được coi là hàng hoá như: sức lao động, chất xám, đất đai... đều được tiền tệ hoá và được trao đổi trên thị trường.
- Quy luật cạnh tranh.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có động lực cao đó là cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất, giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành... là động lực của sản xuất. Cạnh tranh làm cho sản xuất phát triển. Hàng hoá rõ hơn, chất lượng tốt hơn, người tiêu dùng và xã hội được lợi.
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường
Do sự tác động chi phối của hệ thống các quy luật kinh tế khách quan, nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản là:
- Các chủ thể được tự do kinh doanh, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
- Cạnh tranh là môi trường và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nền kinh tế thị trường tạo nên khả năng phân bổ hợp lý và khai thác có hiệu quả các nguồn lực.
- Trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận, nền kinh tế thị trường, giải quyết tốt vấn đề cơ bản của sản xuất là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Quản lý Nhà nước về công trình công cộng đô thị (bao gồm đường xá cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xa Luận văn Kinh tế 0
G Nhìn nhận về bộ luật dân sự của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Luận văn Kinh tế 0
G Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh tế chính trị 0
Y Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng tro Kinh tế quốc tế 0
M Văn bản quản lý nhà nước Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1945-1975) Văn hóa, Xã hội 0
N Kiểm soát quyền lực nhà nước trong thể chế nhà nước cộng hòa Văn hóa, Xã hội 0
T Quá trình hình thành nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) Lịch sử Thế giới 0
B Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quy Luận văn Luật 0
C Quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người ở Việt Nam : Luận văn Luật 0
B Vai trò của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top