Download miễn phí Luận văn Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1.1 Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay 6
1.2 Tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực nữ và yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 23
Chương 2: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VÀ VIỆC PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ 36
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay 39
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay 64
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 69
3.1. Phương hướng phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay 69
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay 74
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tích cực, chủ động của lao động nữ. Do vậy, không chỉ hạn chế khả năng cống hiến của phụ nữ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nguồn nhân lực nữ khi tham gia vào thị trường lao động khu vực và thế giới.
Thực trạng phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay
2.2.2.1. Thực tiễn tạo việc làm và hiệu quả sử dụng lao động nữ ở Hà Nội
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đổi mới đất nước đã có những tác động rất lớn đến tình hình việc làm của lao động nam và lao động nữ. Thành phố đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm tăng nhanh (thời kỳ 1995 - 2000 là 49.300, những năm gần đây là 50.000 - 55.000 chỗ làm mới). Lao động nữ đã có thể nắm bắt được những cơ hội mới để tạo ra việc làm.
Chủ trương khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đã đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút lao động. Năm 2000, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội chỉ thu hút 202.099 lao động nữ, trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 466.939 lao động nữ, gấp 2,3 lần. Từ năm 1996 đến năm 2000 việc làm trong thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 27% - 32% tổng số việc làm), trong khi đó việc làm cho lao động nữ chủ yếu được thực hiện trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm từ 43% - 65% tổng số việc làm).
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì tự tạo việc làm của bản thân lao động nữ với cách thức để sinh tồn, kinh doanh cá thể và siêu nhỏ thuộc khu vực phi chính thức đóng vai trò chủ đạo thu hút lao động nữ Hà Nội. Đó là bộ phận lao động nữ dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và bộ phận lao động nữ bị phân công vào các công việc có thu nhập không ổn định do cơ cấu kinh tế thay đổi trong khi nhu cầu đời sống gia đình ngày một tăng. Đây là khu vực hoạt động với đặc trưng là trình độ tổ chức và công nghệ thấp, là tầng trung gian giữa lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật tay nghề cao, góp phần ổn định đời sống nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập.
Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện hiệu quả trong những năm qua đã có tác dụng lớn trong tạo việc làm cho lao động nữ. Chỉ tính từ năm 1992 - 1999 thành phố đã xét duyệt 2880 dự án với tổng số vốn cho vay 223.261 triệu đồng; thu hút 143.556 lao động, trong đó lao động nữ được giải quyết việc làm chiếm gần 48% tổng số lao động được sắp xếp việc làm. Nguồn vốn này đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động khu vực ngoài quốc doanh phát triển mạnh, kinh tế hộ gia đình có sự chuyển dịch rõ nét, tận dụng được nội lực trong mỗi gia đình và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống và ổn định xã hội.
Hoạt động tạo việc làm của hệ thống dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội đã và đang thu được những kết quả nhất định.Trong đó số lượng phụ nữ được tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động chiếm tỷ cao (46,81% - 53,28%). Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và hoạt động của các trung tâm, nhất là các trung tâm dành riêng cho nữ đã và đang có tác dụng thiết thực tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, nhưng nhìn chung Hà Nội vẫn chưa khai thác, sử dụng tối đa nguồn nhân lực nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Điều đó được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, lực lượng lao động nữ thất nghiệp ở Thủ đô còn rất lớn với số lượng trung bình 1996 - 1999 là 24.162 người/năm và có xu hướng tăng lên từ 3,47% (20.365 người vào năm 1996) lên 5,20% (35.531 người vào năm 2000). Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn (8,8% so với 1,4%). Đại bộ phận lao động nữ thất nghiệp ở độ tuổi trẻ và thất nghiệp cao nhất thuộc nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỉ lệ trung bình từ 1996 - 1999 là 35,92%. Thực tế này đặt ra vấn đề cần quan tâm giải quyết việc làm cho nhóm tuổi này nhiều hơn để góp phần ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh thất nghiệp hoàn toàn thì bộ phận lao động nữ thiếu việc làm (có số giờ làm việc dưới 40 giờ/tuần) khá cao (năm 1999 là 96.507 người) và cũng có xu hướng tăng với tỉ lệ 11,98% (năm 1998) lên 15,25% (năm 1999), đặc biệt lực lượng lao động nữ nông thôn thiếu việc làm tới 22,33%. Điều này phản ánh thực trạng sử dụng thời gian lao động ở nông thôn rất thấp do đất đai canh tác bị thu hẹp, dân số tăng, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ lao động thủ công sang lao động cơ khí trong quá trình thực hiện CNH, HĐH...Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng vào làm việc của lực lượng lao động nói chung và của lực lượng lao động nữ nói riêng chỉ đạt từ 67,36% đến 84,14%.
Xét trong tổng thể chung của thành phố, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng trở nên căng thẳng. Trong thời kỳ 1996 - 2000 trung bình tỷ lệ thất nghiệp của thành phố là 5,2% với số lượng 63.683 người, số người thiếu việc làm trung bình một năm là 183.496 người chiếm 14,3% lực lượng lao động. Cho nên số người thất nghiệp và thiếu việc làm của thành phố trung bình là 247.159 người/năm. Đại bộ phận những người thất nghiệp ở độ tuổi trẻ. Thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng năm cao gấp nhiều lần so với khu vực nông thôn (8,23% so với 1,83%) và cao hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh (7,04%) và mức trung bình của cả nước (7,4%) [47, tr.94]
Theo giới tính, thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ (thời kỳ 1996 - 2000) thấp hơn lực lượng lao động nam (4,65% so với 5,81%) trong khi trình độ học vấn, chuyên môn của nam cao hơn nữ. Điều đó không có nghĩa là sự bất bình đẳng về giới dưới góc độ việc làm nghiêng về phía nam giới mà là do để có việc làm, lao động nữ đã dễ dàng chấp nhận các công việc có kỹ thuật giản đơn, điều kiện lao động kém, thu nhập thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực nữ .
Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ trước hết là do cung lao động nữ vượt quá cầu lao động nữ. Trong các nguyên nhân làm tăng cung lao động nữ Hà Nội phải nói đến hiện tượng tăng cơ học dân số. Người lao động ở các tỉnh, số sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học ở lại Hà Nội tìm việc làm đã làm cho tổng số người cần sắp xếp việc làm trung bình một năm của Hà Nội lên tới 123.000 người. Trong khi đó số người được giải quyết việc làm mới đạt khoảng 35%.
Cơ cấu trình độ lao động nữ hiện có không phù hợp với cơ cấu lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn, thừa lao động giản đơn, thiếu CNKT) đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp cơ cấu do người lao động không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới, các kỹ năng kiến thức mới và thị trường lao độ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã Luận văn Kinh tế 0
T Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Công nghệ thông tin 0
R tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề dòng điện không đổi nguồn điện nhằm phát huy tính chủ động Luận văn Sư phạm 0
N Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư tại sở giao dịch I ngân Luận văn Kinh tế 0
Y Một số biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động tiền gửi ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn Luận văn Kinh tế 0
C Xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Hải phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ Kinh tế chính trị 0
P Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo t Văn hóa, Xã hội 0
T Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố Cần Thơ hiện Văn hóa, Xã hội 0
E Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
N Giải pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp để phát triển giáo dục đại học trong nền giáo dục mở (Áp d Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top