t1nhy3ul4gj91

New Member

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998





 
MỤC LỤC
 
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội 5
I. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm 5
1. Đặc điểm của việc tổ chức hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 5
2. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 6
3. Mục tiêu kinh tế và phục vụ nhiệm vụ chính trị 13
II. Ý nghĩa và nội dung của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm đối với Công ty Sáchvà Thiết Bị trường học Hà Nội 16
1. Ý nghĩa của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội 16
2. Những nội dung cơ bản khi tiến hành tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội 19
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 22
I. Giới thiệu chung về Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội 22
1. Quá trình tổ chức và quản lý của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý 22
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 25
II. Thực trạng công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 26
1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội 26
2. Những cách hoạt động chủ yếu của Công ty 29
3. Tình hình tổ chức và quản lý lao động trong Công ty 37
4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà nội trong hai năm 1997-1998 39
Chương 3: Nhận xét chung và một số ý kiến đề xuất qua nghiên cứu công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 46
I. Nhận xét chung 46
1. Những ưu điểm và thuận lợi 47
2. Khó khăn và những tồn tại 48
II. Những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng 49
1. Quy hoạch lại hệ thống các đại lý của Công ty trên toàn bộ địa bàn Thủ đô Hà Nội 50
2. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với Công ty 56
3. Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty 57
4. Đổi mới công tác cán bộ 59
5. Đổi mới về chế độ, chính sách xuất bản - In - Phát hành Sách giáo khoa và thiết bị trường học 61
Kết luận chung 66
Danh mục tài liệu tham khảo 68
Mục lục 69
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng không chỉ vận hành theo cách cũ mà phải có sự thay đổi phù hợp. Do giới hạn của đề tài sẽ không đề cập đến cách hoạt động nghiệp vụ mà chỉ đề cập đến cách hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đổi mới cách sản xuất kinh doanh của Công ty xuất phát từ những lý do sau đây:
+ Chuyển sang cơ chế mới, những lợi thế trong hoạt động ở cơ chế cũ không còn nữa. Vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm... không hoàn toàn còn được bao cấp như trước, Công ty phải chủ động tìm cách tháo gỡ.
+ cách xây dựng kế hoạch, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đã thay đổi. Cơ chế mới đòi hỏi Công ty phải chủ động và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình.
+ Sản xuất kinh doanh đã trở thành một nhiệm vụ cơ bản của Công ty. cách hoạt động không kinh doanh không còn phù hợp nữa.
Với những lý do trên, buộc Công ty phải suy nghĩ, tìm tòi cách hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Những năm qua, cụ thể là trong hai năm 1997-1998 cách hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có đổi mới tuân theo một số nguyên tắc sau đây:
a) cách khai thác Sách giáo khoa
Trong cơ chế cũ, các khâu của quy trình sản xuất xuất bản phẩm không có sự liên kết chặt chẽ mà có sự tách rời tương đối với nhau. Biên tập viên chỉ chuyên lo khâu đề tài và biên tập bản thảo, người sửa bài chuyên sửa bài, cán bộ chạy in chuyên lo in, phát hành chuyên lo giao dịch với tổng công ty... Thực tế đó dẫn đến giữa bộ phận biên tập với bộ phận sản xuất trong một Nhà xuất bản thường có mâu thuẫn, không thống nhất với nhau. Việc chuyên môn hoá quá sâu dẫn đến tình trạng: Người đề xuất đề tài, tổ chức làm bản thảo không trực tiếp nắm được nhu cầu xã hội, người nắm được nhu cầu lại không được trực tiếp đề xuất. Cách làm này không tránh khỏi tình trạng ế sách. Thực tế cho thấy, biên tập viên phải có trách nhiệm và hiệu quả kinh tế của những đầu sách do mình đề xuất và tổ chức. Để gắn được trách nhiệm của họ với hiệu quả kinh tế cuối cùng, cách khoán gọn từ A đến Z là hợp lý và đang được chính Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng rất có hiệu quả. Tuy nhiên, cách này cũng có một số mặt tiêu cực, hạn chế nếu như không có được sự quản lý chặt chẽ. Việc tư nhân lũng đoạn hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục cũng có nguyên nhân từ cách khoán này.
Sở dĩ người viết đề cập đến cách khoán mà Nhà xuất bản Giáo dục đang áp dụng là vì Nhà xuất bản Giáo dục là đơn vị duy nhất cung cấp Sách giáo khoa cho Công ty. Nơi đây là nguồn cung ứng Sách giáo khoa và Sách giáo khoa được cung ứng trên phạm vi toàn miền Bắc chỉ tập trung tại Nhà xuất bản Giáo dục (cơ sở 1). Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền do Nhà nước quản lý từ khâu xuất bản đến phát hành với hệ thống mạng lưới xuất bản và phát hành thống nhất trên toàn quốc, Nhà xuất bản Giáo dục ở trung ương và các Công ty Sách và Thiết Bị trường học ở địa phương. Nhà xuất bản Giáo dục là một đơn vị được phép độc quyền xuất bản Sách giáo khoa. Như vậy, mọi thông tin từ phía nguồn cung ứng đều xuất phát từ Hà Nội. Thời gian, địa điểm, số lượng và mặt hàng là những dữ kiện mà Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội luôn luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ. Với đặc điểm vốn có của Nhà xuất bản Giáo dục nằm ngay trên địa bàn Hà Nội cho nên việc thu thập thông tin và xử lý đối phó với những biến chuyển của nguồn hàng (ở đây là Sách giáo khoa) là những yếu tố bắt buộc phải làm đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội. Bởi trên thực tế, nhiều khi các tư nhân có tham gia kinh doanh mặt hàng Sách giáo khoa lại là lực lượng nắm bắt các thông tin một cách rất nhanh nhạy và có biện pháp ứng phó kịp thời với các biến chuyển của loại hình sách này. Vì vậy, có thể nói, trên thị trường Sách giáo khoa Hà Nội, mọi đối tượng kinh doanh đều có những thế mạnh hoạt động riêng, điều đó đặt ra cho Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải có phương hướng kinh doanh phù hợp, dựa trên những ưu điểm vốn có của mình.
Nguồn cung ứng truyền thống đối với Sách giáo khoa (một mảng sách chiếm tỷ trọng đến 80% doanh thu của Công ty) vẫn là Nhà xuất bản Giáo dục. Đây vừa là bạn hàng, vừa là cơ quan mang tính chất chỉ đạo nghiệp vụ của Công ty. Đặc thù của nguồn cung ứng mặt hàng Sách giáo khoa đối với hoạt động của Công ty là một sự thống nhất tuyệt đối, bởi một điều đơn giản rằng Sách giáo khoa được xuất bản độc quyền tại Nhà xuất bản Giáo dục.Vì vậy, khác với mảng sách thuộc Bộ Văn hóa, hoạt động khai thác với mảng sách này phải có một hướng đi riêng và thích hợp. Đối với quá trình đặt mua Sách giáo khoa, bên cạnh những điều khoản thỏa ước cụ thể trong hợp đồng đặt mua hàng năm, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải căn cứ vào những khe hở và những điểm chung nới lỏng trong hợp đồng kinh doanh và đầu ra cuả mình. Với phí phát hành (hay còn gọi là mức chiết khấu) thấp nhất trong cả nước 19% (trong những năm trước) và 20% (kể từ năm 1997) là một khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động đầu vào và giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Có một thực tế Công ty phải chấp nhận là Công ty không thể tự do đòi hỏi tăng mức chiết khấu cho mình bởi Nhà xuất bản Giáo dục độc quyền cân đối và chỉ đạo trong việc phân bổ phí phát hành. Với khó khăn này, Công ty chỉ còn cách duy nhất là đẩy mạnh vòng quay của sách (bán được càng nhiều sách càng tốt) bằng cách tăng chiết khấu cho khách hàng, tích cực bán lẻ, mở rộng các hình thức bán và cân đối thật chính xác nhu cầu thực tế và kế hoạch đặt mua. Đẩy mạnh hoạt động liên kết xuất bản Sách giáo khoa “phần mềm” (sẽ đề cập cụ thể ở dưới đây) để làm phong phú chủng loại mặt hàng kinh doanh và tăng doanh thu.
Đối với mặt hàng Sách giáo khoa, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội khai thác bằng con đường truyền thống tức là, Sách giáo khoa sẽ được chuyển về từ Nhà xuất bản Giáo dục đến Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội và từ Công ty đến các cửa hàng, đại lý, các Phòng Giáo dục, trường học, sau đó sẽ đến tay các em học sinh. Để có thể hình dung cụ thể ta hãy tham khảo mô hình sau:
Mô hình lưu thông Sách giáo khoa ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội
Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo Dục
Học sinh
Phòng Giáo dục
Đại lý
Trường học
Cửa hàng
Trên đây là mô hình truyền thống đã được duy trì từ lâu và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cách khai thác Sách giáo khoa mà Công ty đã và đang áp dụng trong những năm qua.
Việc Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng thành công cách khoán đã khiến cho Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội dễ ổn định đầu sách, lượng sách và các thiết bị, ấn phẩm kèm theo nó. Từ cách làm đã nêu trên thì hàng năm, Công ty đặt hàng với Nhà xuất bả...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top