hainhinguyena1

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng mở rộng cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương I: Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2
1.1.Vài nét về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 2
1.1.1.Khái niệm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2
1.1.2.Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. 2
1.1.3.Vài nhận xét về các DNNQD ở nước ta. 4
1.2.Mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 8
1.2.1.Quan niệm về mở rộng cho vay. 8
1.2.2.Nội dung của mở rộng cho vay các DNNQD . 8
1.2.2.1.Các chỉ tiêu về dư nợ. 8
1.2.2.2.Số DNNQD vay vốn ở ngân hàng. 10
1.2.2.3.Đa dạng các hình thức cho vay. 10
1.2.2.4.Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm. 17
1.2.3.Ý nghĩa của mở rộng cho vay các DNNQD của ngân hàng. 19
1.2.3.1.Đối với các DNNQD . 19
1.2.3.2.Đối với ngân hàng . 22
1.2.3.3.Đối với nền kinh tế. 23
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 23
1.3.1. Các yếu tố khách quan . 23
1.3.1.1.Môi trường kinh tế, chính trị , xã hội kinh tế, luật pháp. 23
1.3.1.2.Hiệu quả hoạt động và khả năng của các DNNQD . 26
1.3.2.Các yếu chủ quan. 26
1.3.2.1.Quy mô, phạm vi, địa bàn hoạt động của ngân hàng. 26
1.3.2.2. Công nghệ ngân hàng. 27
1.3.2.3.Các yếu tố khác. 27
Chương II: Thực trạng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 28
2.1.Vài nét khái quát về chi nhánh Thăng Long . 28
2.1.1.Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long . 28
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 30
2.1.3.Vài nét về tình hình hoạt động của chi nhánh . 32
2.1.3.1.Tình hình huy động vốn. 32
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. 35
2.1.3.3.Các hoạt động khác của Chi nhánh Thăng Long . 39
2.2.Thực trạng mở rộng cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 42
2.2.1.Các chỉ tiêu về số dư nợ. 42
2.2.1.1.Số dư nợ 42
2.2.1.2.Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD. 43
2.2.1.3.Cơ cấu về kỳ hạn các khoản vay của các DNNQD. 45
2.2.1.4. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. 46
2.2.2.Số DNNQD vay vốn ở Chi nhánh Thăng Long . 47
2.2.3.Các hình thức bảo đảm. 48
2.2.4.Về các hình thức cho vay, và trả nợ. 49
2.3.Những giải pháp và định hướng mà Chi nhánh Thăng Long đang thực hiện để mở rộng cho vay các DNNQD. 51
2.3.1.Những giải pháp mà Chi nhánh Thăng Long đang thực hiện. 51
2.3.1.1.Mở rộng mạng lưới hoạt động, cơ cấu lại ngân hàng. 51
2.3.1.2.Thực hiện đa dạng các hình thức cho vay, bảo đảm. 52
2.3.1.3.Chính sách phân loại khách hàng của Chi nhánh Thăng Long. 53
2.3.1.4.Các biện pháp khác. 53
2.3.2.Mục tiêu của chi nhánh trong thời gian tới. 54
2.4.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trên 54
2.4.1.Nguyên nhân của những thành công đạt được. 54
2.4.1.1.Nguyên nhân khách quan. 55
2.4.1.2.Nguyên nhân từ ngân hàng. 56
2.4.2.Nguyên nhân của những hạn chế. 57
2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan. 58
2.4.2.2.Nguyên nhân chủ quan. 62
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị thực hiện. 66
3.1.Một số giải pháp. 66
3.1.1.Đẩy mạnh công tác Marketing. 66
3.1.2.Nâng cao hiệu quả huy động vốn trung và dài hạn. 68
3.1.3.Có chính sách cụ thể với từng loại DNNQD. 71
3.1.4.Công tác cán bộ. 73
3.2.Một số kiến nghị. 75
3.2.1.Kiến nghị với chính phủ. 75
3.2.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 78
3.2.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 79
KẾT LUẬN 80
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 82


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

anh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Năm 2002, tổng doanh số mua vào là 103 triệu USD; tổng doanh số bán ra là 107 triệu USD. Song năm 2003, tỷ giá giữa VND và USD có nhiều biến động theo chiều hướng tăng liên tục, tuy nhiên những tháng cuối năm mức tăng đã được kiểm soát và giảm dần ở mức chấp nhận. Chi nhánh Thăng Long đã bám sát tỷ giá trên thị trường để điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Kết quả đạt được:
Tổng doanh số mua vào : 70 triệu USD giảm 33 triệu (-33%) so với năm 2002.
Tổng doanh số bán ra : 80 triệu USD giảm 27 triệu USD (-26%) so với năm 2002.
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của kinh tế đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh thì hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Thăng Long cũng có những tăng trưởng nhất định:
Doanh số thanh toán hàng xuất: Gồm 56 món bằng 1,6 triệu USD tăng 0,172 triệu USD (12%) so với năm.
Doanh số thanh toán hàng nhập: 256 món bằng 116 triệu USD tăng 30,7 triệu USD (36%) so với năm 2002.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chi nhánh Thăng Long cũng gặp những khó khăn nhất định. Trong báo cáo tổng kết năm 2003 chi nhánh cũng thừa nhận: Việc tăng trưởng trong hoạt động thanh toán quốc tế đã gây khó khăn cho cán bộ trong xử lý nghiệp vụ do trình độ về thanh toán quốc tế còn hạn chế; việc chưa cập nhật được tỷ giá gây phản ứng cho khách hàng.
- Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro và xử lí rủi ro.
Tổng số phải trích trong năm 2003 : 25,823 tỷ đồng
Số đã xử lí rủi ro : 0 tỷ đồng
Số dư nợ thu được sau xử lí : 0,081 tỷ đồng
Số dư tài sản có trích lập rủi ro : 33,264 tỷ đồng
Số dư tài khoản dự phòng rủi ro : 25,823tỷ đồng
- Hoạt động ngân quỹ.
Kết quả hoạt động ngân quỹ trong năm qua như sau:
- Tổng thu tiền mặt trong năm2003 : 10.020 tỷ đồng tăng 5.768 tỷ đồng (135%) so với 2002.
- Tổng chi trong năm: 9.924 tỷ đồng tăng 5.670 tỷ đồng (133%) so với năm 2002.
- Trả tiền thừa cho khách hàng: 134 món với 81 triệu đồng bằng VND, 10 món bằng 7500 USD.
- Phát hiện tiền giả và thu giữ tiền giả là: 15,3 triệu đồng.
- Luôn chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý kho quỹ:
+ Ra vào kho.
+ Kiểm quỹ hàng ngày
+ Thu chi, giao nhận tiền
+ Vận chuyển tiền
+Trang bị phương tiện để đảm bảo an toàn kho quỹ.
Trên đây là những hoạt động chính của Chi nhánh Thăng Long trong những năm vừa qua. Trong đó có nhiều thành công song cũng không ít thách thức cần vượt qua như đã đánh giá ở từng phần trên. Và kết quả cho những hoạt động trên thể hiện thông qua kết quả hoạt động tài chính năm 2003 sau :
Kết quả hoạt động tài chính năm 2003
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
Tỷ lệ
Tỷ trọng
So với đầu năm
Tổng thu
243.675
390.114
100%
160%
Thu từ tín dụng
81.171
114.232
29,2%
142%
Thu từ dịch vụ
2.200
3.500
1%
177%
Thu thừa vốn
143.244
271.982
69,8%
190%
Thu khác
18.060
Tổng chi
193.981
235.893
100%
122%
Chi về huy động vốn
182.965
211.523
89,7%
116%
Chi khác
11.016
24.370
10,3%
221%
Quỹ thu nhập
49.694
154.221
310%
Lãi suất đầu vào
0,67%
0,64%
96%
Lãi suất đầu ra
0,42%
0,4%
95%
Chênh lệch lãi suất
0,25%
0,24%
96%
Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2003
2.2.Thực trạng mở rộng cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
Mở rộng cho vay các DNNQD của Chi nhánh Thăng Long được xem xét dưới các góc độ: Số dư nợ, tốc độ tăng số dư nợ, tỷ trọng dư nợ, tốc độ tăng tỷ trọng dư nợ, số hợp đồng tín dụng, nợ quá hạn, sự đa dạng các hình thức cho vay, sự đa dạng các hình thức trả nợ, sự đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay. Ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu như sau:
2.2.1.Các chỉ tiêu về số dư nợ.
2.2.1.1.Số dư nợ
Trong những năm qua Chi nhánh Thăng Long có quan tâm và phân loại dư nợ của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Kết quả được thể hiện qua bản dưới đây:
Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế (1999 – 2003)
Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của chi nhánh (1999-2003)
Nhìn vào kết quả trong bảng trên cho thấy chỉ trong năm 2001 là việc cho vay các DNNQD bị thu hẹp so với năm 2000, còn những năm khác đều có tốc độ tăng trởng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng số dư nợ đối với các DNNQD được thể hiện rõ nét qua biểu đồ sau:
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy tốc độ tăng số dư nợ là rất cao nhất là từ năm 2001 trở lại đây năm sau gấp trên 10 lần năm trước. Cụ thể: Năm 2002 tăng gấp 12 lần năm 2001 và năm 2003 tăng 11 lần so với năm 2002. Tuy nhiên sự tăng trưởng này mới là bắt đầu có thể nói là bắt đầu từ con số 0 (trên biểu đồ só dư nợ từ năm 2001 trở về trước là không đáng kể chỉ trên dưới 3 tỷ đồng). Do đó tốc độ tăng cao này chưa thể nói được gì nhiều sự mở rộng cho vay đối với các DNNQD của chi nhánh Thăng Long, sự tăng cao này không có nghĩa là Chi nhánh Thăng Long đã đạt được sự mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này.
2.2.1.2.Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD.
Để nghiên cứu kỹ hơn ta xem xét tỷ trọng cho vay các DNNQD của Chi nhánh Thăng Long trên tổng dư nợ trong mối quan hệ với tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế khác. Từ số dư nợ phân theo thành phần kinh tế ở trên ta có thể tính toán được tỷ trọng dư nợ của từng thành phần kinh tế và của các DNNQD, kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế (1999-2003)
Nguồn : Từ báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của chi nhánh(1999-2003)
Kết quả cho thấy: Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD là rất thấp, có những năm dưới 1% ( Năm 1999 tỷ lệ này là 0,79%, năm 2001 là 0,73% ). Tuy thế, những năm gần đây tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng đặc biệt là năm 2002 và 2003. Nếu như tỷ trọng dư nợ các DNNQD năm 2001 là 0,73% thì năm 2002 đã là 5,96% và năm 2003 là 24,58%. Sự tăng lên này ngoài việc do sự tăng lên của dư nợ tín dụng chung của Chi nhánh Thăng Long mà còn do sự chuyển dịch từ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước sang cho vay các DNNQD. Nhìn vào bảng trên ta thấy số dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng giảm. Nếu như năm 2000 cho vay các doanh nghiệp Nhà nước đạt tỷ trọng 97,41%; năm 2001 đạt 94,27% thì đến năm 2002 con số này giảm còn 85,14%, đặc biệt năm 2003 con số này chỉ còn 56,72%. Nguyên nhân chủ yếu là chính sách của Đảng và Nhà nước về các doanh nghiệp Nhà nước và các DNNQD theo hướng khuyến khích phát triển các DNNQD và tinh giảm các DNNQD, chỉ giữ lại các doanh nghiệp Nhà nước đủ năng lực hoạt động ở các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại sẽ được cổ phần hoá, bán, cho thuê, hay giải thể doanh nghiệp. Điều này làm các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần trong khi các DNNQD tăng với tốc độ cao như đã nói ở phần đặc điểm của các DNNQD. Do đó làm cho các DNNQD dần trở thành khách hàng quan trọng của Chi nhánh Thăng Long. Sự tăng lên của tỷ trọng cho vay các DNNQD này đã chứng tỏ sự quan tâm chú ý của chi nhánh đến đối tượng khách hàng này, nhất là từ năm 2002 trở lại đây.

LInk download bài này:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Phân tích thực trạng mở rộng và phát triển thị trường của công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và ph Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích thực trạng phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thươn Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Cạnh tranh trong nền kinh tế mở nước ta hiên nay, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả c Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam và các giải pháp marketing nhằm thâm nhập và mở rộ Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn Luận văn Kinh tế 3
V Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top