tranhangtour

New Member

Download miễn phí Báo cáo Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước - Thực trạng và những vấn đề đặt ra





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 23
1.1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 23
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 23
1.1.2. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 31
1.2. PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 45
1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 45
1.2.2. Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 46
1.3. TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 50
1.3.1. Tiêu chí hoàn thiện 50
1.3.2. Các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 55
1.4. PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 64
1.4.1. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Trung quốc 65
1.4.2. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Anh 67
1.4.3. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Hoa Kỳ 68
1.4.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Nhật Bản 71
1.4.5. Những giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam 76
Phần thứ hai: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 78
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 78
2.1.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 91
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 112
2.2.1. Những ưu điểm của hệ thống pháp luật 112
2.2.2. Hạn chế, bất cập 114
2.2.3. Nguyên nhân 115
2.2.4. Những vấn đề đặt ra 118
Phần thứ ba: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 120
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 120
3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 125
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 127
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung 127
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hình thức pháp luật 138
3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 141
KẾT LUẬN 145
PHỤ LỤC



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h rất rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thị trưởng.
Hoạt động của Chính phủ Anh do các bộ triển khai, những bộ trưởng cao cấp mà điều hành các bộ thường được gọi là quốc vụ khanh. Các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về hoạt động của bộ mình.Các thứ trưởng chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của một bộ và có trách nhiệm báo cáo trước bộ trưởng.
Thị trưởng được bầu trực tiếp vì vậy trách nhiệm của Thị trưởng được quy định chặt chẽ bảo đảm Thị trưởng là người điều hành chính quyền địa phương và chịu trách nhiệm trước cử tri.
Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính của Anh cũng giống như các nước có nền hành chính phát triển là đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Chế định từ chức được quy định rõ ràng và có cơ chế thực thi hiệu quả trên thực tế
1.4.3. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Hoa Kỳ
Chế độ Tổng thống của nước Mỹ là một trong những mô hình đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Nhiệm vụ hàng đầu của Tổng thống được quy định trong Hiến pháp là bảo vệ Hiến Pháp và thực thi luật pháp do Quốc hội ban hành. Để gánh vác trách nhiệm này, tổng thống chủ trì ngành hành pháp của chính quyền liên bang - một tổ chức rộng lớn gồm tới bốn triệu người, trong đó có một triệu quân nhân tại ngũ. Ngoài ra tổng thống còn có những quyền quan trọng về lập pháp và tư pháp. Trong bản thân ngành hành pháp, tổng thống có những quyền hạn rộng lớn để điều hành công việc quốc gia và các hoạt động của chính quyền liên bang. Tổng thống có thể ban hành các quy định, quy chế và chỉ thị, được gọi là những chế tại hành pháp, có hiệu lực bắt buộc của luật pháp đối với các cơ quan liên bang mà không cần có sự tán thành của Quốc hội. Là tổng chỉ huy của các lực lượng vũ trang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tổng thống cũng có thể huy động các đơn vị Cận vệ quốc gia của bang phục vụ cho liên bang. Trong thời gian chiến tranh hay trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, Quốc hội có thể trao cho tổng thống những quyền hạn thậm chí còn rộng hơn nữa để điều hành nền kinh tế quốc dân và bảo vệ an ninh của Hợp chủng quốc.
Một trong những đặc điểm nổi bật của các quy định pháp luật về trách nhiệm của Tổng thống - người đứng đầu ngành hành pháp là Tổng thống có quyền bổ nhiệm người đứng đầu tất cả các bộ và các cơ quan hành pháp, cùng hàng trăm quan chức khác, việc bổ nhiệm bộ trưởng được Thượng viện phê chuẩn.
Các quy định đảm bảo cho việc điều hành của Tổng thống tập trung, thống nhất và trách nhiệm cao của Tổng thống đối với việc quản lý điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm - Tổng thống. Tương đồng với pháp luật các nước có nền hành chính phát triển, chế định từ chức cũng được quy định rõ ràng và có cơ chế thực thi trên thực tế đối với người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước Mỹ.
Mỹ là một quốc gia đô thị hóa cao độ, với khoảng 80% dân số hiện sống ở khu vực đô thị, vì vậy chính quyền các thành phố hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước Mỹ. Mô hình Thị trưởng là mô hình đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng ở Mỹ.Công việc điều hành các thành phố lớn ở Mỹ vô cùng phức tạp. Chỉ nói riêng về mặt dân số, thành phố New York có số dân lớn hơn 41 trong 50 bang. Người ta thường nói rằng sau chức vụ tổng thống, vị trí lãnh đạo khó khăn nhất đất nước là vị trí thị trưởng thành phố New York.
Các loại hình chính quyền thành phố trên toàn quốc khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên, hầu như tất cả các chính quyền đều có một loại hội đồng trung tâm nào đó do cử tri lựa chọn bầu ra, và một quan chức điều hành được sự hỗ trợ của những người đứng đầu các sở (ban, ngành) để giải quyết các vấn đề của thành phố.
Có ba dạng tổng quát của chính quyền thành phố: thị trưởng - hội đồng, ủy ban và nhà quản lý thành phố. Đây là những hình thái thuần tuý; nhiều thành phố đã phát triển một mô hình kết hợp hai hay ba hình thái đó. Tuy được thiết kế theo mô hình nào thì việc đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và việc giám sát đối với người đứng đầu được quy định rất rõ nét.
Thị trưởng - Hội đồng: Đây là hình thái lâu đời nhất của chính quyền thành phố tại Hợp chủng quốc, và cho tới đầu thế kỷ XX, nó được hầu hết các thành phố ở Mỹ áp dụng. Cơ cấu của nó tương tự cơ cấu của chính quyền bang và quốc gia, với một thị trưởng đắc cử là người đứng đầu ngành hành pháp, và một hội đồng được bầu ra, thay mặt cho các vùng lân cận, hình thành nên ngành lập pháp. Thị trưởng bổ nhiệm những người đứng đầu các sở của thành phố và các quan chức khác, đôi khi với sự phê chuẩn của hội đồng. Thị trưởng có quyền phủ quyết các sắc lệnh của thành phố và thường xuyên chịu trách nhiệm chuẩn bị ngân sách của thành phố. Hội đồng thành phố phê chuẩn các sắc lệnh, các luật lệ của thành phố, ấn định thuế suất trên tài sản và phân chia ngân sách giữa các ngành khác nhau của thành phố.
Uỷ ban: Hình thái này kết hợp hai chức năng lập pháp và hành pháp trong một nhóm quan chức, thường là ba người hay nhiều hơn, được bầu ra trên phạm vi toàn thành phố. Mỗi ủy viên của ủy ban này giám sát hoạt động của một hay nhiều sở của thành phố. Một người được chỉ định là người đứng đầu của tổ chức này và thường được gọi là thị trưởng, mặc dù quyền lực của thị trưởng chỉ tương đương quyền của các ủy viên đồng nhiệm khác trong ủy ban.
Nhà quản lý thành phố: Nhà quản lý thành phố là một sự đáp ứng đối với tình trạng ngày càng phức tạp của các vấn đề đô thị đòi hỏi có sự tinh thông về quản lý mà thường không có được ở các quan chức được bầu chọn. Giải pháp cho vấn đề đó là ủy thác hầu hết quyền hành pháp, bao gồm việc cưỡng chế thực thi pháp luật và việc cung cấp các dịch vụ, cho một nhà quản lý thành phố có tính chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và được đào tạo cẩn thận.
Phương án nhà quản lý thành phố đã ngày càng được nhiều thành phố chấp nhận. Theo phương án này, một hội đồng nhỏ được bầu ra để soạn thảo các sắc lệnh cũng như hệ chính sách của thành phố, nhưng hội đồng này sẽ thuê một nhà quản lý hành chính được trả lương, còn gọi là nhà quản lý thành phố, để thực thi các quyết định của hội đồng. Nhà quản lý lập ra ngân sách thành phố và giám sát hầu hết các sở. Nhiệm kỳ của nhà quản lý phụ thuộc vào sự tín nhiệm của hội đồng.
1.4.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Nhật Bản
Chế độ công chức của Nhật Bản trong đó có chế độ trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN được xây dựng muộn hơn các nước tư bản phương Tây. Thang 10 năm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Báo cáo các phương pháp phân tích hiện đại - X-ray diffraction Khoa học Tự nhiên 0
D BẢNG BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG PHÁP Luận văn Kinh tế 0
D Phương pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích Báo cáo tài chính tại Techcombank – Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
F Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo Luận văn Kinh tế 0
N Vận dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do hợp danh kiểm toán Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
M Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo t Luận văn Kinh tế 0
H Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 2
N Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top