kid_wizard

New Member

Download miễn phí Luận văn Xây dựng ứng dụng quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa





MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2
CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU 3
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 6
I. Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu (DFD). 6
II. Xây dựng sơ đồ thực thể kết hợp (ERD). 11
III. Xây dựng sơ đồ quan hệ dữ liệu. 13
IV. Các thực thể dữ liệu phụ phục vụ cho ứng dụng. 17
V. Cài đặt CSDL trong MS Access. 18
PHẦN II GIỚI THIỆU CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG 19
CSDL TRONG WINDOWS.
CHƯƠNG 1 Microsoft Visual Basic 6.0 và CSDL 20
I. Microsoft Visual Basic 6.0 20
II. Lựa chọn hệ quản trị CSDL MS Access và MS SQL Server. 22
CHƯƠNG 2 Các công cụ hỗ trợ khác. 23
I. Crystal Report 8.5. 23
II. InstallShield Professional. 29
PHẦN III THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG 35
I. Các lưu đồ thuật giải trong ứng dụng. 36
II. Các thành phần, thư viện liên quan trong 45
chương trình khi cài đặt.
III. Các giao diện chương trình và mô tả sử dụng. 47
PHẦN IV TỔNG KẾT 64
I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ 65
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN 66
Tài liệu tham khảo 67
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phần I :
PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CDSL
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
VÀ YÊU CẦU
Giới thiệu về phòng khám:
- Phòng khám có địa chỉ tại 107 Lê Hồng Phong, F2, Quận 5.
- Do bác sĩ Nguyễn Thị Thu Vân làm việc tại bệnh viện Nhân Dân 115 phụ trách
- Chuyên trị các chứng bệnh về TIM – PHỔI – THẬN – KHỚP.
- Giờ khám bệnh: Từ 17h – 19h30, chủ nhật từ 7h00 – 10h00
Hiện trạng phòng khám:
- Phòng khám có một bác sĩ chủ trị chuyên khám và phát thuốc cho bệnh nhân, hai nhân viên y tá phụ giúp bác sỹ, trong đó một nhân viên có nhiệm vụ lấy thuốc cho bệnh nhân theo đề nghị của bác sĩ và một số công việc phụ khác.. mộït nhân viên vi tính có nhiệm vụ nhập thông tin bệnh nhân cũng như các thông tin sau khi khám cho bệnh nhân đó, lập toa thuốc theo đề nghị của bác sĩ rồi in ra để đưa cho bệnh nhân, và còn một số thao tác khác sẽ được đề cập trong phần tiếp theo…
Hiện tại phòng khám đang sử dụng một chương trình quản lý bệnh nhân hoạt động trong môi trường MS Access 2000, hệ điều hành Windows 98, kết nối với một máy in dùng để in TOA THUỐC cho bệnh nhân.
* Giới thiệu về chương trình đã dùng:
Chương trình hoạt động trong môi trường của hệ quản trị CSDL Access.
Gồm các chức năng:
Nhập tìm mã số bệnh nhân: sử dụng khi muốn tìm bệnh nhân đến tái khám, mã số bệnh nhân được in trên toa thuốc, hay khi muốn nhập bệnh nhân mới, trước khi user nhập mã số cho bệnh nhân mới, phải sử dụng chức năng này để xem mã số tiếp theo là gì để không bị trùng khoá…
Nhập thuốc mới vào danh mục thuốc nhưng chương trình không cho phép sửa hay xóa thuốc..
Các nhược điểm của chương trình hiện tại :
Có nhiều thông báo lỗi tiếng Anh của hệ quản trị CSDL Access rất khó hiểu cho người sử dụng như : trùng khóa, vi phạm ràng buộc, record trong bảng cha đang có quan hệ với record ở bảng con nên không xóa được… gây khó khăn cho nhân viên vi tính.
Giao diện chưa thuận tiện cho việc sử dụng, phải đóng form này thì mới sử dụng được form khác, chỉ có thể thấy và thao tác trên một form tại một thời điểm, phải đóng hết các form đang mở thì mới sử dụng được form chính vì ở form chính mới thấy và sử dụng được các chức năng của chương trình.
Chương trình không cho phép xóa hay sửa chữa các thông tin đã lưu cho lần khám tương ứng, mỗi lần nhập dữ liệu xong, lưu và xuất ra máy in, nếu thấy dữ liệu xuất ra sai phải làm lại từ đầu (không sửa lại)..
Chương trình chưa có chức năng nhập và in thông tin về điện tim đồ cho bệnh nhân, nhân viên y tá phải ghi bằng tay trên mẫu có sẵn.
Ngoài ra chương trình còn nhiều lỗi nhỏ khác, giao diện chưa được bố trí hài hoà, đẹp mắt và thuận tiện cho người sử dụng.
Chương trình không tự động backup file dữ liệu ở nơi khác để dự phòng..
Yêu cầu đặt ra cho chương trình hiện tại của phòng khám: khắc phục những nhược điểm và thiếu sót đã nêu ở trên.
Qua khảo sát thực tế quản lý bệnh nhân trong phòng khám, ta có thể lập một quy trình quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân bằng máy tính như sau :
Đầu tiên, nếu là bệnh nhân mới, bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có bệnh thì nhân viên vi tính sẽ nhập các thông tin cá nhân của bệnh nhân như họ tên, năm sinh, địa chỉ, điện thoại, mã số bệnh nhân được sinh tự động.
Y tá đo huyết áp, mạch, điện tim đồ, siêu âm tim và lần lượt nhập các thông tin đo được vào máy tính, tất cả các thông tin này sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bệnh và phát toa thuốc thích hợp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi xem bệnh nhân muốn lấy thuốc uống trong bao nhiêu ngày thì tái khám, bác sĩ sẽ đọc từng tên thuốc, kèm theo liều lượng cho y tá nhập vào máy tính, ví dụ : bệnh nhân muốn lấy thuốc sử dụng trong 20 ngày thì tái khám, với tên thuốc là Cardivas 12,5 mg, mỗi buổi sáng uống 1/2 viên thì số lượng thuốc cho tên thuốc này là 10 viên (máy tự động tính) và ngày tái khám= ngày khám(ngày hiện hành) + 20.
Y tá sẽ chọn từng tên thuốc trong danh mục thuốc có sẵn, nhập lượng thuốc cho mỗi lần uống.. lưu các thông tin và in toa thuốc đưa cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân tái khám (khám lần thứ 2 trở đi): bệnh nhân sẽ cầm theo toa thuốc cũ đến đưa cho y tá, y tá sẽ đọc mã số và tìm thông tin bệnh nhân rồi nhập các thông tin cho lần khám mới này cũng như in toa thuốc mới cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân không đem theo toa thuốc hay bị mất và không nhớ mã số của mình thì có thể tìm theo họ tên bênh nhân và có thể in lại toa thuốc cũ cho bệnh nhân.
Như vậy mỗi lần khám lại nhập thông tin của lần khám đó và in toa thuốc tương ứng..
Các thông tin về bệnh tim thu thập được từ phòng khám:
Lưu trữ bệnh nhân với các thông tin như: Họ tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, phái.
Mỗi lần bệnh nhân tới khám thì đo: huyết áp (vd: 12/8), mạch (vd: 79 nhịp/phút). Tuỳ theo tình hình sức khỏe mà bác sĩ có thể đo thêm điện tim đồ, siêu âm tim trong lần khám đó..
Điện tim đồ bao gồm các thông số: chuyển đạo mẫu, nhịp, góc, trục, tư thế tim, P, PQ, QRS, ST, T, QT, chuyển đạo trước tim => phần kết luận của bác sĩ chuyên khoa.
Siêu âm tim gồm các thông số (đều ở dạng số, đơn vị mm): LvDd, LvDs, Rv, LA, FE, DayThat, EF, RL vận động, Van tim, Paps, Mang tim, Bẩm sinh.
Thông tin thuốc gồm tên thuốc (đa số là tiếng Anh), đơn vị (viên, ống, lọ..), giá, ghi chú. Giá thuốc thay đổi thường xuyên, hiện tại (và tương lai) phòng khám không sử dụng giá thuốc cũng như không in giá thuốc trên toa thuốc..
Chỉ có một user sử dụng chương trình tại một thời điểm, có yêu cầu login..một máy in lazer hiện tại chỉ dùng để in toa thuốc, kết quả điện tim đồ phải ghi bằng tay trên mẫu có sẵn.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng quang trung 2018 Kiến trúc, xây dựng 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu angular, ionic framework và xây dựng ứng dụng minh Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng ứng dụng quản lí cửa hàng thuốc tây Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng văn hoá hành vi ứng xử trong doanh nghiệp Marketing 0
A Nghiên cứu và đề xuất mô hình chuẩn để xây dựng một ứng dụng Portal (Portlet) sử dụng JSR168 và độc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top