Belden

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa





Mục lục
Bảng ký hiệu viết tắt 4
Lời mở đầu 5
Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 7
1.1.Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 7
1.1.1.Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 7
1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 9
1.1.2. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 14
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 14
1.1.2.2.Vai trò của bảo lãnh 17
1.1.2.3. Phân loại bảo lãnh 19
1.1.2.4. Quy trình bảo lãnh của ngân hàng 26
1.2. Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 27
1.2.1. Khái niệm 27
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 30
1.3.1. Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại 30
1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng 33
1.3.3. Nhân tố thuộc về bên nhận bảo lãnh 34
1.3.4. Nhân tố thuộc về Nhà nước 34
Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35
2.1.1.Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa 35
2.1.1.1. Lịch sử phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 35
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 36
2.1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 – 2006 40
2.1.2.1. Phân tích hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 - 2006 40
2.1.2.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 46
2.2. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47
2.2.1. Thực trạng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47
2.2.1.1. Quy trình bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 47
2.2.1.2. Tình hình bảo lãnh của Chi nhánh trong thời gian qua 55
2.2.2. Phân tích chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 59
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 63
2.3.1. Kết quả đạt đuợc 63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64
2.3.2.1. Hạn chế 64
2.3.2.2. Nguyên nhân 65
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 68
3.1. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới 68
3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 68
3.1.2. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 69
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 70
3.2.1. Xây dựng một chính sách marketing hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa khách hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an toàn 70
3.2.2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo lãnh 70
3.2.3. Xây dựng chương trình và hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 72
3.2.4. Xây dựng một chính sách phí và mức ký quỹ hợp lý 73
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo lãnh 75
3.2.6. Nâng cao uy tín của ngân hàng và mở rộng hoạt động ngân hàng đại lý. 76
3.3. Kiến nghị 76
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 76
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 77
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 78
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quận Đống Đa – Hà Nội. CN NHCT Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:
Năm 1955 – 1957: CN NHCT Đống Đa trước đây là Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.
Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp thành Chi điếm Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại 237 phố Khâm Thiên – Hà Nội.
Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chức năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính quản lý nhà nước.
Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng được chuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”.
Năm 1993 Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và CN NHCT Đống Đa trở thành chi nhánh NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Sự đổi mới này thực sự đã có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triển nhanh chóng của CN NHCT Đống Đa. Trong những năm qua chi nhánh liên tục được mở rộng về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng, CN ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Sự nghiệp phát triển của ngành và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô có phần đóng góp rất lớn của CN NHCT Đống Đa. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên CN đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đến nay NHCT Đống Đa đã trở thành một chi nhánh ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chim đầu đàn trong hệ thống NHCT Việt Nam.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
Bộ máy tổ chức
CN NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc, đó là : Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Tổ quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch, 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch mẫu, 8 máy ATM nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.
Bảng 2.1: Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa
Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa
P.Khách hàng số 1
Ban giám đốc:
- 1 giám đốc
- 3 phó giám đốc
P.Tổ chức hành chính
P.Khách hàng số 2
P.Thông tin điện toán
P.Khách hàng cá nhân
P.Kiểm tra nội bộ
P.Tài trợ thương mại
P.Tiền tệ kho quỹ
P.Tổng hợp tiếp thị
P.Kế toán giao dịch
P.Quản lý rủi ro
Tổ quản lý nợ có vấn đề
P. Kế toán tài chính
2 phòng giao dịch : Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim Liên.
14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch
Hoạt động của các phòng ban
* Ban giám đốc: gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh.
* Phòng kế toán giao dịch:
Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như thực hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán không dùng tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; tiến hành thanh toán và xử lý hạch toán kế toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phòng kế toán giao dịch đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng.
* Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính có chức năng trợ giúp ban giám đốc trong công tác quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định. Do vậy nhiệm vụ của phòng này là hạch toán lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh; thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ; theo dõi các tài sản, công cụ lao động của chi nhánh,…; phối hợp với các phòng để hạch toán lãi lỗ của chi nhánh.
* Phòng tài trợ thương mại
Phòng tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp như phát hành, sửa đổi, thông báo, thanh toán L/C nhập khẩu; thực hiện nhờ thu, bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi được phép.
Ngoài ra phòng tài trợ thương mại còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý; phối hợp với phòng kế toán giao dịch thực hiện chuyển tiền nước ngoài.
* Các phòng khách hàng
Các phòng khách hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tiến hành thẩm định khách hàng và cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dự án, bảo lãnh,…, đồng thời theo dõi và xử lý các khoản tín dụng này theo quy định hiện hành của NHNN và NHCT Việt Nam.
Phòng khách hàng số 1 thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 có đối tượng khách hàng giao dịch là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng là khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay du học,…
*Phòng quản lý rủi ro và tổ quản lý nợ có vấn đề
Phòng quản lý rủi ro và Tổ quản lý nợ có vấn đề là 2 bộ phận mới được thành lập từ năm 2006. Phòng quản lý rủi ro có chức năng tái thẩm định các khoản nợ nhằm theo dõi và phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Tổ quản lý nợ có vấn đề có nhiệm vụ theo dõi và chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi các khoản nợ đã quá hạn chưa thu hồi được.
* Phòng thông tin điện toán
Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác duy trì thông suốt hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng các thiết bị thông tin điện toán của chi nhánh, cập nhật các phiên bản phần mềm mới về công nghệ ngân hàng do NHCT Việt Nam triển khai và hướng dẫn các phòng ban khác trong chi nhánh.
* Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác quản lý nhân sự tại chi nhánh như tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ, điều chuyển và sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn tin học 11 Luận văn Sư phạm 1
B Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản t Khoa học Tự nhiên 0
N Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công t Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay ngành điện lực tại Ng Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất tại ngân hàng nôn Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại Kĩ Thương Việt Nam c Tài liệu chưa phân loại 0
P Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh tài chính dự án đầu từ tại ngân hàng nôn Tài liệu chưa phân loại 0
A Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của cá Tài liệu chưa phân loại 0
M Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại Agribank Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top