khiem_duyenb4

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI 6
1.1. Quản lý bảo hiểm xã hội 6
1.2. Phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội 23
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THANH HÓA 34
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá và quá trình hình thành hệ thống tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá 34
2.2. Thực trạng quản lý và phân cấp quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa 38
2.3. Đánh giá chung về phân cấp quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá 63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THANH HÓA 69
3.1. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới 69
3.2. Các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động làm nghề nặng nhọc độc hại, nhưng cũng chỉ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu.
Ba là, còn nhiều đơn vị nợ tiền đóng BHXH với số tiền khá lớn, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp địa phương. Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn tỉnh còn 22 đơn vị nợ BHXH, với số tiền trên 9,669 tỷ đồng. Các đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH với số lượng lớn là: Nông trường Yên Mỹ: nợ 2 tỷ đồng; Công ty Mía đường Nông Cống: nợ 173 triệu đồng; Công ty Sản xuất xây dựng công nghiệp và xuất nhập khẩu: nợ 127 triệu đồng; Công ty Hoàng Long: 233,7 triệu đồng; Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản: 255 triệu đồng; Công ty cổ phần tàu thuỷ Hoàng Linh: 826 triệu đồng; Công ty cổ phần du lịch: 339 triệu đồng.
Thứ ba, việc quản lý hồ sơ lý lịch gốc của người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Cơ quan quản lý thu BHXH chậm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ BHXH của người lao động.
Hệ quả của hạn chế này là việc cấp sổ BHXH và bổ sung những thay đổi của người lao động vào sổ BHXH của người lao động còn nhiều thiếu sót. Sổ BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng ghi nhận quá trình đóng BHXH của người lao động, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết các quyền lợi cho người lao động khi có nhu cầu. Tuy vậy, việc cấp sổ BHXH và ghi bổ sung sổ BHXH cho người lao động chưa được các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, toàn tỉnh mới có 95 % số lao động tham gia BHXH được cấp sổ BHXH. Nhiều sổ BHXH còn sai sót như ghi không đúng chức danh nghề, sai mức lương, tuổi đời và thời gian công tác.
2.2.1.2. Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội
Cũng như quản lý thu BHXH, từ 01/9/1995 đến nay, việc quản lý chi BHXH do một cơ quan thực hiện là BHXH Thanh Hoá.
Quản lý chi BHXH gồm có hai phần: quản lý chi chế độ BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) và quản lý chi chế độ BHXH dài hạn (chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp).
Về quản lý chi BHXH ngắn hạn. Trước 31/12/2006 (trước khi thực hiện Luật BHXH), định kỳ hàng quý, cơ quan BHXH cấp ứng 2% quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động để họ trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn ở đơn vị mình. Từ ngày 01/01/2007 (từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành), đơn vị sử dụng lao động được chủ động giữ lại 2% quỹ lương trích nộp BHXH để trực tiếp chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao động trong đơn vị, nếu thiếu sẽ được cơ quan BHXH cấp bổ sung sau khi xét duyệt quyết toán.
Trong cả hai cách trên, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tập hợp các chứng từ (như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khai sinh...) để quyết toán với cơ quan BHXH sau khi đã chi trả chế độ BHXH cho người lao động.
Thời gian đầu, việc quản lý chi các chế độ ngắn hạn gặp một số hạn chế do các đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa thích ứng với cơ chế mới là thực thanh, thực chi trên cơ sở có đóng, có hưởng. Các đơn vị sử dụng lao động chưa làm quen với việc quản lý ngày công ốm đau, thai sản và lập các hồ sơ thủ tục để được cơ quan quản lý BHXH giải quyết xét hưởng BHXH. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, những vướng mắc, hạn chế trong nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về cơ chế quản lý mới về quản lý BHXH đã được tháo gỡ. Đặc biệt từ những năm 2003 đến nay, BHXH tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như tuyên truyền, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; thực hiện phân cấp chi chế độ BHXH ngắn hạn gắn với phân cấp quản lý thu BHXH; tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cán bộ giám định thường trú tại các cơ sở khám chữa bệnh trong việc xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nghỉ ốm đau, thai sản; tổ chức kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động có số chi tăng đột biến hay có nghi vấn khi thụ lý hồ sơ chứng từ nên đã mang lại nhiều thành công trong việc thực hiện chế độ ngắn hạn cho người lao động. Hàng năm, đã có hàng ngàn lao động được nhận trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức với tổng số tiền bình quân là 32.392 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2007 đã có 26.054 lượt người nghỉ ốm, với số ngày nghỉ 270.430 ngày, được nhận tổng số tiền 12,247 tỷ đồng; 6.254 người nghỉ hưởng thai sản, số ngày nghỉ 578.079 ngày được nhận số tiền số tiền 25,879 tỷ đồng; hàng ngàn lượt người được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ với số tiền là 4,314 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc quản lý chi chế độ ngắn hạn cho người lao động tại các đơn vị còn có hạn chế là tình trạng hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ không hợp lệ vẫn còn; tình trạng người lao động vẫn đi làm hưởng lương nhưng lại được chủ sử dụng lao động chứng nhận nghỉ ốm để thanh toán trợ cấp ốm đau với cơ quan BHXH; cá biệt có trường hợp còn lập khống chứng từ để thanh toán chi hai chế độ.
Về quản lý chi chế độ dài hạn. Từ 01/9/1995, việc quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn do cơ quan BHXH thực hiện. Số đối tượng hưởng BHXH liên tục tăng qua các năm. Tại thời điểm tháng 9/1995 số đối tượng đang hưởng BHXH dài hạn do các ngành bàn giao là 117.694 người, đến 31/12/2007, số đối tượng này đã là 129.635 người. Trong đó, hiện đang hưởng trợ cấp tại các huyện miền núi là 11,47%; ở các huyện vùng biển 27,68%; các huyện vùng trung du 16,14%; các huyện đồng bằng 23,18% và tại thị xã, thành phố là 21,53%. Kinh phí chi trả cho các đối tượng ở các huyện miền núi chiếm 11,54%; ở các huyện ven biển 36,3%; các thị xã, thành phố 19,7% trên tổng kinh phí toàn tỉnh. Số còn lại ở các huyện đồng bằng, trung du.
Trước năm 1995, việc chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH dài hạn thông qua 630 Ban thay mặt chi trả xã, thị trấn. Nguồn kinh phí để cấp phát chi trả cho đối tượng chủ yếu do Sở Tài chính-Vật giá cân đối từ ngân sách của tỉnh. Chính vì vậy, việc chi trả rất chậm trễ và không kịp thời. Có thời kỳ do không làm tốt công tác lập dự toán, quản lý đối tượng không chặt chẽ, nhất là các đối tượng đã chết hay hết hạn hưởng nên tình trạng tham ô, lạm dụng nguồn quỹ đã xảy ra gây bất bình trong xã hội.
Từ ngày 01/9/1995, do cơ chế quản lý BHXH thay đổi, nguồn kinh phí để chi trả các chế độ BHXH được BHXH Việt Nam đảm bảo đầy đủ, kịp thời, bên cạnh đó, BHXH Thanh Hoá đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là chỉ đạo BHXH cấp huyện linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức chi trả trực tiếp, gián tiếp; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập danh sách chi trả; thực hiện tốt công tác lập dự toán, công tác quản lý đối tượng tăng giảm; kiểm soát chặt chẽ từ khâu quản lý đối tượng, quản lý kinh phí, đến khâu vận chuyển tiền mặt từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT về địa điểm chi trả. Kịp thời phát hiện và xử lý các sai...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần liên minh du lịch toàn cầu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty TRAPHACO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top