luongvancuoi18

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty 91 ở Việt Nam





* Phân cấp mạnh mẽ việc quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 91
Theo điều lệ mẫu Tổng công ty Nhà nước ( NĐ 39-CP) quy định: Đối với Tổng công ty 91, thay mặt sở hữu của Nhà nước bao gồm Chính phủ và Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, các Bộ quản lý tổng hợp và chức năng làm thay mặt quyền chủ sở hữu.
Theo quy định trên thì các Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ, nhưng trên thực tế, các Tổng công ty 91 chịu sự quản lý của quá nhiều Bộ ( qua nhiều cửa), tăng thêm nhiều mối quan hệ nên giải quyết công ciệc cụ thể của các Tổng công ty thường bị chậm chễ kéo dài.
Để khắc phục tình trạng nêu trên Nhà nước không nên gom đầu mối quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 dẫn đến mọi việc đều đưa lên văn phòng Chính phủ, nhưng cũng không uỷ quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành, quản lý theo kiểu trước đây.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường,…Nhiều Tổng công ty chưa thực sự giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên phát triển , mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa gắn bó chặt chẽ trong một thể thống nhất. Đa số các doanh nghiệp thành viên được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT từ trước khi Tổng công ty được thành lập, vẫn tiếp tục sử dụng số vốn và lợi nhuận do mình làm ra, trừ một khoản trích nộp vào quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế để thành lập quỹ tập trung. Vì thế, việc Tổng công ty giao vốn cho các đơn vị thành viên chỉ là hình thức vì giao lại chính số vốn mà doanh nghiệp thành viên đang quản lý và sử dụng; Tổng công ty rất khó điều chỉnh vốn của các doanh nghiệp thành viên như luật doanh nghiệp Nhà nước quy định. Việc tồn tại cơ chế trích quỹ tập trung lên Tổng công ty từ các đơn vị thành viên vẫn mang dáng dấp của một liên hợp xí nghiệp.
Quan hệ giữa các thành viên với nhau chưa đổi mới thực sự, hầu hết các doanh nghiệp thành viên đều thành lập trước khi Tổng công ty ra đời, đã quen với cơ chế được giao quyền hoạt động độc lập, trong khi các Tổng công ty sau khi thành lập lại chưa kiên quyết tổ chức, sắp xếp lại theo một tổng thể và cơ bản theo một mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức của Tổng công ty còn nhiều chồng chéo, chưa phát huy hết sức mạnh của một tổ chức doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp thành viên đang hoạt động thuận lợi bị gò bó khi hoạt động trong tổ chức của Tổng công ty.
* Bốn là, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Chức năng quản lý của Hội dồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc chưa được quy định rõ ràng. Chính điều này đã gây không ít những khó khăn cho cả Hội đồng quản trị và cả Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc do cùng một cấp đề nghị, cùng một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn được Nhà nước giao cho nên không xác định được rành mạch trách nhiệm , quyền hạn cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này. Kết quả là , cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp vào vai trò điều hành của Tổng giám đốc, làm lu mờ vai trò của Tổng giám đốc. Ngược lại có nơi Tổng giám đốc xem nhẹ vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Chức năng quản lý của Hội đồng quản trị, chức năng điều hành của Tổng giám đốc, chức năng quản lý của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố chưa được quy định rõ ràng. Do đó có tình trạng Tổng giám đốc ỷ lại, dựa dẫm vào Hội đồng quản trị hay xem nhẹ Hội đồng quản trị. Mặt khác cơ quan quản lý Nhà nước còn can thiệp vào các quyền hạn đã được phân cấp cho Tổng công ty về quản lý cán bộ về quyết định dự án đầu tư hay các biện pháp bổ sung điều hoà vốn
* Năm là, các Tổng công ty 91 hầu như không tiến hành sắp xếp các đơn vị thành viên ngoại trừ một số bộ phận của đơn vị thành viên và một số rất ít doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hoá và giải thể ( trong các Tổng công ty 91 số doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ chiếm 3,1% số doanh nghiệp giải thể và phá sản chiếm 0,3%)
Phương án sắp xếp của các Tổng công ty 91 chưa thật tích cực, chưa quan tâm đến việc cơ cấu lại, sắp xếp lại Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Đồng thời còn có tâm lý ngại chuyển số lượng lớn doanh nghiệp thành viên sang hình thức sở hữu khác vì theo luật hiện hành thì các công ty cổ phần không thuộc diện Tổng công ty quản lý.
* Sáu là, nhiều Tổng công ty thiếu cán bộ có năng lực về kinh doanh thích hợp để bố trí đúng vị trí, đặc biệt là vị trí Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Việc bố trí cán bộ chủ chốt của một số Tổng công ty ( Chủ tịch Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc ) có trường hợp chưa thật hợp lý, lựa chọn những cán bộ còn thiếu kinh nghiệm hay chưa am hiểu sâu sắc ngành kinh tế - kỹ thuật , có trường hợp bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Tổng công ty tuổi cao chủ yếu là để giải quyết chính sách. Trình độ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chênh lệnh nhau nên khó phối hợp, khó thuyết phục lẫn nhau và chưa thuyết phục được các doanh nghiệp thành viên, nhất là các đơn vị thành viên có giám đốc có trình độ khá.
Tuy đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, giám đốc có tính quyết định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước nhưng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới. Chưa thực hiện được cơ chế " Giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn và ký hợp đồng với sự chấp thuận của cơ quan hành chính có thẩm quyền" ( Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ tư, khoá VIII). Cho đến nay không ít những giám đốc không đủ năng lực, trình độ quản lý, cũng như phẩm chất đạo đức. Trình độ của một bộ phận không ít người quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc thay thế các giám đốc này là một việc rất khó khăn.
Chính vì những nhược điểm này nên các Tổng công ty 91 ty đạt được nhiều tiến bộ nhưng so với tiêu thức của một Tập đoàn kinh tế mạnh thì còn một khoảng cách khá xa.
II. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 ở việt nam
1. Những kết quả đạt được :
- Hoạt động quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty 91 ở Việt Nam trong thời gian qua phần nào đã phát huy được hiệu lực và hiệu quả thể hiện qua sự lớn mạnh, phát triển của các Tổng công ty.
- Đã phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty và chức năng thay mặt của chủ sở hữu đối với các Tổng công ty theo các cấp độ khác nhau, giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của của các Tổng công ty.
- Đã có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty, hạn chế được hiện tượng trùng lặp, chồng chéo trong quản lý.
- Đã tăng cường quyền tự chủ kinh doanh cho các Tổng công ty
- Đã giảm bớt được một số quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản đối với các Tổng công ty 91 bằng cách chuyển giao cho Bộ tài chính và Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của các Tổng công ty.
2. Những mặt tồn tại
* Việc triển khai thực hiện chủ chương về việc thành lập các Tổng công ty 91 chưa tuân thủ đúng chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước.
Theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, việc thành lập Tổng công ty 91 là thí điểm. Nhưng thực tế việc thành lập các Tổng công ty được tiến hành một cách ồ ạt, tràn lan, không tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và quyết định nói trên. Trong vòng hơn một năm đã thành lập 18 Tổng công ty 91 trên phạm vi cả nước, trong đó ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top