Download miễn phí Luận văn Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIAO QUYỀN SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 5
1.1. Quyền sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 5
1.2. Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân - một chủ trương chính sách lớn của Đảng ta 23
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA (KHẢO SÁT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) 36
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở tỉnh Quảng Bình 36
2.2. Thực trạng về giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Quảng Bình 45
Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở QUẢNG BÌNH 61
3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình 61
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình 74
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế, văn hóa giữa các vùng, đặc biệt là hướng nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, đất đai nông nghiệp còn luôn bị giảm đi do sự gia tăng dân số nhanh, khiến cho bình quân diện tích đất đai ngày càng thấp. Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dụng (xây dựng, giao thông, thủy lợi...) và mở rộng khu dân cư nông thôn và đô thị cũng làm cho diện tích nông nghiệp ngày càng giảm.
Những vấn đề trên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, quy hoạch sử dụng đất hợp lý và động viên mọi thành phần kinh tế đầu tư theo chiều sâu để đất đai nông nghiệp càng phát huy được tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trở thành hàng hóa.
2.2. Thực trạng về giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Quảng Bình
2.2.1. Tình hình đất đai ở Quảng Bình
Do vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Bình bị ảnh hưởng sâu sắc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ để lại; tiếp đến là sự biến động về mặt tổ chức hành chính (nhập tỉnh 1976 và tách tỉnh tháng 7/1989) như phân tích ở mục 2.1 dẫn đến các quan hệ sử dụng đất diễn ra phức tạp, vì vậy quá trình sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có nhiều biến động. Đặc biệt là việc điều tra, quy hoạch phân bổ đất nông - lâm nghiệp, do đó nó có tác động rất lớn đến việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Theo số liệu niên giám thống kê của tỉnh đến năm 2000, tổng diện tích đất tự nhiên 805.186 ha hiện nay được phân bổ như sau:
- Đất nông nghiệp: 63.546 ha chiếm 7,45% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất lúa màu: 33.966 ha.
- Đất lâm nghiệp: 491.262 ha chiếm 59,38% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng: 19.936 ha chiếm 2,03% diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở: 4.145 ha chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 226.297 ha chiếm 30,6% diện tích đất tự nhiên.
Từ số liệu trên cho ta thấy, diện tích đất trồng lúa của tỉnh rất ít, bình quân về mật độ dân số 100 người /km2. Trong khi đó bình quân diện tích đất trồng lúa trên số dân nông thôn là 0,092 ha/người. Đất chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm tới 30,6% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bằng chiếm: 18.156 ha và đất đồi núi chưa sử dụng 146.386 ha. Cả hai loại đất này được phân bổ rải rác trên 7 huyện, thị của tỉnh. Nhìn chung cả hai loại đất này có thể khai thác để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Đây là tài nguyên hết sức quý giá để khai thác nhằm sử dụng nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhìn chung hầu hết quỹ đất đai đặc biệt là đất sản xuất nông - lâm nghiệp. Phần diện tích còn lại chưa được giao cho các chủ sử dụng, chủ yếu là đất trồng đồi trọc, đất đầm lầy, đất mặn ven biển. Khả năng khai hoang phục hóa còn có điều kiện, nếu có chính sách hợp lý và quy hoạch đất, có đầu tư có thể mở rộng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Trong thời gian Quảng Bình còn đang ở tỉnh Bình Trị Thiên cũ, do công việc rà soát, quy hoạch đất đai, quản lý sử dụng đất đai bị hạn chế nhiều mặt nên trong các năm từ 1985 - 1989 diện tích gieo trồng luôn luôn biến động. Năm 1985 tổng diện tích gieo trồng 84.060 ha, đến năm 1989 giảm xuống còn 77.830 ha, tỷ lệ giảm 7,5% trong đó cây lương thực giảm 6,5%, riêng lúa giảm 7,8% (từ 50.720 ha xuống 46.811 ha). Đối với đất lâm nghiệp, đó là quá trình biến động tài nguyên rừng trong vòng 50 năm từ 1943 đến 1992 diện tích rừng giảm 242.049 ha, bình quân mỗi năm giảm 4.840 ha tương đương rừng trồng tới một năm [44].
Ngoài ra, đất đai của Quảng Bình còn nhiều tiềm năng chưa khai thác được như đất bằng chưa sử dụng còn lớn: 18.156 ha; đất đồi núi chưa sử dụng chiếm: 142.705; đất chưa sử dụng khác: 62.936 ha.
Đến tháng 7/1989, Quảng Bình đã trở lại vị trí cũ cùng với việc xây dựng lại một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vì vậy, mọi công việc phải bắt đầu trở lại để bắt tay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Mà một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp (khi còn là tỉnh chung) đó là sự biến động quá lớn về đất đai, nên tỉnh đã thực sự chú ý tới công tác rà soát, quy hoạch đất đai, quản lý và sử dụng có hiệu quả từ đất đai trong nông nghiệp. Bởi thế mạnh của tỉnh vẫn xác định là nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Do vậy, các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp đã tác động không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh phát triển một cách toàn diện. Một trong những chủ trương chính sách đó là giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Đó là những vấn đề lớn mà tỉnh cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc khai thác và sử dụng quyền lực đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa.
2.2.2. Thực trạng về giao quyền sử dụng ruộng đất ở Quảng Bình
* Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới đến 1993
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cải cách ruộng đất dù có những sai lầm trong tổ chức thực hiện, nhưng nó đã làm được mục tiêu hết sức quan trọng mà cách mạng đã nêu cao: "Ruộng đất cho dân cày". Đó là cái mơ ước ngàn đời là có được trong tay một thửa ruộng mà trước đó người nông dân cho rằng chỉ vì thiếu nó mà cuộc sống đói nghèo. Nhưng cách mạng cũng còn cho họ mơ ước tới một chân trời xa hơn, cao hơn - đó là viễn cảnh của một lý tưởng xã hội mang đến hạnh phúc vĩnh viễn, mà bước đầu tiên để đi tới là một cách sản xuất tập thể.
Mười lăm năm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nông thôn ở miền Bắc (1960 - 1975), rồi tiếp đến 5 năm ở cả nước (1976 - 1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Những hình ảnh đầy hào hứng phấn khởi của người nông dân đem tất cả những tư liệu sản xuất của mình trong đó có cả những cái mà cách mạng vừa mang đến cho họ là ruộng đất để tham gia hợp tác xã, vào sinh hoạt tập thể với những giá trị văn hóa mới: Thư viện, nhà văn hóa, loa phóng thanh,... và nhất là tiếng trống bắt nhịp thời gian cho cuộc sống cộng đồng. Rồi những hình ảnh những đoàn trai làng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, những phụ nữ thay nam giới trong "Phong trào ba đảm đang" cày cấy dưới bm đạn quân thù. Ngay trong chiến tranh, Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho nông nghiệp, tạo ra một sự bao cấp với cả một nông thôn rộng lớn.
Như chúng ta vẫn còn những ký ức về một nông thôn bị mất dần sức sống không chỉ vì chiến tranh mà còn vì sự đánh mất một nguồn lực vốn tiềm tàng trong những làng xã Việt Nam tích tụ qua truyền thống trong sản xuất và đời sống xã hội. Vì vậy, khi chiến tranh căn bản đã kết thúc, kinh tế hợp tác xã đã trở nên tàn lụi, đẩy nền nông nghiệp Việt Nam vào một nguy cơ khủng hoảng cho đến cuố...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top