Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Công thương Sầm Sơn





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 15
1.3. Các nhân tố cảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 34
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 39
2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Nam và hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 39
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá 45
2.3. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn 66
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 71
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn 71
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng công thương Sầm Sơn 80
3.3. Những kiến nghị 92
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g nông nghiệp có tới 2 chi nhánh cấp I, 36 chi nhánh cấp II và 27 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm…được bố trí từ trung tâm các thành phố, thị xã và hầu khắc các huyện trong tỉnh. có bề dầy về quan hệ với địa phương. Như vậy đây là đối thủ cạnh tranh cần hết sức quan tâm và cần có những chiến lược lâu bền để từng bước thâm nhập thị phần của họ và nhanh chóng tiếp cận thị trường mới.
* Nhóm NH cấp II vừa chuyển lên cấp I thuộc các ngân hàng vừa tách ra từ ngân hàng cấp I nêu trên như NHCT Bỉm Sơn, NHCT Sầm Sơn. NHĐT& PTBỉm Sơn, NHNO&PT Sầm Sơn. Do vừa tách ra trong vòng 2- 3 năm qua nên quy mô hoạt động còn bé, mạng lưới bó hẹp trên địa bàn hoạt động cũ đều có những khó khăn ban đầu như nhau. Song từng chi nhánh cũng đang phát huy lợi thế của mình xây dựng chiến lược mỡ rộng mạng lưới, đẩy nhanh quy mô hoạt động chiếm lĩnh các thị phần.
* Nhóm NH ngoài quốc doanh mới thành lập. Đây là nhóm ngân hàng mới hình thành trong vòng 3 năm nay mạng lưới còn hạn chế, quy mô nhỏ. Nhưng với phương châm chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần bằng nhiều giảI pháp như: tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay hợp lý, phí dịch vụ thấp….đang từng bước chiếm lĩnh thị phần nhất là thị phần nguồn vốn.
* Nhóm NH chính sách như: NHCS, NH Phát triển, quỹ tín dụng nhân dân. Loại hình ngân hàng có thị trường hoạt động riêng trên những lĩnh vực có tính chất xã hội, việc tham gia thị trường của các ngân hàng này càng hiệu quả và phong phú sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM khác phat triển tốt hơn và như vậy mức độ cạnh tranh đối với các ngân hàng này không lớn.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn Tỉnh Thanh hoá
2.2.1. Năng lực tài chính
2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng vốn
Hiện nay NHCT Việt Nam chưa thực hiện cơ chế giao vốn cho các đơn vị thành viên, do vậy tiêu chí này nếu ta xét tại NHCT Sầm Sơn thì không đầy đủ rõ nét mà phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống NHCT Việt Nam.
Nếu xét trong vòng 4 năm lại đây, từ năm 2004 đến năm 2007 hệ số an toàn vốn của NHCT Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể: Năm 2004 vốn điều lệ từ 3.327 tỷ đồng lên 7.616 tỷ đồng năm 2007 (tăng 4.289 tỷ đồng) và đã trở thành NHTM có số vốn chủ sở hữu thuộc tốp đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy vậy, tỷ lệ an toàn vốn còn rất thấp chỉ đạt gần 5% và chưa đạt tỷ lệ vốn tối thiểu là 8% mà NHNN quy định.
Bảng 2.4: So sánh quy mô vốn chủ sở hữu của NHCT Việt Nam với một số NHTM khác
TT
Ngân hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tăng trưởng 2007/2004
1
NHCTViệt Nam
4.593
4.999
5.607
10.384
126%
2
NHNT Việt Nam
7.181
8.416
11.127
13.551
88%
3
NHĐT&PT Việt Nam
3.062
3.150
4.502
8.405
174%
4
NHNN&PTNT Việt Nam
9.078
99.607
11.228
15.342
69%
5
NHSACOMBANK.
859
1.710
2.429
7.344
755%
6
NHTMCP ACB
710
1.283
1.653
6.247
779%
Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2004-2007.
Qua số liệu trong bảng 2.4 cho thấy, với số vốn chủ sở hữu đạt 10.384 tỷ đồng NHCT Việt Nam trở thành NHTM lớn về nguồn vốn, nguồn vốn này tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân NHNCT Việt Nam mang lại và nguồn vốn cấp bổ sung của Chính phủ trong những năm 2007, nó đã xác định quy mô hoạt động và duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn đều tăng qua các năm, nhằm tăng khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro, đồng thời tăng thêm sức cạnh tranh.
Kết quả năm 2007 cho thấy, trong 6 ngân hàng có thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, NHCT Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn so với Sacombank, ACB, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đứng sau Ngoại thương và Nông nghiệp. Xét về tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu có thể thấy, NHCT Việt Nam có tỷ lệ cao, đạt 126% trong giai đoạn 2004-2007. Tỷ lệ tăng trưởng quy mô vốn của NHCT Việt Nam đứng thứ hai trong bốn NHTM nhà nước, chỉ đứng sau NH ĐT& PT Việt Nam.
2.2.1.2. Khả năng sinh lời
Với phương châm "phát triển - an toàn - hiệu quả" trong những năm qua, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn không ngừng được nâng cao; thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.5: Lợi nhuận của NHCT Sầm Sơn thời kỳ 2004-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Tổng thu
Tăng so với năm trước
9,583
97%
9,778
102%
15,919
162%
22,778
143%
1
- Thu từ lãi cho vay
8,625
9,101
12,562
15,500
2
- Thu từ phí điều vốn
2,701
3,422
3
- Thu nhập ngoài lãi
74
208
323
422
II
Tổng chi phí
Tăng trưởng so với năm trước
9,019
0,96%
9,908
9,8%
14,389
45%
20,878
45%
III
Lợi nhuận sau thuế
0,564
0,9
0,328
1,9
Tăng trưởng so với năm trước
98%
159%
170%
124%
IV
- Chỉ tiêu ROA
0,5%
0,7%
0,2%
0,8%
Nguồn: Báo cáo của NHCT Sầm Sơn 2004-2007.
Để phân tích khả năng sinh lời cần dự vào chỉ số: ROA và ROE. Song chỉ số ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu vì tính chất hạch toán toàn nghành Sầm Sơn chỉ đánh giá phân tích chỉ số ROA mặc dù cũng còn chưa đầy đủ:
Chỉ số ROA là tỷ lệ lợi nhận sau thuế trên tổng tài sản. Chỉ tiêu ROA của NHCT Sầm Sơn năm 2007 là năm có tỷ lệ cao đạt 0,8 kể từ năm 2004 lại đây. Các năm trước đó chỉ số thất thường chẳng hạn năm 2004 là 0,5%; năm 2005 lên 0,7%; năm 2006 giảm xuống còn 0,2%; nguyên nhân chính là phảI trích dự phòng rủi ro lớn 2,5 tỷ đồng trong năm 2006.
Tổng thu nhập NHCT Sầm Sơn năm 2007 tăng 2,4 lần so với năm 2004. Trong cơ cấu thu nhập, khoản thu từ tín dụng là chủ yếu chiếm 68% trong tổng thu nhập và nguồn từ dịch vụ cũng tăng chiếm tỷ trọng 1,8% trong tổng thu nhập song vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng trên địa bàn. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, hoạt động huy động vốn và cho vay vẫn là hoạt động chủ đạo mang lại nguồn chủ yếu cho NHCT Sầm Sơn, còn hoạt động dịch vụ chỉ chiếm phần thứ yếu.
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 gấp 1,9 lần so với năm 2004 tuy có tăng trưởng song rất thấp do đơn vị quy mô hoạt động thấp trong khi đó phải trả lãi nhận vốn điều hoà cao và phải tăng chi phí phí công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng. mặt khác trong những năm qua thực hiện làm sạch tín dụng NHCT Sầm Sơn đã sử lý gần 5,9 tỷ nợ rủi ro do vậy các năm đều phảI trích dự phòng rủi do làm lợi nhuận giảm.
2.2.1.3. Năng lực quản trị rủi ro
Hệ số an toàn vốn thấp (gần = 5% năm 2007) nên khả năng chống đỡ rủi ro của NHCT Việt Nam thấp, làm hạn chế khả năng huy động vốn và khả năng cạnh tranh trên thị trường; Mặt khác lợi nhuận ngân hàng có hàng năm song rất thấp chưa đủ để cải thiện hệ số an toàn. Ngân hàng chỉ có thể tăng vốn mạnh khi được chính phủ cấp vốn bổ sung, phát hành trái phiếu dài hạn trên thị trường để huy động vốn hay cổ phần hoá để huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm qua một số NHTM nhà đầu tư khác như NHĐT&PT Việt Nam, NHNT Việt Nam đã sử dụng phương án phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuyển đổi ra công chúng để tăng cường năng lực tài chính và NHNT Việt Nam đã cổ phần hoá qua đó đã huy động một khối lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư. Nhờ vậy vốn tự có của các NHTM đã có những cải thiệ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top