MacIntosh

New Member

Download miễn phí Luận văn Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6
1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 6
1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 14
1.3. Thời cơ và thách thức chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.4. Kinh nghiệm của một số chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam trong đổi mới hoạt động 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 34
2.1 Khái quát sự ra đời, phát triển của chi nhánh 34
2.2 Thực trạng tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn 36
2.3 Tỡnh hỡnh hoạt động xó hội của chi nhánh 48
2.4 Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh 51
2.5 Những bài học kinh nghiệm thực tiễn 60
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 62
3.1 Định hướng chung 62
3.2 Các giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn 66
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đó cũng thể hiện mức độ năng động của các hoạt động kinh tế trên địa bàn.
Tỷ trọng vốn huy động từ các đơn vị kinh tế trong giai đoạn 2004 - 2006 đã tăng nhẹ từ mức 83% lên đến 89%, trong khi vốn huy động từ các hộ gia đình giảm từ 17% xuống còn 11%.
Tốc độ tăng của lượng tiền gửi từ các doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng của lượng tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Nếu tốc độ tăng bình quân của nguồn vốn huy động từ các đơn vị kinh tế trong 3 năm khoảng 77%/năm thì tốc độ này của nguồn vốn tiết kiệm ngân hàng của các hộ gia đình cùng kỳ xấp xỉ 49%/năm.
Kết quả nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng lên còn phản ánh sự cố gắng của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, với hình thức huy động đa dạng hơn. Ngoài các nghiệp vụ truyền thống là tiền gửi không kỳ hạn đã phát triển, đa dạng các kỳ hạn tiền gửi 7 ngày, 15 ngày, 21 ngày, 1 tháng với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Chi nhánh đã mở thêm 2 điểm giao dịch ở các địa bàn phường, thị trấn nơi tập trung đông dân cư: điểm giao dịch số 01 tại trung tâm thành phố Bắc Ninh, điểm giao dịch số 02 tại trung tâm khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong. Đồng thời với quá trình hoạt động thì phong cách giao dịch, thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên cũng đổi mới và ngày càng nâng cao.
Nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn tăng lên hàng năm đã giúp cho chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong đầu tư cho vay phát triển kinh tế.
Năm 2004 khả năng cung cấp vốn tại chỗ của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn là 46,4%, năm 2005 là 30,5%, năm 2006 là 62,2% (mặc dù doanh nghiệp năm 2006 tăng 81 tỷ so với năm 2004). Điều đó thể hiện chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến nguồn huy động vốn, phát huy nội lực trên cơ sở nhận thức ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn huy động tại chỗ, nguồn vốn có ý nghĩa quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh
Song song với nhiệm vụ huy động vốn, chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn đã không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế đối với các dự án có hiệu quả và có tính khả thi cao. Tư duy kinh doanh đã được đổi mới, tư tưởng chạy theo kinh doanh đơn thuần đã được xóa bỏ, thay vào đó là nhận thức lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính để phục vụ và kinh doanh, chi nhánh đã tập trung sàng lọc, lựa chọn những khách hàng tốt và giảm dần dư nợ đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém và rà soát, điều chỉnh lãi suất cho vay đối với những hợp đồng có lãi suất thấp để đảm bảo bù đắp đủ chi phí. Hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2004 - 2006 cho chúng ta thấy một số đặc điểm chủ yếu sau:
Bảng 2.3. Tổng dư nợ cho vay (2004 - 2006)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
1. Dư nợ cho vay
triệu đồng
210.219
249.106
291.462
Tăng tuyệt đối
triệu đồng
-
38.887
42.320
Tốc độ tăng
%
-
18
17
2. Nợ quá hạn
triệu đồng
0
0
0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2005, 2006.
Một là, tổng dư nợ cho vay tăng đều đặn hàng năm.
Năm 2004, chi nhánh đã cho vay hơn 210 tỷ đồng; năm 2005, dư nợ cho vay của chi nhánh là 249 tỷ đồng, vượt hơn 38 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng của dư nợ cho vay trong năm 2005 là 18%, cao nhất trong 3 năm 2004-2006. Xu hướng tăng đó được duy trì trong năm 2006 khi tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt hơn 291 tỷ đồng, tăng hơn 42 tỷ đồng so với năm 2005.
Hai là, tỷ lệ vay trung và dài hạn chiếm đa số đối với vay nội tệ, trong khi tỷ lệ vay ngắn hạn cao hơn vay trung và dài hạn đối với vay ngoại tệ.
- Tổng vốn vay ngắn hạn nội tệ giảm từ khoảng 55 tỷ đồng năm 2004 xuống gần 52 tỷ đồng năm 2006. Năm 2005 là năm vốn vay ngắn hạn đạt mức cao nhất với hơn 64 tỷ đồng. Lượng vốn vay trung và dài hạn tăng đều đặn từ năm 2004 đến 2006. Năm 2004, tổng vốn vay trung và dài hạn mà các cơ sở sản xuất - kinh doanh vay của chi nhánh là hơn 151 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng lên hơn 214 tỷ đồng, cao hơn năm 2004 xấp xỉ 63 tỷ đồng. Điều đó dẫn đến cơ cấu vốn vay phân theo thời gian của chi nhánh biến đổi theo hướng tăng vốn vay trung và dài hạn, giảm vốn vay ngắn hạn.
- Trong 3 năm 2004 - 2006, nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu được cho vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Năm 2004, tỷ trọng vốn vay ngoại tệ quy đổi ngắn hạn chiếm 100% và tỷ lệ này vẫn không thay đổi trong năm 2005. Năm 2006, cơ cấu vốn vay ngoại tệ quy đổi có sự thay đổi khi tỷ trọng vốn vay ngắn hạn giảm xuống mức 80,5%, tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn tăng lên mức 19,5%.
Ba là, tỷ trọng vốn vay có bảo đảm bằng tài sản tăng đều qua các năm.
Phần vốn vay có đảm bảo bằng tài sản của chi nhánh tăng từ 44% năm 2004 lên 72% vào năm 2005. Năm 2006, tỷ trọng nguồn vốn vay có đảm bảo tiếp tục tăng lên 82%, cao hơn 10% so với năm 2005. Việc thực hiện chính sách cho vay thận trọng như vậy trong những năm qua đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm từ 2004 đến 2006 luôn duy trì ở mức 0%.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có đảm bảo tài sản cho vay. Với phương châm tăng trưởng tín dụng an toàn, chi nhánh đã không những hoàn thành kế hoạch được giao mà còn duy trì mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và chi nhánh. Đó chính là cơ sở để chi nhánh phát triển hơn trong tương lai.
2.1.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng của chi nhánh
Chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn mặc dù mới hoạt động được 3 năm nhưng ban lãnh đạo và nhân viên đã không ngừng khai thác những lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn 2004 - 2006, hầu hết các doanh nghiệp đang sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đều thanh toán thông qua chi nhánh.
Thứ nhất, tổng thu phí dịch vụ tăng mạnh trong 3 năm 2004 - 2006.
Năm 2004, tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh đạt 279 triệu đồng (bình quân 1 tháng là: 23,25 triệu đồng). Đây là một mức thu không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với một chi nhánh mới thành lập và đối với sự phát triển sau này của chi nhánh. Năm 2005, tổng phí dịch vụ đạt 852 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2004. Bình quân 1 tháng chi nhánh thu được 71 triệu đồng (tăng gần 48 triệu đồng/tháng). Năm 2006, tổng phí dịch vụ mà chi nhánh thu được đạt hơn 1,3 tỷ đồng, tăng khoảng 1,6 lần so với năm 2005. Như vậy, bình quân 1 tháng chi nhánh đã thu được 113,7 triệu đồng, tăng hơn 42 triệu đồng so với năm 2005. Với kết quả trên, năm 2006 chi nhánh đã được phân bổ quỹ khen thưởng ở mức hệ số 1: bình quân 5,2 triệu đồng/người.
Thứ hai, hoạt động thanh toán và ngân quỹ.
* Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn bao gồm các nghiệp vụ: thanh toán trực tuyến trong hệ thống ngân hàng công thương, thanh toán song biên với các định chế tài chính khác, thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng qua Bgân hàng Nhà nước và thanh toán ra nước ngoài qua ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu - Chi bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0
S Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa Luận văn Kinh tế 2
S Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng Luận văn Sư phạm 1
I Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Đổi mới chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việ Luận văn Kinh tế 0
C Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới Văn hóa, Xã hội 1
M Đổi mới quản lý công nghệ sản xuất chương trình truyền hình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài T Kinh tế quốc tế 0
K Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp c Kinh tế quốc tế 0
P Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính Kinh tế quốc tế 0
K Phát triển thông tin khoa học và công nghệ địa phương để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ (Nghiê Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top