zozo_pro

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY 6
1.1. Phát triển nền kinh tế thị trường, chuẩn bị công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu và điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 6
1.2. Tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ, ý thức pháp luật nâng cao dân trí trong nhân dân 22
Chương 2: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY 33
2.1. Nhận thức về đổi mới và hoàn thiện theo hướngxây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 33
2.2. Hướng đổi mới tổ chức và hoạt động Nhà nước nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay và những năm tới 61
Chương 3: ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở LÀO HIỆN NAY 79
3.1. Đổi mới tư duy về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước theo hướng Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 79
3.2. Đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay 89
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ao đổi ngoại thương với bên ngoài ở cấp trung ương và địa phương đều được mở rộng. Nhưng do quan điểm giản đơn về CNXH trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn thấp kém như vậy đã vội vàng tiến hành quốc hữu hóa trong công nghiệp, tăng cường khu vực nhà nước trong thương nghiệp và dẫn tới tình trạng tập trung hóa nền kinh tế đất nước, trong khi trình độ sản xuất xã hội chưa phát triển cao. Do nóng vội, chủ quan duy ý chí, xem nhẹ thực tiễn khách quan nên hậu quả là năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra thấp kém, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và đời sống nhân dân ngày càng giảm sút.
Nhưng từ những sai lầm ấy của lịch sử, Đảng và Nhà nước Lào đã đúc rút được nhiều bài học quý báu trong việc đổi mới quản lý, điều hành kinh tế - xã hội cũng như việc đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước trong thời kỳ sau này - thời kỳ đổi mới.
2.1.2.2. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước Lào trong thời kỳ đổi mới - Một số kết quả và vấn đề đặt ra hiện nay
Bước vào công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế và xã hội, bộ máy và hoạt động của Nhà nước Lào từng bước có những thay đổi theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.
Trước hết, Hội đồng nhân dân tối cao khóa II do công dân Lào toàn quốc trực tiếp bầu cử đã ra đời năm 1989. Hội đồng nhân dân tối cao khóa II gồm có 79 thành viên (trong đó có 5 thành viên nữ).
Hội đồng nhân dân tối cao khóa II ngoài Chủ tịch, Phó chủ tịch, có ủy ban Thường vụ và các ban phụ trách các lĩnh vực quan trọng của đất nước trong đó có ban phụ trách pháp luật. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao khóa II không kiêm chức Chủ tịch nước như khóa trước, chỉ phụ trách chức vụ chính của mình - là cơ quan lập pháp tối cao [14, tr.10-11].
Hội đồng nhân dân tối cao khoá II có vai trò trọng yếu là thể chế hoá đường lối đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng thành Hiến pháp của chế độ CHDCND Lào và ban hành một số luật mới. Hệ thống tổ chức Hội đồng nhân dân khóa này chỉ có ba cấp, bỏ cấp xã, bao gồm: Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội), Hội đồng nhân dân tỉnh - thành, Hội đồng nhân dân huyện.
Để đảm bảo sự thống nhất tổ chức bộ máy tham mưu cấp tỉnh, huyện cũng đã được củng cố sắp xếp lại, nhưng việc củng cố bộ máy chính quyền ở địa phương không hoàn toàn giống nhau mà tùy theo điều kiện thực tiễn của mỗi tỉnh, huyện. Một số tỉnh, huyện có tới 20 sở còn một số tỉnh, huyện khác chỉ có 18 hay 16 sở.
Ngày 23/11/1989 tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng nhân dân tối cao khóa II, trong lúc chưa có Hiến pháp, vẫn thông qua 4 bộ luật mới của chế độ pháp lý CHDCND Lào như: Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tòa án nhân dân. Bốn đạo luật trên được công bố áp dụng thi hành theo sắc lệnh của Chủ tịch nước CHDCND Lào số 04, 05, 06 và số 07 ra ngày 9 tháng 1 năm 1990. Bốn bộ luật trên được áp dụng và có giá trị đến ngày nay. Điều đó cũng thể hiện tính đặc thù trong lĩnh vực lập pháp của CHDCND Lào. Tuy chưa có Hiến pháp nhưng có một số đạo luật để quản lý điều hành xã hội.
Đại hội V của Đảng NDCM Lào (1991) đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải đổi mới và kiện toàn về chính trị trong đó đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đó là vấn đề rất mới đặt ra đối với công tác quản lý, điều hành của Nhà nước. cách quản lý điều hành mang tính chất mệnh lệnh, hành chính như giai đoạn trước đây là không còn phù hợp. Nhà nước, do đó, đã phải từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng sử dụng hệ thống pháp luật để quản lý kinh tế - xã hội, thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới. Pháp luật ngày càng trở nên cần thiết là công cụ quản lý của Nhà nước. Việc Nhà nước dùng Hiến pháp và pháp luật để quản lý đất nước, quản lý xã hội ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với Nhà nước Lào.
Từ những yêu cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan, Hiến pháp đầu tiên - một đạo luật cơ bản có tính pháp lý cao nhất của CHDCND Lào đã được công bố áp dụng theo Sắc lệnh số 55 của Chủ tịch nước CHDCND Lào ngày 15/8/1991. Việc ban hành Hiến pháp, một mặt, thể hiện sự đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước trong giai đoạn mới, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào. Lần đầu tiên chế độ CHDCND Lào đã có đạo luật cơ bản là Hiến pháp, trên cơ sở đó mà ban hành các đạo luật khác, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng cũng như bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân Lào dưới chế độ xã hội mới.
Từ đây, tổ chức và hoạt động chủ yếu của Nhà nước CHDCND Lào chủ yếu dựa vào Hiến pháp. Việc củng cố kiện toàn bộ máy quyền lực Nhà nước, việc xây dựng tổ chức hoạt động của Nhà nước được tiến hành mang tính chất pháp lý nhiều hơn so với giai đoạn trước, mà quan trọng nhất là việc bước đầu xây dựng và củng cố ba cơ quan quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quốc hội:
ở CHDCND Lào, Hội đồng nhân dân tối cao đã chuyển thành Quốc hội từ ngày 20/12/1992. Quốc hội là cơ quan thay mặt quyền lực của nhân dân, có thẩm quyền quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước, là cơ quan lập pháp, lập hiến, là cơ quan có quyền theo dõi giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Thay đổi lớn nhất là chuyển Hội đồng nhân dân tối cao từ cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng thay mặt cho nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành Quốc hội với nhiều chức năng khác nhau, trong đó nổi lên là chức năng hợp pháp. Còn chức năng tập hợp, đoàn kết nhân dân, chủ yếu thuộc về chức năng của Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tách các chức năng làm cơ sở chính trị - xã hội cho chính quyền cách mạng - Nhà nước, trong đó có Quốc hội khỏi chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội) là một xu hướng tích cực, tiến bộ, thể hiện sự phát triển của xã hội Lào.
Chuyển Hội đồng nhân dân tối cao thành Quốc hội, nhấn mạnh chức năng lập pháp là những bước tiến bộ theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào hiện nay. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín [34, tr.1-12].
Quốc hội bao gồm các thành viên (đại biểu) Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 6 luật Quốc hội). Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện công việc theo chế độ hội họp và quyết định các vấn đề theo ý kiến của đa số (Điều 3 luật Quốc hội). Quốc hội mỗi khóa có nhiệm kỳ 5 năm kể từ cuộc họp đầu tiên của Quốc hội kh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top