Iakovos

New Member

Download miễn phí Luận văn Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7
1.1. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ 7
1.2. Vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 21
Chương 2:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Thực trạng của NHNo&PTNT Việt Nam và việc tìm kiếm thị trường nông nghiệp, nông thôn
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA NHNO&PTNT HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn
Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a bắc của các tỉnh Tây nguyên và là cửa ngõ của các nước Đông dương, tạo lợi thế quan trọng cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
+ Đất đai, khí hậu thảm thực vật và hệ thống động thực vật đa dạng là tiềm năng lớn, tiền đề để phát triển và thúc đẩy chuyển đổi CCKT nông nghiệp theo hướng đa dạng, phát triển cây, con có giá trị xuất khẩu cao. Hiện tại, Phước Sơn mới khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mức độ thấp, còn nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, keo lai… là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn và phong phú cho ngành công nghiệp chế biến.
+ Với hệ thống sông suối và nguồn nước dồi dào, địa hình dốc là tiềm năng lớn để phát triển các công trình thuỷ điện, phục vụ cho CNH,HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
+ Dự án Đường Hồ Chí Minh đi ngang qua địa bàn huyện với gần 100km đã được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng được nguyện vọng bao đời nay của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
+ Tài nguyên khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kết hợp với các yếu tố văn hoá, lịch sử là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành du lịch, nghĩ dưỡng…đây là lợi thế để huyện Phước Sơn chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện đưa máy móc vào phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường tại địa phương.
+ Nguồn lực lao động trẻ, dồi dào, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, giá nhân công thấp là một lợi thế để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương trong những năm đến.
- Những hạn chế (hay tác động tiêu cực) là :
+ Do khí hậu hai mùa là mùa mưa và mùa khô nên dễ xảy ra hạn hán, cháy rừng vào mùa khô, ngập úng, lũ quét vào mùa mưa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đến năng suất cây trồng và con vật nuôi, thậm chí có những năm mất mùa. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện.
+ Địa hình rất phức tạp, phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng gò, đồi, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, gây trở ngại cho việc quy hoạch, bố trí, quản lý sản xuất và áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp.
+ Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (gỗ, vàng) trái phép trong những năm qua đã xâm hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, và ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
+ Lực lượng lao động chưa qua đào tạo, mù chữ, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nên hạn chế rất nhiều tới tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ trong nông nghiệp còn lạc hậu, phân tán. Chưa hình thành được các cụm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, nên tác động của công nghiệp vào nông nghiệp chưa nhiều. Đây cũng là một bất lợi trong việc phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn.
+ Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói cùng kiệt còn cao. Chính vì vậy, hầu hết thu nhập của người dân chỉ mới tập trung cho tiêu dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày, mức tiết kiệm thấp, gây bất lợi cho việc đầu tư trang bị kỹ thuật, công nghệ và chuyển dịch CCKT nông nghiệp.
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Phước Sơn
CHỉ TIÊU
ĐVT
NĂM
2001
2002
2003
2004
2005
1. Diện tích cây lương thực
ha
1.312
1.384,7
1.447
1.498
1.559
2. SL. lương thực cây có hạt
Tấn
2.807
3.061
3.732
3.835
3.876
3. Dân số trung bình
người
19.331
19.770
19.939
20.306
20.701
4. SL.Lương thực BQ đầu người
Kg
145,20
154,83
187,17
188,80
187,20
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
49,9
39,8
33,01
29,74
21%
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phước Sơn (2001 - 2005)
2.2. Thực trạng của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và việc tìm kiếm thị trường tín dụng ở nông thôn.
Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới Ngân hàng, từ ngân hàng một cấp chuyển sang Ngân hàng hai cấp: NHNN giữ vai trò quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ; là Ngân hàng của các Ngân hàng; các tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ, tín dụng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/NĐ-HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, tiền thân của NHNo&PTNT Việt Nam ngày nay.
Từ ngày 1/7/1988 Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chính thức đi vào hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với 31.470 công nhân viên chức, hoạt động còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp cả về mặt tư duy lẫn quản trị điều hành. Tài sản vốn liếng cùng kiệt nàn, kỹ thuật lạc hậu, với tổng nguồn vốn 575tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ có 242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% và vay NHNN 333 tỷ, tỷ trọng 58%. Tổng dư nợ 554 tỷ, trong đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn 93%, cho vay trung dài hạn 7%.
Dư nợ cho vay tư doanh, cá thể, gia đình (gọi là kinh tế hộ) chỉ có 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,3%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 85%, kinh tế tập thể chiếm trên 9%.
Ngân hàng phát triển Nông nghiệp thời kỳ này, về danh nghĩa là ngân hàng chuyên doanh, nhưng do áp lực từ nhiều phía của chế độ tập trung quan liêu bao cấp đang trong giai đoạn chuyển đổi, nên chưa được tự chủ trong kinh doanh, vẫn phải chấp hành sự phê duyệt: Bao gồm khối lượng tín dụng, lãi suất, thời hạn cho vay. Sau hai năm rưỡi đổi mới đến cuối năm 1990, Tổng dư nợ là 1.500 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trong đó xí nghiệp quốc doanh trung ương 240 tỷ đồng, quốc doanh tỉnh, thành phố và huyện 871 tỷ đồng, kinh tế tập thể 181 tỷ đồng, tư doanh, cá thể chỉ có 103 tỷ đồng (chiếm 7,4%). Nợ quá hạn hơn 800 tỷ chiếm 51% tổng dư nợ.
Trước bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam với chức năng của mình là kinh doanh tiền tệ tín dụng trong bối cảnh các xí nghiệp quốc doanh, HTX lâm vào tình trạng khủng hoảng, 90% xí nghiệp cấp huyện, 50% xí nghiệp cấp tỉnh, thành phố không còn khả năng trả nợ, 3.048 xí nghiệp quốc doanh có nguy cơ phá sản theo Nghị định 315 của Hội đồng Bộ trưởng và 12.397 HTX, 22.626 tổ hợp tự tan rã, mang theo 615 tỷ đồng nợ khê đọng, không còn khả năng thu hồi, chiếm 30% tổng dư nợ [31, tr.3].
Mặt khác, một thực tế đặt ra là: Hộ nông dân có lao động, có ruộng đất, có kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nhưng vì thiếu vốn và đang rất cần vốn. Điều đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam càng phải quyết tâm hơn, phải có sự chuyển hướng thị trường mạnh mẽ hơn: Đó là đầu tư vào kinh tế hộ.
Trước tình thế đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nôn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉn Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
R Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả ở Công ty bánh kẹo Hải Hà Công nghệ thông tin 0
D Huy động và sử dụng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực I Luận văn Kinh tế 0
C Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đối với việc huy động vốn cho sự nghiệp Luận văn Kinh tế 0
A Một số vấn đề về vốn và huy động vốn cho xây dựng công trình bất động sản ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top