lehong5948

New Member

Download miễn phí Luận văn Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng





Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Hiện tại, Đà Nẵng có hai khu công nghiệp có lượng nước thải lớn (Khu Công nghiệp Hoà Khánh: 4500 m3 và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3) – là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. “Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của 2 khu công nghiệp này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần" [23, tr.1].
Ngoài ra, các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra 7000-8000 tấn rác. Trong khi đó khả năng thu gom được khoảng 5000 tấn, trung bình thải 20 tấn/ngày và lượng rác thu gom được khoảng 14tấn/ngày. Các công nghệ đang sử dụng chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường. Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải chất rắn độc hại ra môi trường.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c giải khát trong doanh nghiệp FDI có các chỉ số sau: T=0,65; H=0,66; I=0,98; O=0,86, trong khi đó đánh giá của cả ngành: T=0,68; H=0,60; I=0,68; O=0,76.
Đồ thị 2.8: Trình độ các thành phần công nghệ ngành bia rượu, nước giải khát
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật 3, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xem phụ lục 10 tr. xiv)
Ở ngành chế biến lâm sản, trong doanh nghiệp FDI có các chỉ số sau: T=0,68; H=0,78; I=0,60; O=0,60, trong khi đó đánh giá của cả ngành: T=0,64; H=0,50; I=0,58; O=0,60.
Đồ thị 2.9: Trình độ các thành phần công nghệ ngành chế biến lâm sản
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật 3, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xem phụ lục 10, trang xiv)
Trong 4 chỉ tiêu chính để đánh giá thì phương tiện, thiết bị (T) là quan trọng nhất, nó là hình thức biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ như thiết bị, phương tiện, dụng cụ, xưởng máy... Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI có chỉ số T tương đối cao hơn so với doanh nghiệp trong nước và chỉ số chung của mỗi ngành kinh tế-kỹ thuật. Cũng chính vì yếu tố này mà năng suất lao động ở các doanh nghiệp FDI Đà Nẵng có năng xuất cao hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều này tương đồng với tình hình chung của cả nước: “cho dù áp dụng kỹ thuật đánh giá thế nào, mức tăng năng suất trong khu vực FDI cũng cao hơn đáng kể” [21, tr.24].
Ngoài ra, hoạt động FDI tại thành phố đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp khác thông qua cạnh tranh, thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ của doanh nghiệp trong nước, góp phần vào việc sản xuất có hiệu quả. Trước sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước buộc phải đặt mua công nghệ hay yêu cầu chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy, ở một số ngành, các doanh nghiệp trong nước dần dần được trang bị các phương tiện, thiết bị tương đối hiện đại, thậm chí có trình độ công nghệ cao hơn hẳn doanh nghiệp FDI.
Chẳng hạn, trong ngành giấy bao bì, các doanh nghiệp trong nước có chỉ số trình độ về phương tiện, thiết bị (T) cao hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI: 0,65/0.54; ngành bia, giải khát cũng có tình hình tương tự, với chỉ số T của toàn ngành/doanh nghiệp FDI là: 0,68/0,65; còn ngành dệt, may mặc là 0,74/0,73.
Tuy nhiên, do tiềm lực về tài chính có hạn, nên số doanh nghiệp trong nước có trình độ vượt trội về công nghệ so với doanh nghiệp FDI chưa nhiều. Hơn nữa, việc phối hợp các yếu tố cấu thành làm nên trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước không tốt; vì thế, dù trang bị các thiết bị, phương tiện hiện đại hơn, nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế kém hơn so với doanh nghiệp FDI.
b) FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế, mà cơ bản là: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng; trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Đối với các nước đang phát triển thay đổi cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH thường theo chiều hướng chuyển từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ.
Quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng từ 2001-2010 có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng  Dịch vụ-du lịch  Thuỷ sản-nông lâm.
Ngay từ khi mới được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố đã định hướng thu hút đầu tư FDI theo hướng cơ cấu kinh tế trên, trong đó khuyến khích đầu từ vào ngành công nghiệp - xây dựng. Tỷ lệ dự án FDI ngành này luôn cao hơn hẳn so với ngành dịch vụ - du lịch và thuỷ sản -nông lâm. Gần 10 năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư FDI cũng phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thành phố. Tỷ lệ dự án và số vốn đầu tư (%) các nhóm ngành các năm 1997, 2002, 2006 như sau:
1997: công nghiệp - xây dựng 51%, thuỷ sản – nông lâm 27%, du lịch - dịch vụ 22%.
2002: công nghiệp-xây dựng 64%, du lịch-dịch vụ 18%; thuỷ sản- nông lâm 18%.
2006: công nghiệp-xây dựng 57%; du lịch-dịch vụ 32 %; thuỷ sản- nông lâm 11%.
Sự thay đổi cơ cấu FDI như trên, FDI đã tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và đạt được mục tiêu của thành phố đặt ra: đến năm 2005 tỷ trọng các ngành trong GDP là: “công nghiệp 48,2%, dịch vụ 46,1% và nông nghiệp 5,7%” [2, tr.18]. Đặc biệt, trong giai đọan 2001-2005, “giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,1%/năm, dịch vụ tăng 7,9% và ngành thủy sản – nông lâm tăng 5,9%/năm” [2, tr.18].
Đồ thị 2.10: Cơ cấu ngành của FDI (theo số lượng dự án)
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii)
2.3.1.3 FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực
FDI tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng lao động, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua các hình thức trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động.
Để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại, các doanh nghiệp FDI đã tiến hành tuyển chọn kỹ, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề như điện tử, sản xuất ô tô - xe máy, sản xuất polime, du lịch quốc tế…
Quá trình đầu tư, kinh doanh tại thành phố, nhằm giúp lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì hầu hết các doanh nghiệp FDI đều có kế hoạch đào tạo lao động dưới những cách và cấp độ khác nhau và rất đa dạng: đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty tiến hành hay kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo cơ bản, đào tạo nghề) để tiến hành đào tạo; ở nhiều doanh nghiệp còn cử lao động cấp trưởng phòng trở lên ra nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng. Chẳng hạn các doanh nghiệp FDI lĩnh vực cơ khí chính xác, điện tử, bảo hiểm 100% nhân viên qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 1-3 tháng; 15 - 35, 2% lao động quản lý được bồi dưỡng tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn đặt người lao động trong sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình bằng những yêu cầu khắt khe đối với công việc, cùng với những hứa hẹn về khả năng thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động là tương đối cao.
Không chỉ tác động tích cực đến chất lượng đội ngũ những người lao động đang làm việc trong công ty mình, các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực đến những người lao động đang chờ việc cũng như công tác đào tạo lao động. Những mời gọi hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI đã kích thích những người lao động đang tìm việc tự nâng cao ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VIETTEL TRONG CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Quản trị Nhân lực 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Luận văn Kinh tế 2
R Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản tại ngân hàng thươn Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên: thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
K Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp Luận văn Kinh tế 3
G Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Luận văn Kinh tế 0
R HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH dự án đầu tư BẤT ĐỘNG SẢN để CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top