nic_1176

New Member

Download miễn phí Đề cương Luận văn Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phất triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 ở huyện Con Cuôn, tỉnh Nghệ An





2.1.2.2. Điều kiện tự nhiên về kinh tế xã hội huyện Con Cuông có ảnh hưởng tới vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn theo Chương trình 135
- Điều kiện tự nhiên: Huyện Con Cuông nằm ở phía tây nam của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 1.744,51km2, cách thành phố Vinh 130 km về phía Đông Nam, có đường biên giới với nước bạn Lào 55,5 km. Huyện chủ yếu là rừng, có địa hình thấp, vùng giữa và vùng cao.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số 67.387 người, có 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái là 45.531 người chiếm 67,56% dân số toàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 36%, kinh tế chậm phát triển
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư ngân sách nhà nước nhất là các nguồn vốn trong Chương trình 135 của Chính phủ để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và hải đảo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố an ninh - quốc phòng ở nước ta.
Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên rất lớn (1.649.275 ha), đứng thứ nhất cả nước. Toàn tỉnh có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố loại 1 (Vinh), 2 thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa) và 17 huyện, trong đó có 5 huyện là miền núi cao (Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn) với tổng diện tích tự nhiên 961.495 ha, chiếm 58,3% diện tích của cả tỉnh.
Con Cuông là một trong những huyện nghèo, nằm ở phía Tây Nghệ An với diện tích tự nhiên 174.456ha, dân số 67.387 người, trong đó dân tộc Thái là 45.531 người chiếm 67,56% dân số toàn huyện. Con Cuông có tiềm năng tự nhiên rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đến nay tỷ lệ hộ cùng kiệt còn chiếm trên 36%, kinh tế chậm phát triển. Sở dĩ như vậy, một mặt do trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu; mặt khác do thiếu nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, nên sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nguồn sống của người dân vẫn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng, cho nên nguồn tài nguyên đã bị khai thác quá mức. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Con Cuông còn rất nhiều khó khăn, kết cấu cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp với 157.800,94ha chiếm tới 90,45% diện tích, phong tục tập quán còn lạc hậu, số người không biết chữ chiếm tỷ lệ cao trong tỉnh. Điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo các chương trình mục tiêu đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như Chương trình 135 tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tự nhiên thì huyện Con Cuông mới có nhiều cơ hội thoát khỏi tình trạng cùng kiệt đói, vươn tới khả giả, giàu sang.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và chính sách ưu đãi đối với đồng bào các dân tộc ít người, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển giao thông nông thôn và các chương trình mục tiêu quốc gia khác ở huyện Con Cuông đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy vậy, những kết quả đạt được còn thấp xa so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nên chưa phát huy tốt nguồn vốn đầu tư của ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi có nhiều khó khăn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề "Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phất triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 ở huyện Con Cuôn, tỉnh Nghệ An" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết không chỉ ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An mà còn là vấn đề chung của các huyện vùng núi có nhiều khó khăn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để có những chủ trương chính sách cho miền núi, các cơ quan chức năng và các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức những hoạt động nghiên cứu điều tra, khảo sát, xây dựng từng đề án cụ thể về đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. Những hoạt động này chủ yếu để giải quyết những vấn đề nổi cộm ở miền núi mà cuộc sống đòi hỏi phải giải quyết ngay. Liên quan đến đề tài này, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu từng lĩnh vực đầu tư của Nhà nước như:
- Đinh Văn Phượng, Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2000.
- Hoàng Thị Hiền, Xóa đói giảm cùng kiệt đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2005.
- Trần Thị Len, Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng ở vùng biên giới Tây Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006.
- Hồ Đại Dũng, Hiểu quả sử dụng vốn đầu tư cơ bản ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006
- Nguyễn Thúy Anh, Vai trò kinh tế của Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006.
- Nguyễn Đình Thành, Giải pháp sử dụng vốn ngân sách nhà nước đẩy mạnh phát triển giao thông đường bộ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006.
- Giảng Thị Dung, Xóa đói giảm cùng kiệt ở các huyện biên giới tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006.
- Nguyễn Thành Công, Tác động của Chương trình 135 tới xóa đói giảm cùng kiệt ở các xã đặc biệt khó khăn, Luận văn thạc sĩ kinh tế Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007.
- Phạm Quý Vui, Vốn đầu tư phát triển giao thông tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007
- Trần Văn Vinh, Tác động của chi ngân sách nhà nước đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007.
- Lê Đăng Quang, Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007.
- Trịnh Diệu Bình, Định canh định cư với xóa đói giảm cùng kiệt ở Hà Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007.
- Trần Ngọc Minh, Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
- Nguyễn Văn Thông, Vốn đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
- Hoàng Đình Tuấn, Định canh định cư để phát triển Kinh tế - Xã hội ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
- Ngô Tiến Ngọc, Xóa đói giảm cùng kiệt ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
Lý Văn Chương, Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
- Phan Xuân Lĩnh, Một số giải pháp chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đaklak, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
- Phan Đình Tý, Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2008.
Tuy đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những công trình này đã bàn đến vai trò vốn đầu tư của ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 nói chung ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nói riêng. Đề tài này không tr
 
Top