92_90

New Member
Download miễn phí Tiểu luận
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG CHÍNH 2
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ B ẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH 2
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 2
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 4
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 8
II. TỰ LIÊN HỆ B ẢN THÂN 12
1. Vì sao phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay? 12
2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện tại 12
C. KẾT LUẬN 13
MỤC LỤC 14

A. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là
tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết
chuyên về đạo đức. Có thể thấy điều này qua các tác phẩm như cuốn “Đường Kách
mệnh”, bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969) và
ngay cả trong Di chúc của Người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt
Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước;
là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của
nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình
hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện
về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, sức mạnh của đạo đức; những chuẩn mực đạo đức
cách mạng và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.
 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết
tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí
thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về "tư cách của
một người cách mạng". Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để
bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn
viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa "hồng" vừa "chuyên".
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng
của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người
viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân
tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,
không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì". Người so sánh
"Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,
nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài,
gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang".
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ sai lầm về đường
lối và suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lãnh đạo
toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về
đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. Vì vậy,
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải "là đạo đức, là văn minh". Người thường nhắc lại ý
của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc
và thời đại. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sáng, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung
thành của nhân dân”.
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng
của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị
trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách
mạng đều là người cao thượng.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn
tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác động tích cực trở
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vd2110279

New Member
Re: [Free] Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng

cho mình xin link tải với bạn ơi
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
A Những nội dung mới trong Luật Doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế . Đánh giá chính sách thương mại quốc tế củ Luận văn Kinh tế 0
C Những nội dung cơ bản và ứng dụng của lôgic tình thái Kinh tế chính trị 2
H Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0
T Phân tích nội dung, những ưu, nhược điểm và thực tiễn áp dụng một biện pháp hòa bình giải quyết các Văn hóa, Xã hội 0
T Quan chế thời Hậu Lê - Những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước ph Luận văn Luật 0
N Bản Chrome mới sẽ tự động ngừng chạy những nội dung Flash không quan trọng InterNet 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top