quyenthiendac

New Member
Download miễn phí Đề tài Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới



MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 2

B. NỘI DUNG 3

1. Những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3

1.1 Kinh tế thị trường 3

1.1.1 khái niệm kinh tế thị trường 3

1.1.2 Cơ sở hình thành 3

1.1.3 Đặc trưng 4

1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa 4

1.2.1 Khái niệm ,cơ sở 4

1.2.2 Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

1.2.3 Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam 9

2. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam 11

2.1 Tổng quan những thành tựu về xây dựng văn hoá, xã hội, con người ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới 11

2.2 Những thành tựu về khoa học –xã hội và lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 14

2.3 Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa cần làm gi? 18

C. KẾT LUẬN 22
Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Sau khi thống nhất đất nước, kinh tế nước nhà kém phát triển do bị chiến tranh tàn phá và đường lối phát triển kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã làm cho nền kinh tế phát triển trì trệ, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, kết cấu sơ sở hạ tầng xuống cấp. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ VI đã đặt ra con đường đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Và cũng từ đây vị thế của Việt Nam đang được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới. Những thành tựu trên càng khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta hơn 20 năm qua. Để tiếp tục con đường đổi mới thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Điều đó đòi hỏi mỗi sinh viên cần cố gắng học tập, rèn luyện để tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Chính vì thế em đã chọn đề tài “ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới ”.
Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý giá của thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Lý luận chung về kinh tế thị trường

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá,trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đêu thông qua thị trường, lấy tièn tệ làm môi giới.
Kinh tế thị trường được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường (người bán cần tiền, người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường ) thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích cuả chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.

1.2 Cơ sở khách quan hình thành kinh tế thị trường
- Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Daoduc1997

New Member
Re: [Free] Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới

ad cho em xin link với
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top